1. Avāriyavaggo

Phẩm gã chèo đò

tipitaka.org Việt dịch: GS. Trần Phương Lan
376. Avāriyajātakaṃ (6-1-1) 376. Chuyện người lái đò (Tiền thân Avàriya)
  Đừng bao giờ giận, hỡi Minh quân….,
  Bậc Đạo Sư kể chuyện này trong lúc trú tại Kỳ Viên về một người lái đò.
  Người ta bảo kẻ này là phàm phu vô trí: y không biết được các đức tính của Tam Bảo và các bậc hiền nhân. Y nóng vội, thô lỗ và hung bạo. Một Tỷ-kheo ở vùng quê nọ muốn đi yết kiến đức Phật, vào buổi chiều đến bến đò trên sông Aciravatì và bảo người lái đò:
  – Này chú, tôi muốn qua sông, chú cho tôi lên đò đi.
  – Thưa Tôn giả, trời tối rồi, hãy ở lại đây.
  – Này chú, ta không thể ở lại đây, cho ta qua sông.
  Người lái đò bực tức nói:
  – Vậy thì ngài Sa-môn hãy mau lên đi.
  Rồi đưa vị Tỷ-kheo lên đò, nhưng y lái đò thật vụng về khiến nước văng vào mạn đò làm ướt y của vị Tỷ-kheo, và đến khi trời tối mới đưa được ông qua bờ kia.
  Khi vị Tỷ-kheo đến tinh xá, ông không thể kịp yết kiến đức Phật ngay hôm ấy.
  Hôm sau, ông đi đảnh lễ bậc Đạo Sư và ngồi xuống một bên. Bậc Đạo Sư đáp lễ và hỏi ông đến khi nào:
  – Thưa hôm qua.
  – Thế sao mãi hôm nay ông mới đến thăm ta?
  Khi nghe rõ lý do, bậc Đạo Sư bảo:
  – Không phải chỉ bây giờ, mà cả ngày xưa, kẻ ấy cũng thô lỗ, y làm phiền các trí nhân ngày xưa giống như đã làm phiền ông.
  Rồi theo lời thỉnh cầu, Ngài kể một chuyện đời xưa.
  Ngày xưa, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại, Bồ-tát được sanh vào một gia đình Bà-la-môn. Khi lớn lên, ngài học tập đủ mọi môn nghệ thuật tại Takkasilà, rồi trở thành một vị khổ hạnh. Sau một thời gian dài sống toàn củ, quả rừng ở vùng Tuyết Sơn, ngài đi đến Ba-la-nại để tìm muối và dấm. Ngài ở trong vườn ngự uyển và hôm sau vào kinh thành khất thực. Từ sân thượng hoàng cung, vua thấy ngài và hài lòng trước tướng mạo oai nghi của ngài nên cho người triệu ngài vào cung và cúng dường thực phẩm. Vua hứa mời ngài an trú trong ngự uyển và hàng ngày vua đến tham kiến ngài.
  Bồ-tát bảo:
  – Thưa Đại vương, một vị vua phải trị nước công bình, tránh xa Bốn ác đạo, đầy nhiệt tâm tinh cần, kham nhẫn, từ ái, lân mẫn toàn dân.
  Với lời khuyến giáo thông thường như thế, ngài ngâm hai vần kệ đầu:
1. Māsu kujjha bhūmipati, māsu kujjha rathesabha; Kuddhaṃ appaṭikujjhanto, rājā raṭṭhassa pūjito. Ðừng bao giờ giận, hỡi Minh quân,
Chúa tể trần gian, chớ hận sân,
Ðừng lấy lòng sân bù mối hận
Quân vương như vậy đáng suy tôn.
2. Gāme vā yadi vāraññe, ninne vā yadi vā thale; Sabbattha anusāsāmi, māsu kujjha [māssu kujjhi (sī. pī.)] rathesabha. Dù ở rừng xanh hoặc ở làng,
Ở trên bờ biển, giữa trùng dương,
Chớ bao giờ giận, ta khuyên nhủ
Mãi mãi từ nay, hỡi Ðại vương.
  Như vậy, Bồ-tát ngâm đôi vần kệ ấy hàng ngày cho vua nghe. Vua hoan hỷ ban tặng ngài một ngôi làng có số lợi tức là một trăm ngàn đồng vàng, song ngài từ chối. Bồ-tát sống theo cách này suốt mười hai năm liền. Sau đó ngài nghĩ: “Ta đã ở đây quá lâu, nay ta muốn du hành qua quốc độ rồi trở về”.
  Thế là không báo với vua, ngài chỉ nói riêng với người giữ vườn:
  – Này Hiền hữu, ta thấy chán, ta muốn du hành trong nước rồi trở về, nhờ bạn trình với đức vua.
  Ngài đi ngay ra bến đò ở sông Hằng. Ở đó có gã chèo đò ngu ngốc tên là Avàriyapità, y không hiểu đạo hạnh của bậc hiền nhân, cũng chẳng biết luôn cả việc ích lợi hay thiệt hại của riêng mình. Khi dân chúng muốn qua sông Hằng, trước tiên y đưa họ qua rồi sau đó đòi tiền đò. Có khi họ không trả tiền, y liền gây sự với họ, rồi chỉ nhận được lời mạ lỵ và đấm đá chứ rất ít tiền bạc, y thật ngu dại mù quáng đến thế.
  Về gã này, bậc Đạo Sư ngâm vần kệ thứ ba phát xuất từ Trí tuệ Tối thắng của Ngài:
3. Avāriyapitā nāma, ahu gaṅgāya nāviko; Pubbe janaṃ tāretvāna, pacchā yācati vetanaṃ; Tenassa bhaṇḍanaṃ hoti, na ca bhogehi vaḍḍhati. Chú A-và-ri-ya,
Thuyền lướt sóng Hằng Hà,
Trước tiên đưa du khách,
Rồi mới hỏi tiền phà,
Do vậy ăn đòn mãi,
Thật xui xẻo, dại khờ!
  Bồ-tát đến gặp gã lái đò này và bảo:
  – Hiền hữu, hãy đưa ta qua bờ kia.
  – Này Sa-môn, ngài sẽ trả tiền cho tôi chứ? Y đáp.
  – Này Hiền hữu, ta sẽ chỉ cho chú biết cách làm tăng trưởng tài lợi, an lạc và đức hạnh.
  Gã lái đò nghĩ thầm: “Chắc chắn vị này sẽ cho ta một cái gì đó”.
  Rồi y đưa ngài sang sông và nói:
  – Xin cho tôi tiền đò.
  Bồ-tát bảo:
  – Được rồi, này Hiền hữu.
  Và thế là muốn dạy cho y biết trước tiên phải làm cách nào để tăng thêm của cải, ngài ngâm vần kệ này:
4. Atiṇṇaṃyeva yācassu, apāraṃ tāta nāvika; Añño hi tiṇṇassa mano, añño hoti pāresino [taresino (sī. pī.), tiresino (syā.)]. Hỏi tiền trước lúc chở qua sông,
Chớ đến bờ kia hỏi nhọc công,
Chú chở bá nhơn nên bá tánh,
Tánh tình thay đổi trước sau luôn.
  Gã lái đò nghĩ thầm: “Đây chỉ là lời vị ấy khuyên ta, nay phải cho ta thêm cái gì chứ”. Song Bồ-tát bảo:
  – Này Hiền hữu, chú đã có cách làm ra tiền rồi đấy, nay hãy nghe cách làm tăng an lạc cùng đức hạnh.
  Rồi ngài lại ngâm vần kệ khuyến giáo:
5. Gāme vā yadi vāraññe, ninne vā yadi vā thale; Sabbattha anusāsāmi, māsu kujjhittha nāvika. Dù ở rừng xanh hoặc ở làng,
Ở trên bờ biển, giữa trùng dương,
Chớ bao giờ giận, ta khuyên chú
Mãi mãi từ nay, hỡi thiện nhân.
  Như thế, sau khi đã dạy cách làm tăng trưởng an lạc và đức hạnh, ngài bảo:
  – Vậy là chú có cách làm tăng an lạc và đức hạnh.
  Nhưng gã ngu si kia không xem lời khuyến giáo của ngài ra gì cả, lại đáp:
  – Này Sa-môn, đây là các thứ ngài cho tôi thế tiền phà đấy à?
  – Đúng vậy, Hiền hữu.
  – Tôi không cần thứ ấy, cho tôi thứ khác kia.
  – Này Hiền hữu, ngoài thứ ấy ta không có gì khác.
  – Thế tại sao ngài lại đi trên thuyền tôi?
  Y đáp, và ném vị khổ hạnh lên bờ, ngồi lên ngực ngài và đấm vào mồm ngài.
  Bậc Đạo Sư bảo:
  – Các vị thấy khi nhà khổ hạnh khuyến giáo vua, thì nhận được ân tứ một ngôi làng, còn khi khuyến giáo như vậy với một gã lái đò ngu ngốc thì được vài cái đấm vào mồm. Cho nên khi khuyến giáo phải lựa người thích hợp, chớ nói với người không thích hợp.
  Rồi Ngài ngâm vần kệ xuất phát từ Trí tuệ Tối thắng trí của Ngài:
6. Yāyevānusāsaniyā, rājā gāmavaraṃ adā; Tāyevānusāsaniyā, nāviko paharī mukhaṃ. Vua nghe lời khuyến thiện, đã ban
Lợi tức phần ta cả một làng,
Chú lái đò nghe lời khyyến thiện
Lại đánh người cho ngã xuống đàng.
  Trong khi gã kia đánh vị Sa-môn, vợ y đem cơm lại cho y, thấy vậy liền bảo:
  – Này chàng, đây là vị khổ hạnh trong triều vua, đừng đánh ngài.
  Y nổi giận đáp:
  – Cô lại cấm ta đánh kẻ tu hành giả mạo này ư?
  Rồi y nhảy lên đánh vợ ngã xuống đất. Đĩa cơm đổ hết vỡ tan, còn vợ y phải trụy thai.
  Quần chúng vây y lại và la lớn:
  – Quân khốn nạn giết người.
  Họ trói y lại đưa đến nhà vua. Ngài xử phạt y theo pháp luật.
  Với Trí tuệ Tối thắng, bậc Đạo Sư giải thích vấn đề qua vần kệ cuối cùng:
7. Bhattaṃ bhinnaṃ hatā bhariyā, gabbho ca patito chamā; Migova jātarūpena, na tenatthaṃ abandhi sūti [avaḍḍhitunti (sī. syā.), avaḍḍhi sūti (?)]. Cơm đổ, vợ y đánh tả tơi,
Thai nhi chết trước lúc ra đời,
Lời khuyên cho kẻ này vô dụng
Như vàng ròng tặng thú hoang thôi.
  Khi bậc Đạo Sư chấm dứt Pháp thoại, Ngài tuyên thuyết các Sự Thật. Khi kết thúc các Sự Thật, vị Tỷ-kheo đã được an trú vào Sơ quả (Dự Lưu):
  – Vào thời ấy, gã lái đò là chú lái ngày nay, vua là Ànanda và vị khổ hạnh chính là Ta.
Avāriyajātakaṃ paṭhamaṃ.  
377. Setaketujātakaṃ (6-1-2) 377. Chuyện Bà-la-môn Setakeku (Tiền thân Setaketu)
  Hiền hữu, hận sân chẳng lợi gì….,
  Bậc Đạo Sư kể chuyện này trong lúc trú tại Kỳ Viên về một Tỷ-kheo lừa dối.
  Hoàn cảnh câu chuyện sẽ xuất hiện trong Tiền thân Uddàla, số 487.
  Ngày xưa, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại, Bồ-tát là một giáo sư danh tiếng lừng lẫy và dạy thánh kinh cho năm trăm đồ đệ. Vị huynh trưởng trong bọn là Setakeku, xuất thân từ một gia đình Bà-la-môn miền Bắc, vốn rất tự cao về giai cấp mình.
  Một hôm chàng ra khỏi thành phố cùng bè bạn, lúc trở về, chàng thấy một kẻ Chiên-đà-la (Candàla):
  – Anh là ai? Chàng hỏi.
  – Tôi là một Chiên-đà-la.
