3. Tikanipāto

Chương III – Phẩm Ba Kệ

3. Nhóm ba

Tipitaka.org Việt dịch: HT. Thích Minh Châu Việt dịch: TK. Indacanda
1. Aṅgaṇikabhāradvājattheragāthā (CLXX) Anganika Bhàradvàja (Thera. 29) Kệ ngôn của trưởng lão Aṅgaṇikabhāradvāja.  
  Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh gần núi Hy-mã-lạp-sơn, trong thành phố Ukkattha, trong gia đình một Bà-la-môn phú cường và được đặt tên là Anganika Bhàradvàja. Khi ngài được học xong giáo điển và nghệ thuật Vệ-đà, ngài hướng về giải thoát. Trong khi bộ hành chỗ này chỗ khác, ngài gặp bậc Đạo Sư khi bậc Đạo Sư đang du hành ở vùng quê, và với tâm tư tín thành, ngài nghe bậc Đạo Sư thuyết giảng. Từ bỏ tà khổ hạnh, ngài xuất gia, tu tập thiền quán, và sau một thời gian chứng được sáu thắng trí.  
  Sau khi sống tận hưởng vị ngọt giải thoát, ngài với lòng thương đối với bà con, đến thăm và dạy họ về quy y và giới luật. Rồi từ giã các bà con, ngài sống trong một ngôi rừng gần làng Kundiya của dân tộc Kuru. Khi có việc đi đến Uggàyàman, một số Bà-la-môn quen biết đến hỏi: ‘Thưa Tôn giả Bhàradvàja, do ngài thấy gì mà ngài từ bỏ giáo hội Bà-la-môn, và chấp nhận giáo hội này?’ Ngài nêu rõ, ngoài giáo hội đức Phật, không có giới thanh tịnh, ngài nói:  
219. ‘‘Ayoni suddhimanvesaṃ, aggiṃ paricariṃ vane; Suddhimaggaṃ ajānanto, akāsiṃ amaraṃ tapaṃ [akāsiṃ aparaṃ tapaṃ (syā.), akāsiṃ amataṃ tapaṃ (ka.)]. 219. Trong rừng ta thờ lửa,. Truyền thống không chơn chánh, Không biết đường thanh tịnh, Theo khổ hạnh bất tử. 219. “Trong khi tầm cầu sự trong sạch không đúng đường lối, tôi đã chăm sóc ngọn lửa (cúng dường Thần Lửa) ở trong rừng. Trong khi không biết về Đạo Lộ của sự trong sạch, tôi đã thực hành khổ hạnh vì sự bất tử.
220. ‘‘Taṃ sukhena sukhaṃ laddhaṃ, passa dhammasudhammataṃ; Tisso vijjā anuppattā, kataṃ buddhassa sāsanaṃ. 220. Với lạc, ta được lạc,. Hãy xem pháp, tùy pháp, Ba minh chứng đạt được, Lời Phật dạy, làm xong. 220. Sự an lạc (Niết Bàn) ấy đạt được với sự an lạc (của đường lối thực hành Trung Đạo); hãy nhìn xem bản chất tốt đẹp của Giáo Pháp. Ba Minh đã được thành tựu, lời dạy của đức Phật đã được thực hành.
221. ‘‘Brahmabandhu pure āsiṃ, idāni khomhi brāhmaṇo; Tevijjo nhātako [nahātako (sī. aṭṭha.)] camhi, sottiyo camhi vedagū’’ti. 221. Trước bà con Phạm chí,. Nay ta chính Phạm chí, Ba minh, ta quán đảnh, An ổn ta đạt được, Thông hiểu đúng Chánh pháp, Thuần thục lời Phật dạy. 221. Trước đây, tôi đã là thân quyến của Phạm Thiên, giờ đây tôi quả thật là dòng dõi Phạm Thiên. Tôi có ba Minh, là người đã được tắm rửa (hoàn toàn trong sạch), tôi có các sự tốt lành, có sự hiểu biết sâu sắc.”