  Vị ấy sợ ngọn gió sau khi chạm vào người kẻ Chiên-đà-la sẽ đụng vào thân mình, nên thốt lên:
  – Đồ khốn kiếp, này tên Chiên-đà-la xui xẻo kia, hãy tránh gió mau.
  Rồi chành chạy nhanh về phía gió. Song kẻ Chiên-đà-la cũng nhanh chân bắt kịp chàng và đứng trước gió cản. Chàng lại càng phỉ báng mạ lỵ kẻ kia nhiều hơn nữa. Kẻ Chiên-đà-la hỏi:
  – Ông là ai?
  – Ta là một thư sinh Bà-la-môn.
  – Tốt lắm, nếu vậy thì ông có thể đáp câu hỏi của tôi.
  – Đúng vậy.
  – Còn nếu ông không đáp được, tôi sẽ kẹp ông lại giữa hai chân tôi đấy.
  Vị Bà-la-môn đầy tự tin, bảo:
  – Cứ làm ngay đi.
  Kẻ Chiên-đà-la muốn làm cả hội chúng hiểu chuyện này, liền hỏi:
  – Này thanh niên Bà-la-môn, các phương hướng là gì?
  – Đó là bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
  Kẻ Chiên-đà-la bảo:
  – Tôi không hỏi loại phương hướng đó, còn ông không biết ngay đến chuyện này, mà lại ghê tởm luôn cả ngọn gió đụng vào người tôi!
  Thế là kẻ ấy chụp lấy vai chàng đè xuống kẹp vào giữa hai chân mình.
  Các học trò kia đem chuyện ấy kể với thầy. Vị thầy bảo:
  – Này cậu Setakeku, cậu đã bị kẹp giữa hai chân một kẻ Chiên-đà-la ấy à?
  – Thưa thầy, vâng, thằng oắt con của một tên nô lệ đã kẹp đệ tử giữa hai chân nó và bảo: “Ông này không biết ngay các phương hướng”. Nhưng nay đệ tử đã biết phải làm gì với nó rồi.
  Và như vậy, chàng lại phỉ báng kẻ Chiên-đà-la một cách giận dữ. Vị thầy khuyên nhủ:
  – Này cậu Setakeku, đừng giận nó, nó có trí tuệ cao đấy. Nó đã hỏi cậu về một loại phương hướng khác, chứ không phải loại này. Thứ mà cậu không thấy, không nghe, không hiểu, còn cao xa hơn thứ mà cậu đã thấy và nghe nữa.
  Rồi ngài ngâm hai câu kệ để khuyến giáo:
8. Mā tāta kujjhi na hi sādhu kodho, bahumpi te adiṭṭhamassutañca; Mātā pitā disatā [disā tāta (syā.), disā tā (pī.)] setaketu, ācariyamāhu disataṃ pasatthā. Hiền hữu, hận sân chẳng lợi gì,
Trí cao vượt quá chuyện mình nghe:
“Một phương” phải hiểu là cha mẹ,
“Thầy giáo” được dùng chí hướng kia.
9. Agārino annadapānavatthadā [annapānavatthadā (syā. ka.)], avhāyikā tampi disaṃ vadanti; Esā disā paramā setaketu, yaṃ patvā dukkhī sukhino bhavanti. “Gia chủ” cho y phục, uống ăn,
Cửa thường rộng mở, chính là “phương”,
Còn “phương” trong nghĩa cao siêu nhất:
“Trạng thái vô ưu, lạc Niết-bàn”.
  Như vậy, Bồ-tát giảng giải bốn phương cho thanh niên Bà-la-môn này, song chàng nghĩ: “Ta đã bị kẹp giữa hai chân một kẻ Chiên-la-đà”, liền rời nơi ấy và đến Takksilà học đủ mọi môn nghệ thuật với một giáo sư danh tiếng lẫy lừng. Sau đó, được thầy cho phép, chàng rời Takkasilà, vừa du hành đây đó, vừa học tập mọi nghề thực tiễn.
  Khi đến một làng biên địa, chàng gặp năm trăm nhà khổ hạnh sống gần đó và được thọ giới tu hành. Chàng học hỏi được mọi nghệ thuật, Kinh điển và các phương pháp thực hành, rồi tất cả cùng vị ấy đi đến Ba-la-nại
  Hôm sau chàng đi vào cung đình khất thực. Vua hoan hỷ trước phong cách các vị khổ hạnh, liền cúng dường thực phẩm ngay tại cung vua, và mời các vị ở lại ngự viên. Một hôm vua bảo trong lúc cúng dường thực phẩm:
  – Chiều tối nay trẫm sẽ đến đảnh lễ các Tôn giả ngay tại ngự viên.
  Setakeku liền đến ngự viên, triệu tập các vị khổ hạnh và bảo:
  – Các Tôn giả, hôm nay đức vua sẽ đến. Chỉ cần một lần hòa hợp với vua chúa, người ta có thể sống sung sướng suốt cả đời. Vậy bây giờ một số vị làm kiểu khổ hình bằng cách lắc mạnh người, một số vị nằm trên giường gai, một số vị chịu đựng năm ngọn lửa, một số thực hành khổ hạnh bằng cách ngồi xổm, một số nhào lộn, một số đọc kinh.
  Sau khi ra lệnh xong, chính vị ấy ngồi tại cửa am thất với gối dựa, đặt quyển sách bao bìa sáng loáng trên một giá gỗ có sơn và giảng kinh cho đám học trò thông minh chừng bốn năm người. Vừa lúc ấy nhà vua đến, thấy họ đang diễn trò khổ hạnh giả dối này lại rất hài lòng. Vua đến gần Setakeku, kính vái chàng, rồi ngồi xuống một bên, sau đó ngâm vần kệ thứ ba nói chuyện với vị tế sư của hoàng gia:
10. Kharājinā jaṭilā paṅkadantā, dummakkharūpā [dumukkharūpā (sī. syā.), dummukkharūpā (pī. ka.)] yeme jappanti mante; Kacci nu te mānusake payoge, idaṃ vidū parimuttā apāyā. Hàm răng bẩn, áo da dê, tóc bện,
Miệng thì thầm kinh thánh, dáng bình an,
Chẳng từ nan mọi phương tiện hiền nhân,
Chắc đã đạt Chân như và Giải thoát.
  Vị tế sư nghe vậy, liền đáp vần kệ thứ tư:
11. Pāpāni kammāni katvāna rāja, bahussuto ce na [bahussuto neva (sī. syā.)] careyya dhammaṃ; Sahassavedopi na taṃ paṭicca, dukkhā pamuñce caraṇaṃ apatvā. Một trí nhân có thể làm ác hạnh,
Một trí nhân có thể chẳng chánh chân,
Ngàn câu Vệ-đà chẳng tạo an toàn
Khi việc hỏng, hoặc cứu người lâm nạn.
  Khi vua nghe lời này, liền lấy lại mọi ân sủng dành cho đám khổ hạnh kia. Setakeku nghĩ thầm: “Nhà vua ham thích đám khổ hạnh, song tế sư này đã phá hoại như thể lấy rìu chặt ngang sở thích của vua. Ta phải nói chuyện với tế sư mới được”. Do thế, chàng ngâm vần kệ thứ năm nói chuyện với tế sư:
12. Sahassavedopi na taṃ paṭicca, dukkhā pamuñce caraṇaṃ apatvā; Maññāmi vedā aphalā bhavanti, sasaṃyamaṃ caraṇameva [caraṇaññeva (sī. syā. pī.)] saccaṃ. Một trí nhân có thể làm ác hạnh,
Một trí nhân có thể chẳng chánh chân,
Ngài bảo Vệ-đà là vật không cần,
Chỉ tu tập điều thân là thiết yếu.
  Vị tế sư nghe vậy, liền đáp vần kệ thứ sáu:
13. Na heva vedā aphalā bhavanti, sasaṃyamaṃ caraṇameva saccaṃ; Kittiñhi pappoti adhicca vede, santiṃ puṇeti [santaṃ pune’ti (sī. pī.)] caraṇena dantoti. Không, Vệ-đà không hoàn toàn vô dụng,
Dù điều thân tu tập: đạo chánh chân,
Học Vệ-đà vẫn mang lại vinh quang,
Song ta đạt Tối an nhờ chánh hạnh.
  Như vậy, vị tế sư bài bác giáo lý của Setakeku. Ngài khuyên cả đám khổ hạnh hoàn tục, cho họ gươm, giáo, mộc để làm quan thị vệ cao cấp hầu cận vua. Từ đó người ta bảo dòng dõi quan thị vệ cao cấp xuất hiện.
  Khi chấm dứt Pháp thoại này, bậc Đạo Sư nhận diện Tiền thân:
  – Thời ấy, Setakeku là Tỷ-kheo lừa dối này, kẻ Chiên-đà-la là Sàriputta và tế sư của nhà vua chính là Ta.
Setaketujātakaṃ dutiyaṃ.  
378. Darīmukhajātakaṃ (6-1-3) 378. Chuyện Bà-la-môn Darìmukha (Tiền thân Darìmukha)
  Dục lạc chỉ là đám bùn dơ bẩn..,
  Chuyện này bậc Đạo Sư kể trong lúc trú tại Kỳ Viên về Đại sự Xuất thế.
  Sự tình dẫn đến chuyện này đã được kể trước kia.
  Một thuở nọ, vua Magadha trị vì tại thành Rajagaha (Vương Xá). Bồ-tát được sinh làm con của chánh hậu, được đặt tên vương tử Brahmadatta. Vào ngày ngài ra đời, vị tế sư của hoàng gia cũng sinh một nam tử, diện mạo tuấn tú, vì thế được đặt tên là Darìmukha (Miệng hang lớn). Cả hai cùng lớn lên trong cung đình và trở thành bạn thân. Năm mười sáu tuổi, hai vị đến Takkasilà học đủ mọi môn nghệ thuật. Sau đó muốn tạo được các kiến thức có công dụng thực tiễn và tìm hiểu phong tục trong nước, hai vị du hành qua nhiều thành phố, thôn làng khắp mọi miền.
  Vì vậy, hai vị đến Ba-la-nại trú ở trong một ngôi đền và hôm sau vào kinh thành khất thực. Có một nhà trong kinh thành đã nấu xong cháo gạo và chuẩn bị chỗ ngồi để cúng dường phần thức ăn cho các Bà-la-môn. Khi họ thấy hai nam tử này khất thực, họ nghĩ: “Các Bà-la-môn đã đến”, liền mời vào và trải một tấm khăn trắng trên ghế của Bồ-tát và một thảm đỏ dưới chân Darìmukkha.
  Chàng quan sát điềm này và hiểu ngay thân hữu chàng sẽ làm vua ở Ba-la-nại và chính chàng sẽ làm đại tướng. Hai vị thọ thực xong phần mình rồi nói lời tùy hỷ công đức và ra đi về ngự viên. Bồ-tát nằm trên sàng tọa bằng đá của vua, còn Darìmukha ngồi xoa chân ngài.
  Thời ấy, vua Ba-la-nại đã băng hà đã bảy ngày. Vị tế sư hoàng gia làm lễ hỏa táng xong liền đưa vương xa ra khỏi thành suốt bảy ngày vì chưa có ai kế vị ngai vàng. Lễ rước vương xa này sẽ được giải thích trong Tiền thân Mahàjanaka, số 539. Vương xa rời kinh thành và đến cổng ngự viên, được bốn đạo quân xa pháo mã tượng hộ tống và âm nhạc của hàng trăm nhạc khí trổi dậy vang lừng.
  Darìmukha nghe tiếng nhạc, nghĩ thầm: “Vương xa đến rước thân hữu ta đó, ngài sẽ lên ngôi vua hôm nay, và phong ta chức đại tướng, song ta có nên làm người thế tục chăng? Ta muốn đi ngay làm ẩn sĩ khổ hạnh”. Vì thế không nói gì với Bồ-tát, chàng chạy sang một bên đứng ẩn mình.
  Vị tế sư ngừng xe trước cổng ngự viên, vừa bước vào thấy Bồ-tát đang nằm trên bảo tọa của hoàng gia. Vừa quan sát các tướng tốt trên chân ngài, ông nghĩ: “Ngài có đủ đức độ và xứng đáng làm vua cả bốn đại châu cùng với hai ngàn hải đảo vây quanh. Song lòng can đảm của ngài ra sao đây?”.
  Vì thế ông ra lệnh mọi nhạc khí đồng trổi dậy hết sức inh ỏi. Bồ-tát thức dậy, giở tấm khăn ra khỏi mặt và thấy đám đông. Rồi che mặt lại, ngài nằm xuống thêm chút nữa, xong trở dậy ngồi xếp bằng trên sàng tọa trong lúc xe vừa dừng lại.
  Vị tế sư quỳ xuống, thưa:
  – Tâu Chúa thượng, quốc độ được nhường cho Chúa thượng.
  – Sao? Không ai kế vị à?
  – Tâu Chúa thượng, không.
  – Thế thì tốt lắm.
  Vậy là ngài nhận lời thỉnh cầu và hội chúng làm lễ quán đảnh rảy nước thánh lên đầu ngài tại ngự viên. Trong giờ phút đại vinh quang ấy, ngài quên bẵng Darìmukha, ngài ngự lên vương xa đi giữa đám quần thần uy nghi diễu vòng quanh kinh thành. Sau đó dừng lại trước cung môn, ngài chỉ định vị trí của các triều thần, xong bước lên lầu thượng.
  Cùng lúc ấy, Darìmukha thấy ngự viên đã vắng người liền bước ra ngồi trên bảo tọa trong vườn. Một ngọn lá khô rơi xuống trước mặt ngài. Thấy rõ các quy luật lão tử, ngài bừng ngộ Tam pháp ấn (Khổ, vô thường, vô ngã) và chứng đắc quả vị Độc Giác Phật (Paccekabodhi), liền reo mừng hoan hỷ làm vang dậy cả cõi trần. Ngay lập tức các đặc tính của một phàm nhân biến mất khỏi thân Ngài, một bình bát và một tấm y kỳ diệu từ cõi thiên rơi xuống khoác vào người và Ngài có đủ tám món cần thiết cùng tứ oai nghi hoàn thiện của một Sa-môn cả trăm tuổi, rồi nhờ thần lực, Ngài bay qua không gian đến tận động Nandamùla, nơi an trú của các vị Độc Giác Phật tại miền Tuyết Sơn.
  Phần Bồ-tát trị nước rất chân chánh. Song cảnh đại vinh quang đã làm ngài say đắm suốt bốn mươi năm ròng. Ngài quên hẳn Darìmukha. Đến năm thứ bốn mươi ấy ngài nhớ lại bạn và tự bảo: “Trẫm có thân hữu tên là Darìmukha, nay vị ấy ở đâu?”. Ngài mong ước gặp lại bạn. Từ đó về sau, ngay trong hậu cung hay giữa quần thần, ngài thường bảo:
  – Thân hữu Darìmukha nay ở đâu? Trẫm sẽ ban vinh hoa phú quý cho ai báo tin với trẫm về nơi bạn hiền cư trú”.
  Lại mười năm nữa trôi qua từ khi ngài thỉnh thoảng nhớ đến bạn. Còn Tôn giả Darìmukha đã trở thành Độc Giác Phật, sau năm mươi năm, suy xét lại và biết bạn cũng đang nhớ đến Ngài, liền nghĩ: “Nay bạn ta đã già và tăng thêm đàn con cháu, ta muốn đi thuyết Pháp và truyền giáo cho bạn”.
  Nhờ thần lực, Ngài bay qua không gian và hạ mình xuống vườn ngự uyển, ngồi xuống bảo tọa như một bức tượng vàng ròng. Người giữ vườn thấy Ngài, đi đến hỏi:
  – Thưa Ngài, Ngài từ đâu đến?
  – Từ động Nandamùlaka.
  – Thế Ngài là ai?
  – Hiền giả, ta là Phật Độc Giác Darìmukha.
  – Thưa Ngài, thế Ngài biết đức vua của chúng tôi chăng?
  – Ta biết. Ngài là thân hữu từ thời ta còn ở thế tục.
  – Thưa Ngài, đức vua ước ao hội kiến Ngài, tôi xin đi trình báo đức vua rằng Ngài đã đến.
  – Hiền hữu cứ đi làm như vậy.
  Người làm vườn liền đi trình vua rằng Tôn giả Darìmukha đã đến và hiện đang ngồi trên thạch tọa. Vua phán:
  – Thế là Hiền hữu của trẫm đã đến, trẫm sẽ đi hội kiến ngay.
  Vì vậy ngài ngự lên vương xa cùng đám tùy tùng hộ tống đông đảo đến ngự viên, cung kính đảnh lễ vị Độc Giác Phật và ngồi xuống một bên. Vị Độc Giác Phật bảo:
  – Này Brahmadatta, Đại vương nên trị nước chân chánh, đừng bao giờ theo ác đạo hay đàn áp dân chúng vì tiền bạc. Hãy làm mọi thiện sự với lòng nhân từ.
  Và sau đó khi ân cần đáp lễ, Ngài bảo thêm:
  – Này Brahmadatta, nay Đại vương đã già đã đến lúc Đại vương nên từ giã dục lạc và xuất gia.
  Như thế, Ngài thuyết Pháp và ngâm vần kệ đầu:
14. Paṅko ca kāmā palipo ca kāmā, bhayañca metaṃ timūlaṃ pavuttaṃ; Rajo ca dhūmo ca mayā pakāsitā, hitvā tuvaṃ pabbaja brahmadatta. Dục lạc chỉ là đám bùn dơ bẩn
“Nỗi kinh hoàng ba gốc” được gọi là,
Ta bảo rằng khói bụi với sương sa,
Hãy bỏ chúng, xuất gia lìa thế tục.
  Nghe vầy, vua ngâm vần kệ giải thích ngài vẫn đang bị tham dục ràng buộc:
15. Gadhito [gathito (sī.)] ca ratto ca adhimucchito ca, kāmesvahaṃ brāhmaṇa bhiṃsarūpaṃ; Taṃ nussahe jīvikattho pahātuṃ, kāhāmi puññāni anappakāni. Trẫm say đắm, lún sâu bùn tham dục,
Bà-la-môn, dục lạc đáng kinh thay,
Song yêu đời, trẫm không thể bỏ ngay,
Trẫm xin nguyện suốt đời làm thiện sự.
  Sau đó, mặc dù Bồ-tát bảo: “Ta không muốn thọ giới xuất gia”, Tôn giả Darìmukha cũng không bài bác vua và khích lệ lần nữa:
16. Yo atthakāmassa hitānukampino, ovajjamāno na karoti sāsanaṃ; Idameva seyyo iti maññamāno, punappunaṃ gabbhamupeti mando. Ai bác bỏ lời bạn hiền khuyên nhủ,
Thương xót và mong bạn tránh đọa đày,
Cứ tưởng rằng: “Cõi thế tốt lành thay”,
Sẽ không dứt tái sinh đầu thai mãi.
17. So ghorarūpaṃ nirayaṃ upeti, subhāsubhaṃ muttakarīsapūraṃ; Sattā sakāye na jahanti giddhā, ye honti kāmesu avītarāgā. Nơi đày đọa đáng kinh: phần kẻ ấy
Ðầy vật dơ, bị người thiện chê bai,
Kẻ tham kia dục vọng chẳng hề rời,
Thân xác chứa ngập đầy mầm nhục dục.
  Như vậy, Độc Giác Phật Darìmukha nêu rõ sự khổ đau do nhập thai và vội vàng bày tỏ nỗi khổ đau vì sinh sản qua một vần kệ nữa:
18. Mīḷhena littā ruhirena makkhitā, semhena littā upanikkhamanti; Yaṃ yañhi kāyena phusanti tāvade, sabbaṃ asātaṃ dukhameva kevalaṃ. Ðầu máu mủ, vật hôi tanh thế tục,
Mọi hữu tình đều phải chịu tái sinh,
Những vật gì xúc chạm suốt đời mình,
Chỉ cốt để đem khổ đau trần giới.
  Lúc bấy giờ với Trí tuệ Tối thắng, bậc Đạo Sư bảo:
  – Như thế vị Độc Giác Phật đã dùng thiện ngôn cứu giúp nhà vua.
  Và Ngài ngâm nửa vần kệ kết thúc:
19. Disvā vadāmi na hi aññato savaṃ, pubbenivāsaṃ bahukaṃ sarāmi; Citrāhi gāthāhi subhāsitāhi, darīmukho nijjhāpayi sumedhanti. Ta nói lên những điều ta trông thấy,
Chứ không lo người khác nói ta nghe,
Ta nhớ rành các đời kiếp xưa kia.
Da-ri-muk đã rót vào tai bạn
Su-me-dha lắm vần kệ ngọt ngào,
Hiển bày ra cả trí tuệ tối cao.
  Vị Độc Giác Phật bày tỏ mọi khổ đau của tham dục và làm vua hiểu lời Ngài dạy xong, liền nói:
  – Thưa Đại vương, dù Đại vương có thọ giới xuất gia hay không, ta cũng đã nói hết nỗi khốn cùng của tham dục và hạnh phúc của đời xuất gia, xin Đại vương hãy tinh cần.
  Rồi giống như một con kim nga vương, Ngài bay bổng lên không, lướt mây về đến động Nandamulaka. Còn bậc Đại Sĩ đảnh lễ với mười ngón tay chắp vào nhau, và cúi đầu đứng yên cho tới khi Tôn giả Darìmukha khuất bóng. Sau đó vua từ bỏ dục lạc, trong lúc quần chúng đông đảo than khóc kêu gào, ngài đi đến vùng Tuyết Sơn dựng một lều lá và thọ giới làm ẩn sĩ. Chẳng bao lâu ngài thành đạt các Thắng trí và các Thiền chứng, rồi lúc mạng chung, Ngài được sinh lên cõi Phạm thiên.
  Khi Pháp thoại chấm dứt, bậc Đạo Sư tuyên thuyết các Sự Thật, sau đó nhiều Tỷ-kheo đắc sơ quả cùng các quả vị kia, và Ngài nhận diện Tiền thân:
  – Thời ấy nhà vua chính là Ta.
Darīmukhajātakaṃ tatiyaṃ.  
379. Nerujātakaṃ (6-1-4) 379. Chuyện núi Neru (Tiền thân Neru)
  Hai chúng ta là loài chim ưu tú..
  Bậc Đạo Sư kể chuyện này trong lúc trú tại Kỳ Viên về một vị Tỷ-kheo.
  Chuyện kể rằng vị ấy học được các phương thức hành thiền của bậc Đạo Sư xong, liền ra một làng ở biên địa. Tại đó dân chúng hài lòng với phong cách của ông, nên cúng dường thực phẩm, dựng một thảo am ở trong rừng và yêu cầu ông ở lại đó rồi bày tỏ lòng tôn kính trọng vọng ông. Nhưng sau đó họ lại rời bỏ ông, để đi theo các đạo sư thuộc phái Thường kiến, rồi lại bỏ các vị này để theo giáo phái Đoạn kiến, xong lại bỏ phái này để theo phái khổ hạnh lõa thể, vì đạo sư các phái này cứ lần lượt xuất hiện. Do thế vị Tỷ-kheo này rất phiền lòng khi sống chung với những người không phân biệt thiện ác kia.
  Sau thời an cư mùa mưa và lễ Tự tứ (Pavàranà), vị ấy trở về hầu bậc Đạo Sư và khi Ngài hỏi, ông kể lại những nơi ông đã cư trú trong mùa mưa vừa qua và ông đã phải phiền lòng ra sao vì những người không biết thiện ác. Bậc Đạo Sư bảo:
  – Các bậc trí ngày xưa, ngay khi còn là loài vật, cũng không sống chung một ngày với những kẻ không biết thiện ác, tại sao ông lại làm như vậy?
  Và Ngài kể một chuyện quá khứ.