  Khi các Bà-la-môn ấy nghe ngài nói, các vị ấy chấp nhận và từ bỏ rất là phấn khởi. Đại đức trưởng lão Aṅgaṇikabhāradvāja đã nói những lời kệ như thế.
… Aṅgaṇikabhāradvājo thero….    
2. Paccayattheragāthā (CLXXI) Paccaya (Thera. 29) Kệ ngôn của trưởng lão Paccaya.  
  Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở thành Rohi trong một gia đình hoàng tộc, và được đặt tên là Paccaya. Thọ hưởng gia tài khi phụ thân mệnh chung, ngài tuyên bố tổ chức một đàn bố thí rất lớn và một số đông người tụ họp. Trong cuộc tụ họp này, bậc Đạo Sư ngồi trên một ngai vàng trong một ngôi nhà trang hoàng châu báu. Đức Phật thuyết pháp, trong khi mọi người ngắm, chiêm ngưỡng ngài. Phần lớn dân chúng hiểu lời đức Bổn Sư dạy, nhưng ngài Paccaya đi xa hơn. Thúc đẩy bởi nghiệp duyên đời trước, ngài từ bỏ tài sản và xuất gia như trước kia ngài đã phát nguyện dưới thời đức Phật Kassapa, nay ngài đã phát nguyện, khi đã vào am tranh tu hành, nếu chưa giải thoát thời không ra khỏi am này và cuối cùng thiền quán được phát triển, trí tuệ được thuần thục, ngài chứng quả A-la-hán. Để kỷ niệm thành quả này, ngài nói lên quả chứng của ngài, ngang qua những bài kệ như sau:  
222. ‘‘Pañcāhāhaṃ pabbajito, sekho appattamānaso, Vihāraṃ me paviṭṭhassa, cetaso paṇidhī ahu. 222. Năm ngày ta xuất gia,. Hữu học, ý chưa đạt, Ta trú hạnh viễn ly, Tâm phát nguyện như sau: 222. “Tôi đã xuất gia được năm ngày, là bậc Hữu Học, tâm ý chưa đạt. Lúc tôi đi vào trú xá, ý của tôi đã có quyết định rằng:
223. ‘‘Nāsissaṃ na pivissāmi, vihārato na nikkhame; Napi passaṃ nipātessaṃ, taṇhāsalle anūhate. 223. Ta sẽ không ăn uống,. Không ra ngoài tinh xá, Ta sẽ không nằm xuống, Không nằm một bên hông, Nếu mũi tên tham ái, Chưa rút nhổ lên được. 223. ‘Khi mũi tên tham ái chưa được nhổ lên, ta sẽ không ăn, ta sẽ không uống, ta sẽ không đi ra khỏi trú xá, ta cũng sẽ không nằm xuống một bên hông.’
224. ‘‘Tassa mevaṃ viharato, passa vīriyaparakkamaṃ; Tisso vijjā anuppattā, kataṃ buddhassa sāsana’’nti. 224. Hạnh ta sống như vậy,. Hãy nhìn ta tinh cần, Ba minh ta đạt được, Lời Phật dạy làm xong. 224. Trong khi tôi đây sống như vậy, hãy nhìn xem sự tinh tấn và nỗ lực của tôi. Ba Minh đã được thành tựu, lời dạy của đức Phật đã được thực hành.”
…  Paccayo thero….   Đại đức trưởng lão Paccaya đã nói những lời kệ như thế.
3. Bākulattheragāthā (CLXXII) Bàkula (Thera. 29) Kệ ngôn của trưởng lão Bakkula.
  Ngài sanh ở Kosambi, trong một gia đình có chức vụ, trước khi bậc Đạo Sư sanh ra, và ngài được đem đi tắm ở sông Yamunà để được sức khỏe, và một con cá nuốt ngài trong tay người vú. Con cá bị người câu cá bắt được và đem bán cho vợ một vị chức sắc khác ở Ba-la-nại. Khi con cá bị mổ ra, đứa con nít nhờ phước nghiệp đời trước, nên còn sống không bị thương tích. Vợ vị chức sắc thương ngài như con đẻ, và khi bà nghe được câu chuyện của ngài, và hỏi về cha mẹ. Vua trong nước quyết định cho ngài thuộc quyền sở hữu của hai gia đình, và do vậy ngài được tên là Bàkula (hai gia đình).  