  Ngày xưa, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại, Bồ-tát được sinh làm một chim Thiên nga màu vàng óng. Ngài sống cùng em trai trên đỉnh núi Cittakuta và ăn lúa dại trên vùng Tuyết Sơn. Một hôm bay về Cittakuta, đôi chim thấy ngọn núi Neru màu vàng rực rỡ liền đến ở trên đỉnh. Chung quanh núi có nhiều loài chim và dã thú cùng sống để kiếm ăn trên bãi. Từ lúc bọn chúng đến đây, tất cả đều nhuộm màu vàng do ánh sáng từ núi chiếu ra. Chim em của Bồ-tát thấy vậy, song không hiểu lý do liền hỏi:
  – Vì cớ sao ở đây lại như vậy?
  Và chim cất tiếng ngâm hai vần kệ đầu nói chuyện cùng anh:
20. Kākolā kākasaṅghā ca, mayañca patataṃ varā [vara (ka.) mayantipadassa hi visesanaṃ]; Sabbeva sadisā homa, imaṃ āgamma pabbataṃ. Hai chúng ta là loài chim ưu tú
Trên núi này bên đám quạ, diều hâu,
Cả mọi loài cùng chỉ có một màu:
21. Idha sīhā ca byagghā ca, siṅgālā ca migādhamā; Sabbeva sadisā honti, ayaṃ ko nāma pabbato. Chó hạ liệt đua tranh cùng loài hổ,
Và với chúa sơn lâm: đàn sư tử
Vậy núi này có tên gọi là sao?
  Bồ-tát ngâm vần kệ thứ ba đáp lại:
22. Imaṃ nerūti [nerunti (sī. syā.)] jānanti, manussā pabbatuttamaṃ; Idha vaṇṇena sampannā, vasanti sabbapāṇino. Ne-ru là tên gọi Núi tối cao,
Ở nơi đây muôn loài đều vàng óng.
  Chim em nghe lời này liền ngâm ba vần kệ tiếp còn lại:
23. Amānanā yattha siyā, santānaṃ vā vimānanā; Hīnasammānanā vāpi, na tattha vasatiṃ vase [vasatī vase (syā.), vasa divase (pī.)]. Hễ nơi nào thiện nhân không được trọng,
Hoặc ít hơn người khác, hãy đi liền,
24. Yatthālaso ca dakkho ca, sūro bhīru ca pūjiyā; Na tattha santo vasanti, avisesakare nare [nage (sī. syā. pī.)]. Dẫu hiền ngu, can đảm hoặc ươn hèn,
Ðều nhất loạt được tôn sùng bình đẳng,
Thiện nhân chẳng thể cùng ngươi chung sống,
Hỡi Núi cao không phán đoán phân minh!
25. Nāyaṃ neru vibhajati, hīnaukkaṭṭhamajjhime; Avisesakaro neru, handa neruṃ jahāmaseti. Dầu tối ưu, hạ liệt, hoặc trung bình,
Ne-ru cũng chẳng thể nào suy xét,
Vậy, hỡi ôi! Chúng ta đành từ biệt
Núi Ne-ru không biết lẽ biệt phân.
  Cùng với lời này cả đôi chim bay về núi Cittakùta.
  Khi chấm dứt Pháp thoại, bậc Đạo Sư tuyên thuyết các Sự Thật. Lúc kết thúc các Sự Thật, vị Tỷ-kheo kia đã được an trú vào Sơ quả (Dự Lưu). Rồi Ngài nhận diện Tiền thân:
  – Vào thời ấy, Thiên nga em là Ànanda, và Thiên nga anh chính là Ta.
Nerujātakaṃ catutthaṃ.  
380. Āsaṅkajātakaṃ (6-1-5) 380. Chuyện thiên nữ Àsankà (Tiền thân Àsankà)
  À-sà-ti mọc trên vườn thiên giới..
  Bậc Đạo Sư kể chuyện này trong lúc trú tại Kỳ Viên về sự cám dỗ một Tỷ-kheo do người vợ cũ gây ra.
  Hoàn cảnh này sẽ xuất hiện trong Tiền thân Indriya, số 423.
  Bậc Đạo Sư nhận thấy vị Tỷ-kheo này thối thất do mơ tưởng đến người vợ cũ, vì thế Ngài bảo:
  – Này Tỷ-kheo, nữ nhân này đang làm hại ông, ngày xưa cũng vì kẻ ấy mà ông đã hy sinh cả bốn đạo quân và sống ba năm liền ở vùng Tuyết Sơn trong cảnh đầy gian khổ.
  Nói xong Ngài kể một chuyện đời xưa.
  Ngày xưa, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại, Bồ-tát được sinh vào một gia đình Bà-la-môn tại một làng trong xứ. Khi ngài lớn lên, ngài học các nghệ thuật ở Đại học Takkasilà, sau đó trở thành một vị khổ hạnh đạt được các Thắng trí và các Thiền chứng, sống bằng củ quả ở rừng Tuyết Sơn. Vào thời ấy có một thiếu nữ đức hạnh vẹn toàn từ cõi trời Ba mươi ba giáng trần, đầu thai làm một thiếu nữ trong đóa hoa sen trên hồ nước. Trong khi các hoa khác già cỗi héo tàn, rơi rụng thì hoa ấy lớn dần và đứng thẳng trên cành.
  Vị khổ hạnh đến tắm trong hồ nhận thấy thế, nghĩ thầm: “Các hoa khác rơi rụng, song hoa này cứ lớn dần ra và thẳng đứng, sao lạ thế này?” Ngài liền mặc áo tắm và lội đến đó, mở đóa sen ra, ngài trông thấy cô bé gái. Ngài cảm thấy thương yêu nàng như con mình, liền đem cô bé về thảo am, chăm sóc nuôi nấng. Nàng lớn dần đến năm mười sáu tuổi trở thành rất xinh đẹp, dung sắc nàng vượt hẳn dung sắc loài người, nhưng chưa đạt đến dung sắc chư Thiên.
  Một hôm Thiên chủ Sakka hiện xuống hội kiến Bồ-tát. Thiên chủ thấy thiếu nữ này liền hỏi chuyện và được biết nàng ở đâu ra. Ngài hỏi:
  – Nàng cần những thứ gì, thưa Tôn giả?
  – Một chỗ cư trú, y phục nữ trang và thực phẩm, này Thiên chủ.
  Ngài liền hóa hiện một cung bằng pha lê cho nàng ở, cùng với bảo tọa, y phục, nữ trang, thực phẩm thần và tiên tửu. Thiên cung này bay xuống trần gian và dừng lại ở nơi nàng đang sống. Khi nàng bước vào trong cung, nó lại bay lên đến giữa không trung. Nàng chuẩn bị đủ mọi thứ phụng dưỡng Bồ-tát trong khi nàng sống trong cung này.
  Một người kiểm lâm thấy nàng liền hỏi ngài:
  – Thưa Tôn giả, nàng ấy là gì của ngài?
  – Con gái ta đấy.
  Người ấy liền đi về Ba-la-nại trình vua:
  – Tâu Đại vương, tiểu thần vừa thấy trong vùng Tuyết Sơn cô con gái của một vị khổ hạnh có dung sắc tuyệt thế.
  Vua bị cám dỗ khi nghe chuyện này vội bảo người kiểm lâm làm hướng đạo cùng đi với vua và bốn đạo binh về hướng ấy. Cắm lều trại xong, vua đem người kiểm lâm và đám cận thần đến thảo am. Vua kính chào Bồ-tát và bảo:
  – Thưa Tôn giả, nữ nhân là thứ bất tịnh đối với đời tu hành, vậy để trẫm chăm sóc tiểu thư.
  Bấy giờ Bồ-tát đã đặt cho cô gái tên Àsankà vì nàng được ngài đem về nuôi nhờ ngài lội qua hồ nước do lòng nghi hoặc (Àsankà): “Cái gì ở trong hoa sen này?”. Ngài không nói thẳng với vua: “Hãy đem nàng đi”, mà lại bảo:
  – Thưa Đại vương, nếu ngài biết tên con gái ta thì hãy đem nàng đi.
  – Thưa Tôn sư, nếu ngài nói ra thì trẫm sẽ biết..
  – Ta sẽ không nói đâu, khi nào ngài biết tên ấy thì cứ đem nàng đi.
  Vua chấp thuận, từ đó cứ suy xét cùng với đám cận thần: “Tên nàng là gì nhỉ?” và đưa ra đủ thứ tên khó đoán với Bồ-tát: “Những tên nọ tên kia là tên nàng”. Song Bồ-tát bảo không phải và từ chối lời thỉnh cầu. Vì vậy một năm trôi qua trong khi vua xem xét tên nàng.
  Sư tử và nhiều dã thú đến vồ lấy mọi người và binh sĩ của vua, lại thêm nhiều hiểm họa vì rắn rết, ruồi muỗi. Nhiều người khác chết vì lạnh. Vua bảo Bồ-tát:
  – Trẫm cần gì nàng ấy nữa?
  Và vua bỏ đi.
  Thiếu nữ Àsankà hiện ra trên cửa sổ pha lê mở rộng. Vua thấy nàng liền bảo:
  – Chúng ta không tìm ra tên nàng nên chúng ta sẽ ra đi, nàng cứ ở lại Tuyết Sơn này.
  – Tâu Đại vương, nếu ngài ra đi, ngài sẽ chẳng bao giờ tìm được một vương phi như thiếp nữa. Trên cõi trời Ba mươi ba, tại vườn Cittalatà, có một loài cây leo tên Àsàvatì. Trái của nó chứa một thứ tiên tửu, những ai uống rượu ấy một lần là phải say suốt bốn tháng nằm yên trên thiên tọa. Nó chỉ sinh trái một lần trong một ngàn năm, cho nên các Thiên tử, dù ham mê rượu nồng, vẫn chịu nhịn khát để đón chờ tiên tửu ấy. Họ bảo nhau: “Ta sẽ hái quả cây này”, rồi cứ liên tục đến canh chừng cây ấy suốt cả ngàn năm và bảo nhau: “Cây mọc có tốt chăng?”
  Còn Đại vương, chỉ trong vòng một năm đã sinh lòng bất mãn, hễ ai hái được kết quả của niềm hy vọng là đạt hạnh phúc. Thiếp xin ngài khoan bất mãn vội.
  Do vậy, nàng ngâm ba vần kệ đầu:
26. Āsāvatī nāma latā, jātā cittalatāvane; Tassā vassasahassena, ekaṃ nibbattate phalaṃ. À-sà-ti mọc trên vườn Thiên giới
Một ngàn năm chỉ sinh trái một lần,
27. Taṃ devā payirupāsanti, tāva dūraphalaṃ satiṃ; Āsīseva [āsiṃseva (sī. syā. pī.)] tuvaṃ rāja, āsā phalavatī sukhā. Chư Thiên hằng kham nhẫn mãi chờ trông.
Quá hy vọng, Ðại vương, đầy ngon ngọt,
28. Āsīsateva [āsiṃsetheva (sī. syā. pī.)] so pakkhī, āsīsateva [āsiṃsetheva (sī. syā. pī.)] so dijo; Tassa cāsā [tassevāsā (syā.)] samijjhati, tāva dūragatā satī; Āsīseva tuvaṃ rāja, āsā phalavatī sukhā. Chim hy vọng không bao giờ tổn thất,
Nó đạt tròn mong ước dẫu xa vời.
Tâu Ðại vương, quá hy vọng ngọt bùi!
Cứ hy vọng, Ðại vương, hy vọng mãi.
  Vua lại mê say vì lời nàng, rồi triệu tập quần thần một lần nữa và cố đoán tên nàng, cứ mỗi lần đoán mười tên mãi đến khi một năm nữa trôi qua. Song tên nàng vẫn không ở trong số mười lời phỏng đoán kia, nên Bồ-tát từ chối lời vua thỉnh cầu. Nàng lại hiện ra trên khung cửa sổ và vua bảo:
  – Thôi nàng ở lại đây, trẫm sắp ra đi.
  – Tại sao ra đi, tâu Đại vương?
  – Vì trẫm không thể nào đoán ra tên nàng.
  – Tâu Đại vương, tại sao ngài không thể đoán ra? Niềm hy vọng không phải là không có thành công. Một con hạc đậu trên đỉnh đồi cũng đạt được mong ước, tại sao ngài không thể đạt được chứ? Tâu Đại vương, hãy kham nhẫn. Một chim hạc đã tìm nơi ăn trong một hồ sen, song nó bay lên tận đỉnh đồi. Nó ở lại đó hôm ấy và hôm sau tự nhủ: “Ta sống thật an lạc tại đỉnh đồi này. Nếu không cần xuống đồi, ta cứ ở đây tìm thức ăn nước uống và đậu tại đây hôm nay thật thích thú biết bao”.