  Sau một đời sống giàu sang, ngài nghe đức Bổn Sư thuyết pháp, xuất gia khi tám mươi tuổi. Trong bảy ngày, ngài chưa được giác ngộ, nhưng ngày thứ tám, ngài chứng được quả A-la-hán, thông hiểu nghĩa, thông hiểu pháp.  
  Một hôm, khi ấn chứng vị trí tu hành cho các vị đệ tử, bậc Đạo Sư ấn chứng cho ngài là vị đệ tử có sức khỏe đệ nhất. Về sau, khi sắp sửa mệnh chung ngài nói lên chánh trí của ngài giữa hội chúng Tỷ-kheo như sau:  
225. ‘‘Yo pubbe karaṇīyāni, pacchā so kātumicchati; Sukhā so dhaṃsate ṭhānā, pacchā ca manutappati. 225. Với ai những công việc. Cần phải làm từ trước, Về sau, vị ấy mới Có ý định muốn làm. Vị ấy tự phá hoại Căn cứ địa an lạc, Về sau, chịu khổ đau Trong nung nấu hối tiếc. 225. “Người nào mong muốn làm sau này những việc cần phải làm trước, người ấy bị tiêu hoại về trạng thái an lạc, và hối tiếc về sau.
226. ‘‘Yañhi kayirā tañhi vade, yaṃ na kayirā na taṃ vade; Akarontaṃ bhāsamānaṃ, parijānanti paṇḍitā. 226. Hãy nói điều có làm,. Không nói điều không làm, Bậc Hiền trí rõ biết, Người chỉ nói, không làm. 226. Nếu làm điều nào thì nên nói chính điều ấy; nếu không làm điều nào thì không nên nói điều ấy. Các bậc sáng suốt biết rõ người không làm mà nói.
227. ‘‘Susukhaṃ vata nibbānaṃ, sammāsambuddhadesitaṃ; Asokaṃ virajaṃ khemaṃ, yattha dukkhaṃ nirujjhatī’’ti. 227. Niết-bàn nhiệm màu lạc,. Bậc Chánh Giác thuyết giảng, Không sầu muộn là tham, Thật sự là an ổn, Tại đấy, sự đau khổ, Được đoạn diệt hoàn toàn. 227. Quả thật, Niết Bàn đã được đấng Chánh Đẵng Giác thuyết giảng là vô cùng an lạc, không có sầu muộn, xa lìa sự luyến ái, an toàn, là nơi khổ đau bị hoại diệt.”
… Bākulo [bākkulo (sī.)] thero….   Đại đức trưởng lão Bakkula đã nói những lời kệ như thế.
4. Dhaniyattheragāthā (CLXXIII) Dhaniya (Thera. 29) Kệ ngôn của trưởng lão Dhaniya.
  Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Ràjagaha (Vương Xá) trong một gia đình thợ làm đồ gốm, được đặt tên là Dhaniya, và tiếp tục làm nghề của ông cha. Chính trong nhà của ngài, bậc Đạo Sư giảng cho Pakkusati kinh Dhàtuvibhangasutta. Dhaniya nghe tin Pukkasati (đã thành bậc A-la-hán) mệnh chung đêm ấy. Ngài nghĩ: ‘Lời Phật dạy thật là sức mạnh lãnh đạo, chỉ có một đêm đã đủ giải thoát một người khỏi sự đau khổ tái sanh’. Rồi ngài xuất gia. Tuy vậy ngài vẫn tiếp tục nghề làm ngói lợp nhà. Bị đức Phật quở vì đã là am tranh bằng gạch, ngài quyết định sống giữa các Tỷ-kheo, và tại đấy chứng quả A-la-hán.  
  Về sau, nhân dịp giáo giới các Tỷ-kheo tu tập khổ hạnh và xem hạnh mình cao hơn các người khác, ngài tuyên bố chánh trí ngài như sau:  
228. ‘‘Sukhaṃ ce jīvituṃ icche, sāmaññasmiṃ apekkhavā; Saṅghikaṃ nātimaññeyya, cīvaraṃ pānabhojanaṃ. 228. Nếu muốn mong đợi lạc. Trong đời sống Sa-môn, Chớ khinh y chúng Tăng, Chớ khinh Tăng ẩm thực. Nếu muốn mong đợi lạc Trong đời sống Sa-môn, Hãy sử dụng trú xứ, Như rắn và như chuột. 228. “Người có ước vọng về đời sống Sa-môn, nếu mong muốn sống an lạc, không nên chê bai y áo, nước uống, và thức ăn thuộc về hội chúng.
229. ‘‘Sukhaṃ ce jīvituṃ icche, sāmaññasmiṃ apekkhavā; Ahi mūsikasobbhaṃva, sevetha sayanāsanaṃ. 229. Nếu muốn mong đợi lạc. Trong đời sống Sa-môn, Hãy biết tự bằng lòng Với bất cứ việc gì, Và hãy cương quyết tu, Tu tập hạnh nhất pháp. 229. Người có ước vọng về đời sống Sa-môn, nếu mong muốn sống an lạc, nên sử dụng chỗ nằm ngồi tựa như con rắn sử dụng cái hang của con chuột.
230. ‘‘Sukhaṃ ce jīvituṃ icche, sāmaññasmiṃ apekkhavā; Itarītarena tusseyya, ekadhammañca bhāvaye’’ti.   230. Người có ước vọng về đời sống Sa-môn, nếu mong muốn sống an lạc, nên hài lòng với vật này vật khác (tùy thuộc vào sự phát sanh), và nên tu tập một pháp (không xao lãng).”
… Dhaniyo thero….   Đại đức trưởng lão Dhaniya đã nói những lời kệ như thế.
5. Mātaṅgaputtattheragāthā (CLXXIV) Con Của Màtanga (Thera. 30) Kệ ngôn của trưởng lão Mātaṅgaputta.
  Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Kosala, con một điền chủ tên Màtanga, và được gọi là con của Màtanga. Ngài lớn lên trong biếng nhác, và khi ngài bị quần chúng la rầy, ngài làm quen với các Tỷ-kheo, nhận thấy các Tỷ-kheo sống thật hạnh phúc. Nhưng khi nghe bậc Đạo Sư thuyết pháp, ngài khởi lòng tin và xin xuất gia. Thấy các Tỷ-kheo sử dụng thần thông, ngài muốn chứng đạt thần thông. Và thực hành các thiền quán, ngài chứng được sáu thắng trí.  
  Từ đấy, ngài chỉ trích biếng nhác, tán thành sự tinh cần của ngài với những bài kệ như sau:  
231. ‘‘Atisītaṃ atiuṇhaṃ, atisāyamidaṃ ahu; Iti vissaṭṭhakammante, khaṇā accenti māṇave. 230. Ôi quá lạnh, quá nóng!. Ôi, đã quá trễ rồi! Đây là lời kêu than, Như vậy bỏ việc làm, Thời sát-na quý báu Lặng lẽ vượt trôi qua. 231. “‘Việc này đã là quá lạnh, quá nóng, quá chiều tối rồi,’ như thế cơ hội trôi qua đối với những người tuổi trẻ có công việc bị bỏ dở.
232. ‘‘Yo ca sītañca uṇhañca, tiṇā bhiyyo na maññati; Karaṃ purisakiccāni, so sukhā na vihāyati. 231. Ai nghĩ đến lạnh nóng,. Không hơn loài cỏ rác, Làm bổn phận con người, Không hại đến an lạc. 232. Và vị nào nghĩ rằng sự lạnh và sự nóng không hơn gì cọng cỏ, trong khi làm các phận sự của con người, vị ấy không đánh mất sự an lạc.