  Chính ngay hôm ấy, Sakka Thiên chủ đã dẹp tan các thần Asura (A-tu-la) và làm chúa tể cõi trời Ba mươi ba, tự nhủ: “Mọi mong ước của ta đã đạt được đỉnh cao thành tựu. Hôn nay có ai trong rừng chưa đạt niềm mong ước chăng?” Suy xét như vậy ngài thấy con hạc và nghĩ: “Ta sẽ làm cho niềm mong ước của con hạc được thành tựu”. Không xa con hạc đậu có một dòng suối, Thiên chủ đưa con suối đầy thức ăn lên đỉnh đồi, như thế chim hạc không cần đi đâu vẫn có cá ăn nước uống thỏa thích suốt ngày ở nơi ấy. Sau đó dòng suối đổ xuống và trôi đi xa. Tâu Đại vương, con hạc đã đạt kết quả niềm hy vọng của nó như vậy, tại sao Đại vương sẽ không đạt được kia chứ? Xin Đại vương cứ hy vọng nữa, hy vọng mãi.
  Nàng nói và ngâm vần kệ còn lại.
  Vua nghe chuyện nàng kể, lại say mê sắc đẹp nàng, bị lời nàng lôi cuốn, nên ở thêm một năm nữa để phỏng đoán cả trăm tên nàng. Sau ba năm, vua tìm đến Bồ-tát và hỏi:
  – Thưa Tôn giả, tên nàng có nằm trong trăm tên này chăng?
  – Thưa Đại vương, ngài không biết tên ấy đâu.
  Vua vái chào Bồ-tát và bảo:
  – Chúng tôi xin từ giã lên đường.
  Và vua ra đi.
  Thiếu nữ Àsankà lại đứng bên cửa sổ pha lê. Vua trông thấy nàng liền bảo:
  – Thôi nàng ở lại, chúng ta sắp lên đường.
  – Tại sao thế, tâu Đại vương?
  – Nàng làm ta đẹp lòng vì lời nói chứ không phải vì tình yêu của nàng. Ta say mê lời nói dịu ngọt của nàng, nên đã ở đây ba năm ròng, nay ta quyết ra đi.
  Rồi vua ngâm các vần kệ sau:
29. Sampesi kho maṃ vācāya, na ca sampesi [saṃsesi (ka.)] kammunā; Mālā sereyyakasseva, vaṇṇavantā agandhikā. Lời nói nàng nghe quả thật dịu êm,
Song hành động không thỏa lòng mong đợi.
Hoa hữu sắc vô hương là cỏ dại,
30. Aphalaṃ madhuraṃ vācaṃ, yo mittesu pakubbati; Adadaṃ avissajaṃ bhogaṃ, sandhi tenassa jīrati. Lời hứa kia dẫu đẹp chẳng thi hành
Với bạn thân, ta phải ném cho nhanh,
Chẳng đem tặng, cứ để dành mãi mãi,
Tình bạn kia tất nhiên là suy thoái.
31. Yañhi kayirā tañhi vade, yaṃ na kayirā na taṃ vade; Akarontaṃ bhāsamānaṃ, parijānanti paṇḍitā. Ta chỉ nên hứa trước việc mình làm,
Ðừng hứa suông những việc chẳng đảm đang.
Nếu ta nói mà không làm phận sự,
Các trí nhân xét xem liền thấy rõ.
32. Balañca vata me khīṇaṃ, pātheyyañca na vijjati; Saṅke pāṇūparodhāya, handa dāni vajāmahaṃ. Ðạo quân ta hao tổn, cạn kho lương,
Ta hoài nghi đời sống đã suy tàn,
Ðã đến lúc ra đi, đành từ biệt.
  Khi nàng Àsankà nghe lời vua liền đáp:
  – Tâu Đại vương, ngài biết tên thiếp rồi, ngài vừa nói ra tên ấy. Xin hãy nói cho phụ thân biết tên thiếp và đem thiếp cùng ra đi.
  Nói vậy xong, nàng liền ngâm vần kệ:
33. Etadeva hi me nāmaṃ, yaṃ nāmasmi rathesabha; Āgamehi mahārāja, pitaraṃ āmantayāmahanti. Tâu Ðại vương, vừa nói ra tên thiếp,
Hãy đến ngay, cha thiếp nhận cầu hôn.
  Vua đến gặp Bồ-tát và nói:
  – Thưa Tôn giả, tiểu thư tên là Àsankà.
  – Thưa Đại vương, ngài đã biết tên nàng, vậy hãy đem nàng ra đi.
  Vua kính lễ Bồ-tát và đến cung pha lê bảo nàng:
  – Này, quý cô nương, phụ thân nàng đã gả nàng cho ta, vậy hãy đến đây ngay.
  – Tâu Đại vương, thiếp sẽ đi xin phép phụ thân. Nàng bảo.
  Rồi từ cung pha lê, nàng bước xuống đảnh lễ Bồ-tát, được ngài ưng thuận và cho phép ra đi cùng nhà vua. Vua đem nàng về Ba-la-nại, cùng nàng sống hạnh phúc, sinh được thêm nhiều hoàng tử và công chúa. Còn Bồ-tát tiếp tục hành Thiền định và tái sinh lên cõi Phạm thiên.
  Khi Pháp thoại chấm dứt, bậc Đạo Sư tuyên thuyết các Sự Thật. Vào lúc các Sự Thật kết thúc, vị Tỷ-kheo được an trú vào Sơ quả (Dự lưu). Rồi Ngài nhận diện Tiền thân:
  – Àsankà là người vợ cũ kia, vua là vị Tỷ-kheo bất mãn này và vị khổ hạnh chính là Ta.
Āsaṅkajātakaṃ pañcamaṃ.  
381. Migālopajātakaṃ (6-1-6) 381. Chuyện chim thứu Migàlopa (Tiền thân Migàlopa)
  Đường con bay bổng, hỡi con thân…,
  Bậc Đạo Sư kể chuyện này trong lúc trú tại Kỳ Viên về một Tỷ-kheo bất tuân Giới luật.
  Bậc Đạo Sư hỏi Tỷ-kheo:
  – Có thật ông bất tuân Giới luật chăng?
  Vị ấy đáp:
  – Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
  Bậc đạo sư bảo:
  – Không phải ông bất tuân Giới luật lần đầu, mà xưa kia vì tính ngỗ nghịch không nghe lời khuyên của bậc trí, ông phải mạng vong và gặp cuồng phong Verambla.
  Rồi Ngài kể một chuyện đời xưa.
  Ngày xưa, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại, Bồ-tát được sinh làm chim Thứu (kên kên) tên Aparanna, sống cùng đoàn chim thứu tùy tùng ở núi Gijjhapabbata (Thứu Sơn). Con ngài tên Migàlopa cường tráng dũng mãnh phi thường. Nó bay cao vượt mức độ các chim thứu khác. Chúng liền kể cho thứu vương nghe con ngài bay quá cao. Ngài gọi Migàlopa đến bảo:
  – Này con, chúng bảo con bay quá cao. Nếu quả vậy, con tự gây tử vong cho mình đấy.
  Ngài lại ngâm ba vần kệ:
34. Na me rucci migālopa, yassa te tādisī gatī; Atuccaṃ tāta patasi, abhūmiṃ tāta sevasi. Ðường con bay bổng, hỡi con thân,
Cha thấy chúng sao thật bất an,
Con vụt lên cao xa quá mức,
Vượt vùng ta sống thật an toàn.
35. Catukkaṇṇaṃva kedāraṃ, yadā te pathavī siyā; Tato tāta nivattassu, māssu etto paraṃ gami. Khi đất chỉ là một bãi vuông
Hiện ra phía trước mắt con trông,
Thì nên quay lại thôi con nhé,
Ðừng táo bạo bay vút giữa không.
36. Santi aññepi sakuṇā, pattayānā vihaṅgamā; Akkhittā vātavegena, naṭṭhā te sassatīsamā. Chim sải cánh bay tận cõi không,
Chúng thường gặp bão tố cuồng phong,
Khi đang nỗ lực lên cao mãi,
Vì chúng kiêu căng phải mạng vong.
37. Akatvā apanandassa [aparaṇṇassa (sī. syā. pī.)], pitu vuddhassa sāsanaṃ; Kālavāte atikkamma, verambhānaṃ vasaṃ agā [gato (sī.)]. Khinh lời khuyên nhủ thật khôn ngoan
Của đấng lão thân, gặp Hắc Phong,
Tên gọi Ve-ram-bha Bão tố,
38. Tassa puttā ca dārā ca, ye caññe anujīvino; Sabbe byasanamāpāduṃ, anovādakare dije. Vợ con, gia sản phải tan hoang.
39. Evampi idha vuddhānaṃ, yo vākyaṃ nāvabujjhati; Atisīmacaro [atisīmaṃ caro (sī. syā. ka.)] ditto, gijjhovātītasāsano; Sabbe byasanaṃ papponti, akatvā buddhasāsananti. Do vậy những ai chẳng chú tâm
Nghe lời huynh trưởng vẫn khuyên răng,
Như chim kiêu mạn bay đi lạc,
Bất phục lệnh trên, gặp tử thần.
  Khi Pháp thoại chấm dứt, bậc Đạo Sư nhận diện Tiền thân:
  – Vào thời ấy, Migàlopa là Tỷ-kheo bất tuân Giới luật và Thứu vương Aparanna chính là Ta.
Migālopajātakaṃ chaṭṭhaṃ.  
382. Sirikāḷakaṇṇijātakaṃ (6-1-7) 382. Chuyện hai thiên nữ Siri Và Kàlakanni (Tiền thân Siri-Kàlakanni)
  Ai đây xanh thẩm hóa đen huyền…,
  Bậc Đạo Sư kể chuyện này trong lúc trú tại Kỳ Viên về ông Anàthapindika (Cấp Cô Độc).
  Từ thời ông được an trú vào quá Dự Lưu, ông hành trì Ngũ giới trọn vẹn. Tất cả vợ con gia nhân của ông đều làm như vậy.
  Một hôm tại Chánh pháp đường, Tăng chúng bắt đầu thảo luận xem ông Cấp Cô Độc và gia quyến ông có giữ Thánh đạo thanh tịnh chăng. Bậc Đạo Sư bước vào và được Hội chúng trình bày đề tài ấy, Ngài bảo:
  – Này các Tỷ-kheo, các bậc trí thời xưa cũng đã giữ cho toàn gia quyến được thanh tịnh.
  Và Ngài kể một chuyện đời xưa.
  Ngày xưa khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại, Bồ-tát làm một thương nhân, bố thí, trì giới và toàn thể con cháu, gia nhân trong nhà cũng làm như vậy. Cho nên ngài được gọi là thương nhân Suciparivàra (Toàn gia Thanh tịnh). Ngài suy nghĩ: “Nếu có vị nào giữ đức giới thanh tịnh hơn ta đến đây, và ta mời vị ấy ngồi trên ghế của ta hay nằm trên giường của ta thì không thích hợp, mà ta phải mời ngồi trên bảo tọa thanh tịnh chưa ai dùng”. Như thế ngài dặn gia nhân chuẩn bị một bảo tọa và một bảo sàng mới nguyên đặt vào một bên khách sảnh đặc biệt của ngài.
  Vào thời ấy trên cõi trời Thiên vương có hai nàng tiên: Kàlakanni (Bất Hạnh), ái nữ của Virùpakkha (Quảng Mục Thiên vương) và Siri (Hạnh Phúc), ái nữ của Dhatarattha (Trì Quốc Thiên vương) cùng đem nhiều vòng hoa và hương liệu đi đến hồ Anotatta để vui chơi tại đó.
  Bấy giờ tại hồ đó có nhiều chỗ tắm. Chư Phật có chỗ tắm riêng, các Độc Giác Phật có chỗ riêng, các Tỷ-kheo có chỗ riêng, các Thiên tử sáu tầng Dục giới (trong đó có Tứ Thiên vương an trú ở tầng thứ nhất) có chỗ riêng và các Thiên nữ có chỗ riêng.