233. ‘‘Dabbaṃ kusaṃ poṭakilaṃ, usīraṃ muñjapabbajaṃ; Urasā panudissāmi, vivekamanubrūhaya’’nti. 232. Cỏ dabba, ku-sa,. Loại cỏ gai đâm ngực, Ta dùng ngực đẩy chúng, Sống tăng trưởng viễn ly. 233. Trong khi đeo đuổi việc ẩn cư, bằng lồng ngực tôi sẽ đẩy dạt ra các loại cỏ dabba, cỏ kusa, cỏ poṭakila, cỏ usīra, cỏ muñja, và cỏ babbaja.”[8]
…  Mātaṅgaputto thero….   Đại đức trưởng lão Mātaṅgaputta đã nói những lời kệ như thế.
6. Khujjasobhitattheragāthā (CLXXV) Khujja Sobhita (Thera. 30) Kệ ngôn của trưởng lão Khujjasobhita.
  Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Pàtaliputta trong một gia đình Bà-la-môn và được gọi là Sobhita. Vì ngài hơi còm, ngài được gọi là Khujja Sobhita (còm lưng). Khi đến tuổi trưởng thành, đức Bổn Sư vừa diệt độ, ngài được Tôn giả Ananda độ cho xuất gia và chứng được sáu thắng trí.  
  Trong kỳ kiết tập thứ nhất, ngài được bảo mời Tôn giả Ananda đến dự đại hội. Lúc ấy, các thiên nhân cử một thiên nhân đứng ở cửa hang để chận đứng các hành vi thù nghịch của Ác ma, và khuyên Sobhita tuyên bố sự có mặt của mình cho thiên nhân ấy, với những bài kệ như sau:  
234. ‘‘Ye cittakathī bahussutā, samaṇā pāṭaliputtavāsino; Tesaññataroyamāyuvā, dvāre tiṭṭhati khujjasobhito. 233. Giữa các vị Sa-môn,. Sống Pàtaliputta, Những vị luận thuyết giỏi, Những vị có nghe nhiều, Có một vị tuổi lớn Đứng ở tại cửa vào, Tên là Sobhita, Có tật, bị còm lưng. 234. “Một trong số các vị Sa-môn có tài thuyết giảng sinh động, có kiến thức rộng, sống tại Pāṭaliputta, là vị Khujjasobhita, lớn tuổi, đứng ở cánh cửa.
  Rồi vị thiên nhân tuyên bố cho chúng Tỷ-kheo biết sự có mặt của Khujja Sobhita:  
235. ‘‘Ye cittakathī bahussutā, samaṇā pāṭaliputtavāsino; Tesaññataroyamāyuvā, dvāre tiṭṭhati māluterito. 234. Giữa các vị Sa-môn,. Sống Pataliputta, Những vị luận thuyết giỏi, Những vị có nghe nhiều, Có một vị tuổi lớn, Đứng ở tại cửa vào, Vị ấy đã đến đây, Theo ngọn gió đưa đến. 235. Một trong số các vị Sa-môn có tài thuyết giảng sinh động, có kiến thức rộng, sống tại Pāṭaliputta, là vị lớn tuổi, đứng ở cánh cửa, đã được chuyển đến bằng làn gió.
  Rồi chúng Tăng cho phép, vị Trưởng lão đến trước chúng Tăng và nói lên chánh trí của mình.  
236. ‘‘Suyuddhena suyiṭṭhena, saṅgāmavijayena ca; Brahmacariyānuciṇṇena, evāyaṃ sukhamedhatī’’ti. 235. Vị ấy khéo chiến đấu,. Vị ấy khéo tế tự, Trên chiến trường chiến đấu, Vị ấy đã chiến thắng, Với Phạm hạnh tích lũy, Vị ấy đạt an lạc. 236. Với sự khéo chiến đấu, với sự đã khéo hy sinh, với sự chiến thắng ở cuộc chiến đấu, với việc đã thực hành Phạm hạnh, chính vị này thành tựu sự an lạc.”
…  Khujjasobhito thero….   Đại đức trưởng lão Khujjasobhita đã nói những lời kệ như thế.
7.  Vāraṇattheragāthā (CLXXVI) Vàrana (Thera. 30) Kệ ngôn của trưởng lão Vāraṇa.
  Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Kosala, trong gia đình Bà-la-môn, được đặt tên là Vàrana. Khi đến tuổi trưởng thành, vị ấy nghe một vị Trưởng lão thuyết pháp trong một ngôi rừng, và với lòng tin, xuất gia. Một ngày kia đi đến hầu hạ đức Phật, ngài chứng kiến một cuộc ấu đả trong gia đình và có nhiều người bị giết. Hốt hoảng, bị dao động, ngài đi gấp đến Thế Tôn và tường thuật sự việc. Thế Tôn thấy sự tiến bộ trong tâm tư của ngài, nên nói lên bài kệ khích lệ ngài:  
237. ‘‘Yodha koci manussesu, parapāṇāni hiṃsati; Asmā lokā paramhā ca, ubhayā dhaṃsate naro. 236. Ai ở đời, giữa người,. Làm hại chúng sanh khác, Vị ấy tự hại mình Đời này và đời sau. 237. “Ở đời này, bất cứ người nào, trong số loài người, hãm hại các mạng sống khác, con người (ấy) bị tiêu hoại ở cả hai nơi, đời này và đời sau.
238. ‘‘Yo ca mettena cittena, sabbapāṇānukampati; Bahuñhi so pasavati, puññaṃ tādisako naro. 237. Ai với tâm từ bi,. Thương tưởng mọi hữu tình, Một người làm như vậy, Gặt phước đức thật nhiều. 238. Và người nào với tâm từ ái thương xót tất cả các sanh mạng, con người như thế ấy tạo ra nhiều phước báu nhờ vào việc ấy.
239. ‘‘Subhāsitassa sikkhetha, samaṇūpāsanassa ca; Ekāsanassa ca raho, cittavūpasamassa cā’’ti. 238. Hãy học tập khéo nói,. Hãy hầu hạ Sa-môn, Sống một mình kín đáo, Với tâm tư tịnh chỉ. 239. Nên nói năng khéo léo, nên học tập, và nên thân cận các vị Sa-môn, nên ngồi một mình ở nơi thanh vắng, và nên có sự yên lặng ở tâm.”
… Vāraṇo thero….   Đại đức trưởng lão Vāraṇa đã nói những lời kệ như thế.
8. Vassikattheragāthā (CLXXVII) Passsika (Thera. 30) Kệ ngôn của trưởng lão Passika.
  Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh trong một gia đình Bà-la-môn ở Kosala, thấy Thế Tôn thực hiện thần thông song hành, khởi lòng tin, xuất gia. Ngài bị bệnh trong khi học tập đời sống một ẩn sĩ, bà con săn sóc cho ngài và chữa ngài lành bệnh, khi được lành bệnh, ngài phấn khởi nên tu học siêng năng hơn và chứng được sáu thắng trí. Ngài bay trên hư không, đến thăm bà con và quy y, thọ giới cho họ. Một số bà con nhờ ngài quy y và thọ giới, khi mạng chung và được sanh lên các cõi trời. Khi Passika hầu hạ bậc Đạo Sư, bậc Đạo Sư hỏi về sức khỏe bà con của ngài, Passika trả lời như sau:  
240. ‘‘Ekopi saddho medhāvī, assaddhānīdha ñātinaṃ; Dhammaṭṭho sīlasampanno, hoti atthāya bandhunaṃ. 239. Đầu chỉ một mình ta,. Có lòng tin, sáng suốt, Giữa các bà con ta, Những người không lòng tin, Thông hiểu được Chánh pháp, Đầy đủ những giới đức, Vì lợi ích hạnh phúc, Cho các bà con ta. 240. “Mặc dầu chỉ một mình giữa những người bà con không có đức tin ở thế gian này, tôi có đức tin, thông minh, vững vàng trong Giáo Pháp, được đầy đủ về giới; (việc ấy) là vì sự lợi ích cho các thân quyến.