  Hai Thiên nữ này đến đấy và bắt đầu tranh cãi xem ai được tắm trước. Kàlakanni nói:
  – Ta ngự trì cõi trần, ta tắm trước mới hợp lý.
  – Ta cai quản con đường giới hạnh đem lại địa vị tối cao của nhân loại. Ta tắm trước mới hợp lý. Siri đáp.
  Sau đó cả hai đều nói:
  – Tứ Thiên vương sẽ biết giữa hai ta ai sẽ phải tắm trước.
  Thế là hai nàng đi hỏi các Thiên vương rằng ai giữa hai nàng xứng đáng tắm trước tại hồ Anotatta. Hai Thiên vương Dhatarattha và Virupakkha đáp:
  – Chúng ta không thể quyết định được.
  Và hai vị giao phận sự ấy cho Virùlha (Tăng Trưởng Thiên vương) và Vesavana (Tỳ-sa-môn Thiên vương). Hai vị này cũng bảo:
  – Chúng ta không quyết định được, chúng ta muốn đưa chuyện đến bệ kiến Thiên chủ.
  Rồi hai vị đưa chuyện đến Sakka Thiên chủ (Đế Thích). Thiên chủ nghe chuyện, thầm nghĩ: “Hai này này là ái nữ của Thiên vương chư hầu của ta, ta không thể quyết định được chuyện ấy”, và bảo hai nàng:
  – Tại thành Ba-la-nại có một thương nhân tên gọi Suciparivàra, trong nhà vị ấy có đặt sẵn một bảo tọa và một bảo sàng mới nguyên, nàng nào có thể nằm ngồi ở chỗ ấy trước thì xứng đáng là người được tắm trước.
  Kàlakanni nghe vậy lập tức khoác y phục màu xanh, tẩm dầu thơm màu xanh và tô điểm nữ trang màu xanh (Màu xanh tượng trưng điềm xấu). Rồi từ Thiên giới, nàng giáng trần trên một thạch bàn do chiếc cung thần bắn ra. Sau canh giữa đêm, nàng trụ trên không, tỏa ra một làn ánh sáng xanh, không xa vị thương nhân đang nằm trên một bảo tọa trong khách sảnh đặc biệt của lâu đài. Vị thương nhân nhìn lên thấy nàng, song đối với ngài, nàng không có vẻ nhân từ, khả ái. Ngài liền ngâm vần kệ đầu nói chuyện với nàng:
40. Kā nu kāḷena vaṇṇena, na cāpi [na cāsi (sī.)] piyadassanā; Kā vā tvaṃ kassa vā dhītā, kathaṃ jānemu taṃ mayaṃ. Ai đây xanh thẩm hóa đen huyền,
Không khả ái đâu trước mắt nhìn,
Con gái nhà ai, nàng ấy nhỉ,
Làm sao ta biết, hỡi cô tiên?
  Nghe lời này, Kàlakanni ngâm vần kệ thứ hai:
41. Mahārājassahaṃ dhītā, virūpakkhassa caṇḍiyā; Ahaṃ kāḷī alakkhikā, kāḷakaṇṇīti maṃ vidū; Okāsaṃ yācito dehi, vasemu tava santike. Quảng Mục Thiên vương chính phụ thân,
Kà-li là Bất Hạnh, tai ương,
Xin ngài cho một phòng lưu trú
Kề cận ngài như dạ ước mong.
42. Kiṃsīle kiṃsamācāre, purise nivisase tuvaṃ; Puṭṭhā me kāḷi akkhāhi, kathaṃ [yathā (sī. pī.)] jānemu taṃ mayaṃ. Nàng vẫn sống theo giới hạnh gì?
Ðường nào nhân thế bước chân đi?
Ðây là câu hỏi xin nàng đáp,
Ta muốn chú tâm để lắng nghe.
  Nàng lại ngâm vần kệ thứ tư, giải thích các đặc tính của nàng:
43. Makkhī paḷāsī sārambhī, issukī maccharī saṭho; So mayhaṃ puriso kanto, laddhaṃ yassa vinassati. Giả dối, buông lung, cáu kỉnh luôn,
Vong ân, tật đố, dạ xan tham,
Ác nhân, ta giúp thành công để
Thắng lợi làm cho chúng diệt vong.
  Nàng còn ngâm thêm vần kệ thứ năm, thứ sáu và thứ bảy:
44. Kodhano upanāhī ca, pisuṇo ca vibhedako; Kaṇḍakavāco [aṇḍakavāco (ka. sī. pī.)] pharuso, so me kantataro tato. Sâu hận lại còn thân thiết hơn,
Giao tranh, phỉ báng, lẫn hung tàn,
45. Ajja suveti puriso, sadatthaṃ nāvabujjhati; Ovajjamāno kuppati, seyyaṃ so atimaññati. Kẻ ngu không biết người lương thiện,
Oán ghét lời khuyên, lẫn thiện nhân.
46. Davappaluddho [devappaluddho (ka.), davappaladdho (pī.)] puriso, sabbamittehi dhaṃsati; So mayhaṃ puriso kanto, tasmiṃ homi anāmayā. Người nào hành động trí ngu si,
Bằng hữu thảy đều phải chán chê,
Kẻ ấy với ta là bạn đó,
Ta tìm lạc thú ở người kia.
  Lúc ấy, bậc Đại Sĩ ngâm vần kệ thứ tám khiển trách nàng:
47. Apehi etto tvaṃ kāḷi, netaṃ amhesu vijjati; Aññaṃ janapadaṃ gaccha, nigame rājadhāniyo. Kà-li, nàng hãy bước đi ngay,
Chẳng có gì vui thú ở đây,
Hãy đến các kinh thành xứ khác,
Biến nhanh ra khỏi chốn này.
  Kàlakanni nghe vậy, buồn rầu ngâm vần kệ đáp lời:
48. Ahampi kho taṃ [cetaṃ (sī.)] jānāmi, netaṃ tumhesu vijjati; Santi loke alakkhikā, saṅgharanti bahuṃ dhanaṃ; Ahaṃ devo ca me bhātā, ubho naṃ vidhamāmase. Ta vẫn biết ngài rõ lắm thay,
Không gì vui thú ở nơi đây,
Những người ác tạo nhiều mưu kế,
Huynh đệ ta làm biến mất ngay.
  Khi nàng đã đi rồi, Thiên nữ Siri xuất hiện, với y phục, dầu thơm, nữ trang toàn màu rực rỡ ngay trước cửa phòng khách, vừa tỏa ra một làn ánh sáng toàn màu vàng, nàng đứng trên đất bằng hai chân vững chắc và dáng điệu kính cẩn. Bồ-tát thấy nàng liền ngâm hai vần kệ đầu:
49. Kā nu dibbena vaṇṇena, pathabyā supatiṭṭhitā; Kā vā tvaṃ kassa vā dhītā, kathaṃ jānemu taṃ mayaṃ. Ai đây màu sáng chói Thiên thần
Trên đất bình yên, dáng thật chân,
Con gái nhà ai, nàng ấy nhỉ,
Làm sao ta biết, hỡi tiên nương?
  Siri nghe vậy liền đáp vần kệ thứ hai:
50. Mahārājassahaṃ dhītā, dhataraṭṭhassa sirīmato [dhataraṭṭhasirīmato (syā. ka.)]; Ahaṃ sirī ca lakkhī ca, bhūripaññāti maṃ vidū; Okāsaṃ yācito dehi, vasemu tava santike. Trì Quốc Thiên vương chính phụ thân,
Ta là Hạnh Phúc, trí am tường,
Thế nhân tán tụng, xin an trú
Ðại sảnh cùng ngài dạ ước mong.
  Sau đó ngài hỏi:
51. Kiṃsīle kiṃsamācāre, purise nivisase tuvaṃ; Puṭṭhā me lakkhi akkhāhi, kathaṃ [yathā (sī. pī.)] jānemu taṃ mayaṃ. Nàng vẫn sống theo giới hạnh gì?
Ðường nào nhân thế bước chân đi?
Ðây là câu hỏi xin nàng đáp,
Ta muốn chú tâm để lắng nghe.
  Siri đáp lại:
52. Yo cāpi sīte athavāpi uṇhe, vātātape ḍaṃsasarīsape ca; Khudhaṃ [khuddaṃ (syā. ka.), khudaṃ (pī.)] pipāsaṃ abhibhuyya sabbaṃ, rattintivaṃ yo satataṃ niyutto; Kālāgatañca na hāpeti atthaṃ, so me manāpo nivise ca tamhi. Người nào dù nóng, lạnh, phong ba,
Ðói khát, ruồi gây bệnh, độc xà,
Phận sự ngày đêm làm tròn vẹn,
Ta luôn quý mến sống cùng nhà.
53. Akkodhano mittavā cāgavā ca, sīlūpapanno asaṭhojubhūto [asaṭho ujjubhūto (pī.)]; Saṅgāhako sakhilo saṇhavāco, mahattapattopi nivātavutti; Tasmiṃhaṃ [tasmāhaṃ (sī. pī.)] pose vipulā bhavāmi, ūmi samuddassa yathāpi vaṇṇaṃ. Nhã nhặn, thiết thân, hạnh chánh chân,
Khoan dung, thẳng thắn, dạ bình an,
Tín thành, thiện cảm, đầy kham nhẫn,
Ta điểm tô thêm mọi phước phần,
Như sóng lan dần trên biển cả,
Một màu sáng chói ngập trùng dương.
54. Yo cāpi mitte athavā amitte, seṭṭhe sarikkhe atha vāpi hīne; Atthaṃ carantaṃ athavā anatthaṃ, āvī raho saṅgahameva vatte [vatto (syā. ka.)]. Vācaṃ na vajjā pharusaṃ kadāci, matassa jīvassa ca tassa homi. Với bạn thân hay chẳng bạn thân,
Với người hơn, kém, hoặc ngang hàng,
Ác nhân hay cả cừu nhân nữa,
Dù tối trời hay giữa ánh quang,
Những kẻ nhân từ không ác ngữ
Tử sinh ta mãi kết thân bằng.
55. Etesaṃ yo aññataraṃ labhitvā, kantā sirī [kantasiriṃ (katthaci), kantaṃ siriṃ (syā.) aṭṭhakathāyaṃ dutiyatatiyapāṭhantarāni] majjati appapañño; Taṃ dittarūpaṃ visamaṃ carantaṃ, karīsaṭhānaṃva [karīsajātaṃ va (sī. syā.)] vivajjayāmi. Song nếu kẻ ngu được mến thương
Lại sinh ngạo mạn với kiêu căng,
Con đường bất thiện đầy ngoan cố,
Ta tránh xa như một vũng bùn.
56. Attanā kurute lakkhiṃ, alakkhiṃ kurutattanā; Na hi lakkhiṃ alakkhiṃ vā, añño aññassa kārakoti. Họa, phúc nghiệp riêng mỗi bản thân,
Chẳng ai tạo nghiệp của tha nhân,
Một người không thể gây tai họa,
Hạnh phúc cho ai ở cõi trần.
  Đó là lời giải đáp của Siri khi được vị thương nhân hỏi. Bồ-tát hoan hỷ trước lời nàng, liền bảo:
  – Đây là sàng tọa thanh tịnh, xứng đáng dành cho nàng. Hãy nằm ngồi lên đó.
  Nàng ở lại đến sáng hôm sau giã từ về cõi trời Tứ Thiên vương và tắm trước tiên tại hồ Anotatta. Sàng tọa được Siri dùng tên là Sirisaya. Đó là nguồn gốc của từ Sirisayana (Bảo tọa, vương sàng) và vì lý do đó, nó được gọi như vậy cho đến ngày nay.
  Khi Pháp thoại chấm dứt, bậc Đạo Sư nhận diện Tiền thân:
  – Vào thời ấy, Thiên nữ Siri là Uppalavannà (Liên Hoa Sắc) và thương nhân Suciparivàra chính là Ta.
Sirikāḷakaṇṇijātakaṃ sattamaṃ.  