241. ‘‘Niggayha anukampāya, coditā ñātayo mayā; Ñātibandhavapemena, kāraṃ katvāna bhikkhusu. 240. Những bà con bị ta,. Vì thương họ trách móc, Do bà con ái mộ, Làm tốt đối Tỷ-kheo. 241. Vì lòng thương tưởng, sau khi phê bình, tôi đã quở trách những người bà con vì lòng yêu mến đối với bà con thân quyến. Sau khi làm công việc (hộ độ) các vị tỳ khưu, …
242. ‘‘Te abbhatītā kālaṅkatā, pattā te tidivaṃ sukhaṃ; Bhātaro mayhaṃ mātā ca, modanti kāmakāmino’’ti. 241. Khi họ bị mệnh chung,. Họ được lạc chư Thiên, Các anh và mẹ ta, Hoan hỷ điều họ muốn. 242. … họ đã trải qua, đã từ trần, đã đạt được hạnh phúc cõi trời. Mẹ và các anh em trai của tôi hoan hỷ, có được các dục theo như ước muốn.”
… Vassiko [passiko (sī. syā. pī.)] thero….   Đại đức trưởng lão Passika đã nói những lời kệ như thế.
9. Yasojattheragāthā (CLXXVIII) Yasoja (Thera. 30) Kệ ngôn của trưởng lão Yasoja.
  Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh tại cửa thành ở Sàvatthi, trong một làng người đánh cá, con vị chủ hộ năm trăm gia đình đánh cá và được gọi là Yasoja. Đến tuổi trưởng thành, một hôm ngài đánh cá với những người con các người đánh cá trên sông Aciravati, quăng lưới, ngài bắt được con cá lớn có màu sắc vàng. Họ dâng con cá lên vua Pasenadi và vua nói chỉ có đức Phật mới biết nguyên nhân, màu sắc của con cá. Đức Phật dạy, tiền thân con cá là một ác Tỷ-kheo trong thời đức Phật Ca-diếp, nay vẫn đang sống trong cõi địa ngục. Các chị của nó vẫn sống trong địa ngục, Chỉ có anh nó là vị Trưởng lão, sống đời sống tốt đẹp, và Thế Tôn thuyết pháp về kinh Kapila. Nghe xong, Yasoja cảm thấy xúc động và xin xuất gia, và các bạn cũng xin xuất gia theo; họ đi đến tinh xá Jetavana (Kỳ Viên) để yết kiến đức Phật, nhưng khi đến họ làm quá ồn ào nên bị Thế Tôn đuổi đi. Bị đuổi, và sống trên sông Vaggumudà, Yasoja như con người thuần thục, quyết tâm quyết chí tu trì, không bao lâu chứng được sáu thắng trí. Rồi Thế Tôn cho gọi Yasoja, và ngài vì tu khổ hạnh đặc biệt, nên ốm yếu, xấu xí. Thế Tôn tán thán hạnh tu khắc khổ của ngài với những bài kệ như sau:  
243. ‘‘Kālapabbaṅgasaṅkāso, kiso dhamanisanthato; Mattaññū annapānamhi, adīnamanaso naro’’. 242. Một người đen, gầy mòn,. Yếu ốm đầy đường gân, Tiết độ trong ăn uống, Tâm tư không ưu não. 243. “Người nam, có tay chân giống như các khúc cây màu đen, ốm o, nổi đầy gân, biết chừng mực về cơm ăn nước uống, có tâm ý không biếng nhác.
  Yasoja được tán thán như vậy, đề cao hạnh cô độc và dạy như sau:  
244. ‘‘Phuṭṭho ḍaṃsehi makasehi, araññasmiṃ brahāvane; Nāgo saṅgāmasīseva, sato tatrādhivāsaye. 243. Trong rừng núi rộng lớn,. Bị muỗi ruồi đốt cắn, Như con voi lâm trận, Ta chánh niệm chịu đựng. 244. Bị cắn bởi những con ruồi, bởi những con muỗi trong khu rừng, ở trảng cây rộng lớn, tựa như con voi luôn dẫn đầu trong chiến trận, vị có niệm nên chịu đựng tại nơi ấy.[9]
245. ‘‘Yathā brahmā tathā eko, yathā devo tathā duve; Yathā gāmo tathā tayo, kolāhalaṃ tatuttari’’nti. 244. Sống một, như Phạm thiên,. Sống hai, như chư Thiên, Sống ba, như làng mạc, Nhiều hơn, như ở chợ. 245. Một vị (tỳ khưu) giống như Phạm Thiên, hai vị (tỳ khưu) giống như chư Thiên, ba vị (tỳ khưu) giống như cái làng, nhiều hơn thế là náo động.”