383. Kukkuṭajātakaṃ (6-1-8) 383. Chuyện kê vương (Tiền thân Kukkuta)
  Chim có cánh hồng sáng rực sao…,
  Bậc Đạo Sư kể chuyện này trong lúc trú tại Kỳ Viên về một Tỷ-kheo mơ tưởng đời thế tục,
  Bậc Đạo Sư hỏi:
  – Tại sao ông mơ tưởng đời thế tục?
  – Bạch Thế Tôn, chính vì tham dục, con đã trông thấy một nữ nhân trang sức diễm lệ.
  – Này Tỷ-kheo, nữ nhân cũng như mèo cái, thường dối lừa và tán tỉnh để làm hại kẻ nào đã rơi vào uy lực của họ.
  Rồi Ngài kể một chuyện quá khứ.
  Ngày xưa, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại, Bồ-tát được sinh làm Gà trống sống trong rừng với đoàn tùy tùng hàng trăm gà trống khác. Không xa đó có một con mèo cái. Nó đã dùng nhiều mưu kế dụ dỗ nhiều gà trống để ăn thịt ngoại trừ Bồ-tát, song Bồ-tát vẫn không rơi vào mãnh lực của nó. Mèo cái nghĩ thầm: “Con Gà trống này thật tinh khôn, song nó biết đâu là ta cũng tinh khôn và đầy phương tiện tinh xảo. Nếu ta dụ dỗ nịnh hót nó và bảo: “Thiếp muốn làm vợ chàng”, rồi sẽ ăn thịt nó khi nó rơi vào tay ta thì tốt biết bao”.
  Mèo cái liền đến dưới gốc cây nơi Gà trống đậu và khẩn cầu Gà bằng giọng lưỡi tán tụng vẻ đẹp của Gà trống, vừa ngâm vần kệ đầu:
57. Sucittapattachadana, tambacūḷa vihaṅgama; Oroha dumasākhāya, mudhā bhariyā bhavāmi te. Chim có cánh hồng sáng rực sao,
Mồng cao rũ xuống đẹp dường bao,
Thiếp nay ước muốn nên chồng vợ,
Bỏ cây xuống với thiếp đây nào!
  Bồ-tát nghe vậy suy nghĩ: “Nó đã ăn thịt tất cả họ hàng nhà ta, nay nó lại muốn phỉnh nịnh ta để ăn ta luôn. Ta quyết tìm cách tống nó đi”. Vì thế ngài ngâm vần kệ thứ hai:
58. Catuppadī tvaṃ kalyāṇi, dvipadāhaṃ manorame; Migī pakkhī asaññuttā, aññaṃ pariyesa sāmikaṃ. Cô nàng quyến rủ, đẹp xinh ôi!
Nàng có bốn chân, tôi chỉ hai,
Chim, thú không bao giờ kết hợp,
Hãy tìm chàng khác thật cân đôi.
  Mèo cái liền nghĩ: “Gà trống này tinh khôn khác thường, ta phải quyết dùng mưu này kế nọ dụ nó và ăn thịt nó mới được”. Vì thế nó ngâm vần kệ thứ ba:
59. Komārikā te hessāmi, mañjukā piyabhāṇinī; Vinda maṃ ariyena vedena, sāvaya maṃ yadicchasi. Thiếp dâng chàng sắc đẹp thanh xuân,
Lời nói dịu êm nhã nhặn luôn,
Làm vợ quý yêu hay thị nữ,
Tùy nghi đối xử hợp phu quân.
  Sau đó Bồ-tát lại nghĩ: “Tốt nhất là phải mạ lỵ nó và tống cổ nó đi nơi khác”, ngài liền ngâm vần kệ thứ tư:
60. Kuṇapādini lohitape, cori kukkuṭapothini; Na tvaṃ ariyena vedena, mamaṃ bhattāramicchasi. Con Mèo hút máu họ nhà Gà,
Cướp giết bạo tàn thật xấu xa,
Vợ quý ư? Không hề quý trọng
Trong lòng Mèo lúc tán dương ta.
  Mèo cái bị tống đi, từ đó không còn dám nhìn mặt Gà được nữa.
61. Evampi caturā [cāturā (syā. ka.)] nārī, disvāna sadhanaṃ [pavaraṃ (sī. syā. pī.)] naraṃ; Nenti saṇhāhi vācāhi, biḷārī viya kukkuṭaṃ. Vậy khi chúng thấy một anh hùng,
Cả bầy nhi nữ thật tinh khôn
Cố tìm cách để hòng lôi cuốn.
(Cứ xem Mèo cái với Kê vương).
62. Yo ca uppatitaṃ atthaṃ, na khippamanubujjhati; Amittavasamanveti, pacchā ca anutappati. Ai không đối phó trước nguy nan
Đành phải ngã dài ở dưới chân
Cúi mặt phục tùng ngay địch thủ,
Trong niềm uất hận lẫn đau buồn.
63. Yo ca uppatitaṃ atthaṃ, khippameva nibodhati; Muccate sattusambādhā, kukkuṭova biḷāriyāti. Người kịp thời xem xét sự tình
Gian nguy xảy đến số phần mình,
Như Gà trống lánh xa Mèo cái,
Cừu địch kia, cần tránh thật nhánh.
  Đây là các vần kệ phát xuất từ Trí tuệ Tối thắng của đức Phật.
  Khi Pháp thoại chấm dứt bậc Đạo Sư tuyên thuyết các Sự Thật và nhận diện Tiền thân. Vào lúc kết thúc các Sự Thật, vị Tỷ-kheo thối thất đã được an trú vào Sơ quả (Dự Lưu). Rồi Ngài nhận diện Tiền thân:
  – Thuở ấy, Ta chính là Gà trống ấy.
Kukkuṭajātakaṃ aṭṭhamaṃ.  
384. Dhammadhajajātakaṃ (6-1-9) 384. Chuyện pháp Ấn (Tiền thân Dhammaddhaja)
  Hành trì đức hạnh, hỡi chư huynh…,
  Bậc Đạo Sư kể chuyện này trong lúc trú tại Kỳ Viên về một Tỷ-kheo lừa dối.
  Ngài bảo:
  – Này các Tỷ-kheo, kẻ này không chỉ lừa dối lần đầu tiên.
  Rồi Ngài kể một chuyện đời xưa.
  Ngày xưa, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại, Bồ-tát được sinh làm một con chim. Khi lớn lên ngài sống giữa bầy chim tùy tùng của ngài trên một đảo giữa biển cả.
  Một hôm có đoàn thương nhân đem theo một con Quạ và khởi hành ra khơi, đến giữa biển, tàu bị chìm. Con Quạ bay đến đảo này, nghĩ thầm: “Đây có cả đàn chim lớn, nếu ta dùng kế lừa gạt chúng rồi ăn thịt cả trứng lẫn chim non thì hay biết bao”. Thế rồi nó bay xuống giữa bầy chim, vừa há mỏ vừa đứng một chân trên mặt đất. Bầy chim hỏi:
  – Thưa Tôn giả, ngài là ai?
  – Ta là một Thánh giả.
  – Tại sao ngài chỉ đứng một chân?
  – Nếu ta đặt chân kia xuống, quả đất không thể chịu đựng nổi ta.
  – Thế tại sao ngài vừa đứng vừa há mỏ?
  – Ta không ăn thực phẩm gì cả, chỉ hút gió.
  Cùng với lời này, Quạ gọi bầy chim lại bảo:
  – Ta sẽ thuyết giáo cho các anh, hãy lắng nghe.
  Rồi Quạ ngâm vần kệ đầu để giảng giáo lý:
64. Dhammaṃ caratha ñātayo, dhammaṃ caratha bhaddaṃ vo [bhadda vo (ka.)]; Dhammacārī sukhaṃ seti, asmiṃ loke paramhi ca. Hành trì đức hạnh, hỡi chư huynh,
Cầu chúc chư huynh đệ phước lành!
Ta nói lại: hành trì đức hạnh
Ðời này, đời kế đạt an bình.
  Đàn chim không biết Quạ nói thế với âm mưu lừa dối chúng để ăn trứng chim, liền ca ngợi Quạ và ngâm vần kệ thứ hai:
65. Bhaddako vatayaṃ pakkhī, dijo paramadhammiko; Ekapādena tiṭṭhanto, dhammamevānusāsati. Chim này chánh hạnh, phước ân tràn,
Thuyết giảng chỉ cần đứng một chân
  Bầy chim đầy tin tưởng con Quạ gian ác này, liền bảo:
  – Thưa Tôn giả, ngài không cần thực phẩm gì cả, chỉ cần hút gió mà sống, vậy xin ngài canh chừng lứa trứng này và bầy chim non của chúng tôi.
  Như thế, chúng bay đi đến nơi ăn thường lệ. Khi chúng đã đi xa, con Quạ độc hại này ăn đầy một bụng cả trứng lẫn chim non. Rồi khi bầy chim trở lại, nó liền đứng yên lặng trên một chân và há mỏ ra.
  Đàn chim không thấy lũ chim non khi bay về tổ liền kêu thét lên:
  – Ai có thể ăn chúng rồi chứ?.
  Song chúng lại bảo nhau:
  – Ông Quạ này là một bậc Thánh mà!
  Chúng không nghi ngờ gì con Quạ cả.
  Sau đó, một hôm, Bồ-tát nghĩ thầm: “Trước đây không có gì nguy hiểm xảy ra, chỉ từ khi có con Quạ này đến mới bắt đầu có tai họa, vậy tốt hơn phải thử nó”.
  Vì thế ngài làm như thể sáp bay đi ăn cùng bầy chim kia, rồi ngài quay lại đậu một chỗ kín đáo. Con Quạ tin tưởng bầy chim đã bay hết liền đứng lên, đến ăn cả trứng lẫn chim non, xong lại đứng trên một chân, há mỏ ra như cũ. Khi bầy chim bay về, Chim chúa tụ tập chúng lại và bảo:
  – Hôm nay ta đã quan sát mối hiểm họa đến với đàn con của chúng ta và ta thấy con Quạ gian ác này đã ăn thịt chúng, vậy ta quyết bắt nó.
  Như thế ngài họp bầy chim vây quanh con Quạ và bảo:
  – Nếu nó bay đi trốn, ta phải bắt lấy nó.
  Rồi ngài ngâm các vần kệ tiếp theo:
66. Nāssa sīlaṃ vijānātha, anaññāya pasaṃsatha; Bhutvā aṇḍañca potañca [chāpe ca (sī. pī.)], dhammo dhammoti bhāsati. Các con không biết tính chim này
Khi tán các con, ngu dại thay!
“Ðức hạnh” nó rao, “đức hạnh” mãi,
Rồi ăn cả trứng lẫn con bầy!
67. Aññaṃ bhaṇati vācāya, aññaṃ kāyena kubbati; Vācāya no ca kāyena, na taṃ dhammaṃ adhiṭṭhito. Những điều nó giảng, giọng thanh thanh,
Song bọn chúng không thể thực hành,
“Ðức hạnh” nó ồn ào trống rỗng,
Chánh chân của nó chẳng chân thành.
68. Vācāya sakhilo manoviduggo, channo kūpasayova kaṇhasappo; Dhammadhajo gāmanigamāsusādhu [gāmanigamāsu sādhusammato (sī.), gāmanigamasādhu (pī.)], dujjāno purisena bālisena. Giả dối trong tâm, lưỡi phỉnh phờ,
Nó là rắn hổ lén bò vô:
Nó nhờ áo khoác ngoài lừa gạt
Dân chúng, vì chúng quá dại khờ.
69. Imaṃ tuṇḍehi pakkhehi, pādā cimaṃ viheṭhatha [vipothatha (pī.)]; Chavañhimaṃ vināsetha, nāyaṃ saṃvāsanārahoti. Lấy mỏ, cánh lôi nó đánh ngay,
Xé tan nó với móng chim này!
Ðời tàn cho đáng, tên hèn hạ
Phản bội niềm tin chính nghĩa đây.
  Cùng với những lời này, chính Chim chúa vụt bay lên lấy mỏ đánh vào đầu Quạ và cả đàn chim cũng lấy mỏ và chân đánh Quạ cho đến chết.
  Khi Pháp thoại chấm dứt, bậc Đạo Sư nhận diện Tiền thân:
  – Thời ấy con Quạ là Tỷ-kheo lừa dối này, và Chim chúa chính là Ta.
Dhammadhajajātakaṃ navamaṃ.  
385. Nandiyamigarājajātakaṃ (6-1-10) 385. Chuyện lộc vương hoan Hỷ (Tiền thân Nandiyamiga)
  Bà-la-môn, ngài có vào ngự uyển…,
  Bậc Đạo Sư kể chuyện này tại Kỳ Viên về một Tỷ-kheo phụng dưỡng mẹ mình.
  Ngài hỏi vị Tỷ-kheo:
  – Có thật là ông phụng dưỡng người thế tục?
  – Thưa vâng, bạch Thế Tôn
  – Họ là ai?
  – Bạch Thế Tôn, đó là cha mẹ con.
  – Tốt lành thay, tốt lành thay, này Tỷ-kheo, ông duy trì Giới luật của các trí nhân ngày xưa, vì các vị ấy ngay khi sinh làm súc vật cũng hy sinh tính mạng vì cha mẹ.
  Và Ngài kể một chuyện quá khứ.
  Ngày xưa, lúc vua nước Kosala ngự trị dân chúng tại Saketa (tức là Oudh), Bồ-tát được sinh làm con nai. Khi lớn lên, ngài có tên là Nandiyamiga (Hỷ Lộc) với tính tình và đức hạnh ưu thắng, ngài phụng dưỡng song thân mình.
  Vua Kosala có ý thích săn bắn, hằng ngày đi vào rừng cùng một đoàn tùy tùng đông đảo, vì thế dân chúng không thể làm nghề canh tác và nghề thương mãi của họ được. Họ tụ tập nhau bàn luận:
  – Này các ông, đức vua của chúng ta đang hủy hoại nghề nghiệp của chúng ta, đời sống gia đình ta đang tàn tạ, nên chăng là chúng ta phải rào lâm viên Anjanavana lại, làm một cổng lớn, đào một hồ nước và gieo cỏ mọc lên, rồi vào rừng cầm gậy trong tay, đập vào các bụi rậm, như thế đuổi được bầy nai ra và đưa chúng đi vào lâm viên ở như bầy bò trong chuồng? Sau đó chúng ta đóng cổng lại, trình đức vua việc ấy và đi làm công việc của chúng ta?
  – Đó là cách ta phải làm. Họ bảo nhau.
  Và họ đồng ý chuẩn bị lâm viên sẵn sàng, rồi vào rừng rào một khoảng rộng, mỗi bề một dặm. Lúc ấy Nandiya đã đem cha mẹ vào một bụi cây nhỏ và nằm xuống đất. Dân chúng cầm khiêng mộc, vũ khí bao vây bụi rậm kề sát nhau, một vài người bước vào tìm. Nai Nandiya thấy họ liền nghĩ: “Thật tốt là ta sẽ hy sinh tính mạng mình hôm nay để cứu cha mẹ”. Như thế, nai đứng dậy chào cha mẹ và nói:
  – Thưa cha mẹ, đám người này sẽ trông thấy cả ba chúng ta nếu họ vào trong bụi, cha mẹ chỉ có thể sống sót được bằng một cách duy nhất, và mạng sống cha mẹ là tối thượng: con sẽ hy sinh tính mạng của con vì cha mẹ, bằng cách đứng bên bờ bụi cây và chạy ra ngay khi họ đập vào bụi, sau đó họ sẽ nghĩ rằng chỉ có một con nai nhỏ trong bụi nhỏ này thôi, và sẽ không bước vào trong. Vậy cha mẹ hãy cố hết sức thận trọng.
  Thế là nai xin được phép đứng lên sẵn sàng chạy ra.
  Ngay khi bụi cây bị đám người đứng bên ngoài bờ đập mạnh và la hét, nai vụt chạy ra nên họ nghĩ rằng chỉ có một con nai trong ấy và không bước vào trong. Nandiya cùng đi với đám nai kia, được đám người ấy xua vào trong lâm viên, rồi họ đóng cổng lại và trình lên đức vua xong xuôi, họ trở về nhà.
  Từ đấy, bao giờ vua cũng tự mình đi bắn nai, rồi hoặc vua mang nai về, hoặc truyền người đi tìm nó mang về.
  Bầy nai chuẩn bị chờ đến phiên mình, con nào đến phiên phải đứng sang một bên, rồi họ mang nó đi khi nó đã bị bắn chết. Nandiya cứ uống nước trong hồ và ăn cỏ, nhưng chưa đến phiên mình. Nhiều ngày sau cha mẹ ngài mong muốn gặp con. Liền nghĩ: “Con ta Nandiya là Lộc vương, mạnh khỏe như voi và hoàn toàn tráng kiện. Nếu còn sống chắc chắn nó sẽ nhảy rào về thăm chúng ta rồi”. Vì thế hai vị đứng bên vệ đường, vừa thấy một Bà-la-môn, liền hỏi bằng giọng người:
  – Thưa Tôn giả, ngài đi đâu thế?
  – Đi Sàketa. Vị ấy đáp.
  Nghe vậy, hai vị muốn nhắn đôi lời cho con bèn ngâm vần kệ đầu:
70. Sace brāhmaṇa gacchesi, sākete [sāketaṃ (sī. syā.)] ajjunaṃ [añjhanaṃ (sī. syā. pī.)] vanaṃ; Vajjāsi nandiyaṃ nāma, puttaṃ asmākamorasaṃ; Mātā pitā ca te vuddhā, te taṃ icchanti passituṃ. Bà-la-môn, ngài có vào ngự uyển,
Khi ngài đi qua xứ Oudh, kinh đô,
Xin tìm Nan-di yêu dấu của ta
Và nhắn gửi một đôi lời chân thật:
Qua tháng năm cha mẹ già kiệt lực,
Lòng khát khao mong mỏi đợi con về.
  Vị Bà-la-môn bảo:
  – Được lắm.
  Và ông nhận lời.
  Ngày hôm sau ông đi đến Sàketa, vào vườn ngự uyển và hỏi lớn:
  – Nai nào là Nandiya?
  Nai chúa đến gần ông và bảo:
  – Ta đây.
  Vị Bà-la-môn nói lại lời nhắn kia, Nandiya nghe vậy đáp.:
  – Này Bà-la-môn, ta có thể ra đi. Chắc chắn ta có thể nhảy rào trốn đi. Song ta đã thọ hưởng thức ăn nước uống đầy đủ của đức vua và việc ấy đối với ta như một món nợ. Ngoài ra, ta đã sống lâu nay với bầy nai này, thật không hợp lý nếu ta ra đi mà không làm ích lợi cho đức vua và bầy nai nữa, hoặc không chứng tỏ sức mạnh của ta. Vậy khi nào đến phiên ta, ta sẽ làm lợi ích cho cả người lẫn vật rồi an vui trở về.
  Để giải thích điều này, ngài ngâm hai vần kệ:
71. Bhuttā mayā nivāpāni, rājino pānabhojanaṃ; Taṃ rājapiṇḍaṃ avabhottuṃ [avabhottaṃ (ka.)], nāhaṃ brāhmaṇa mussahe. Ta đội ơn vua, ăn uống tràn trề,
Chưa đi được, chờ khi làm ích lợi.
72. Odahissāmahaṃ passaṃ, khurappānissa [khurappāṇissa (sī.), khurapāṇissa (pī.), khurappapāṇissa (?)] rājino; Tadāhaṃ sukhito mutto, api passeyya mātaraṃ. Trước cung vua, ta sẽ giơ sườn đợi,
Rồi về thăm cha mẹ để thanh minh.
  Vị Bà-la-môn nghe lời này liền bỏ đi.
  Sau đó, vào ngày đến lượt nai chúa, vua cùng đoàn tùy tùng đông đảo vào vườn ngự uyển. Bồ-tát đứng sang một bên. Vua bảo:
  – Ta sẽ bắn nai này.
  Và vua lắp một mũi tên nhọn vào dây cung. Bồ-tát chẳng bỏ chạy như các con nai khác khi sợ chết, mà lòng đầy can đảm và lấy từ ái làm kim chỉ nam. Ngài đứng yên phô bày bộ xương sườn thật cường tráng.
  Do động lực của từ tâm ấy, vua không thể thả mũi tên ra. Bồ-tát bảo:
  – Tâu Đại vương, tại sao Đại vương không bắn? Xin hãy bắn đi.
  – Này Lộc vương, trẫm không thể bắn được.
  – Tâu Đại vương, thế thì xin hãy xem các công đức của người giữ giới hạnh.
  Sau đó vua hoan hỷ với lời của Bồ-tát, liền thả cung xuống và bảo:
  – Khúc gỗ vô tri giác này không biết đức độ của Nai chúa, chứ trẫm là người có tri giác lẽ nào không hiểu? Hãy tha thứ cho trẫm, nay trẫm cho Nai chúa được bình an.
  – Tâu Đại vương, ngài cho ta được bình an, song còn cả đàn nai trong ngự viên này thì sao?
  – Trẫm cũug sẽ cho chúng bình an nữa.
  Như vậy sau khi tạo được bình an cho tất cả bầy nai trong lâm viên, chim muông trên trời và bầy cá dưới nước, theo cách được miêu tả trong Tiền thân Nigrodhamiga (số 12), Bồ-tát làm vua an trú vào Ngũ giới và bảo:
  – Tâu Đại vương, tốt lành thay cho một đức vua cai trị quốc độ bằng cách từ bỏ mọi ác đạo, không xâm phạm Thập vương pháp (Mười đức tính của vị vua) và hành động chân chánh:
  Bố thí, nhân từ, đức hạnh, công bình,
  Thân ái, nhu mì, ôn hòa, nhẫn nhục,
  Ăn năn, bi mẫn, là mười giới đức
  Ta thấy luôn vững chắc ở trong tâm.
  Từ đó khởi sinh cả một từ ân
  Thật hoàn thiện và nội thân an lạc.
  Cùng với những lời này, ngài nêu rõ mọi đức tính của một vị vua hiền qua hình thức một lời kệ.
  Sau vài ngày ở lại cùng nhà vua, ngài ra lệnh truyền một chiếc trống bằng vàng đi khắp kinh thành, công bố lời hứa bình an cho mọi loài. Sau đó ngài bảo:
  – Xin Đại vương hãy cẩn trọng hộ phòng.
  Rồi ngài ra về thăm cha mẹ.
73. Migarājā pure āsiṃ, kosalassa niketane [niketave (sī. syā. pī.)]; Nandiyo nāma nāmena, abhirūpo catuppado. Xưa ta chính Lộc vương trong xứ Oudh,
Tánh và danh là Hoan hỷ, Nan-di
74. Taṃ maṃ vadhitumāgacchi, dāyasmiṃ ajjune vane; Dhanuṃ ārajjaṃ [ārajjuṃ (niyya), adejjhaṃ (sī. pī.) advedhābhāvaṃ ekībhāvanti attho] katvāna, usuṃ sannayha [sandhāya (sī. pī.)] kosalo. Muốn giết ta trong ngự uyển, ngày kia
Ðức vua đến, tên nằm trên dây sẵn.
75. Tassāhaṃ odahiṃ passaṃ, khurappānissa rājino; Tadāhaṃ sukhito mutto, mātaraṃ daṭṭhumāgatoti. Ta phơi sườn trước tên vua đòi bắn,
Rồi về thăm cha mẹ để thanh minh.
  Đây là những vần kệ phát sinh từ Trí tuệ Tối thắng (của đức Phật).
  Khi Pháp thoại chấm dứt, bậc Đạo Sư tuyên thuyết các Sự Thật. Vào lúc các Sự Thật kết thúc, vị Tỷ-kheo được an trú vào Sơ quả (Dự lưu). Rồi Ngài nhận diện Tiền thân:
  – Thời ấy, song thân là phụ vương và mẫu hậu trong hoàng gia, vị Bà-la-môn là Sàriputta, vua là Ànanda và ta chính là Lộc vương.
Nandiyamigarājajātakaṃ dasamaṃ.  
Avāriyavaggo paṭhamo.  
Tassuddānaṃ –  
Atha kujjharathesabha ketuvaro, sadarīmukha neru latā ca puna; Apananda sirī ca sucittavaro, atha dhammika nandimigena dasāti.