…  Yasojo thero….   Đại đức trưởng lão Yasoja đã nói những lời kệ như thế.
10. Sāṭimattiyattheragāthā (CLXXIX) Satimattya (Thera. 31) Kệ ngôn của trưởng lão Sāṭimattiya.  
  Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở nước Magadha (Ma-kiệt-đà) làm con một Bà-la-môn, ngài hội đủ những điều kiện nhân duyên, xuất gia, sống với các Tỷ-kheo ở rừng, và trải qua học hỏi tu hành, chứng được sáu thắng trí. Rồi ngài giảng dạy các Tỷ-kheo, thuyết pháp cho nhiều tín đồ về quy y và các giới điều. Có một gia đình, đặc biệt ngài giáo hóa và nuôi dưỡng lòng tin. Trong gia đình này, ngài đặc biệt được chào đón, người con gái nhà này đẹp, và thường cung kính cúng dường ngài ăn uống.  
  Một hôm, Màra muốn phá ngài và làm ngài mất uy tín, giả dạng ngài và đi đến nắm tay cô con gái, nhưng cô con gái biết là không phải nắm tay của loài Người, liền bỏ tay ra. Nhưng người nhà thấy được và không còn tin tưởng ở ngài. Ngài không biết gì, cảm thấy có sự đổi khác trong thái độ của gia đình ấy. Biết rằng Màra đã ám hại, ngài nguyện sẽ làm tỏ rõ sự tình, người gia chủ nghe ngài giải thích liền xin lỗi ngài và tự mình xin phục vụ cho ngài. Ngài nói lên sự việc, trong những bài kệ sau đây:  
246. ‘‘Ahu tuyhaṃ pure saddhā, sā te ajja na vijjati; Yaṃ tuyhaṃ tuyhamevetaṃ, natthi duccaritaṃ mama. 245. Lòng tin trước ông có,. Nay không còn nơi ông, Của ông vẫn của ông, Ta không có ác hạnh. 246. “Trước đây, đức tin có ở nơi ông, hôm nay nó không được tìm thấy ở nơi ông. Cái gì thuộc về ông thì cũng vẫn thuộc về ông. Việc hành xử sái quấy không có ở nơi tôi.
247. ‘‘Aniccā hi calā saddā, evaṃ diṭṭhā hi sā mayā; Rajjantipi virajjanti, tattha kiṃ jiyyate muni. 246. Vô thường và dao động,. Là lòng tin của ông, Sự thấy là như vậy, Là sự thấy của ta, Có khi ông thương mến, Rồi ông lại không ưa, Vì sao bậc ẩn sĩ, Chịu héo mòn ở đây? 247. Bởi vì đức tin là không thường còn và bị dao động, điều ấy đã được tôi nhìn thấy đúng như vậy. Người ta bị luyến ái hoặc không bị luyến ái, trong trường hợp ấy vị hiền trí bị mất mát cái gì?
248. ‘‘Paccati munino bhattaṃ, thokaṃ thokaṃ kule kule; Piṇḍikāya carissāmi, atthi jaṅghabalaṃ [jaṅghābalaṃ (sī.)] mamā’’ti. 247. Cơm nấu cho ẩn sĩ,. Ít ít từng gia đình, Ta sẽ đi khất thực, Ống chân ta còn mạnh. 248. Bữa ăn của vị hiền trí được nấu từng chút từng chút ở nhà này nhà khác, tôi sẽ đi khất thực, tôi có sức mạnh của ống chân.”
… Sāṭimattiyo thero….   Đại đức trưởng lão Sāṭimattiya đã nói những lời kệ như thế.
11. Upālittheragāthā (CLXXX) Upàli (Thera. 31) Kệ ngôn của trưởng lão Upāli.
  Trong thời đức Phật hiện tại, ngài được sanh trong gia đình một người cạo tóc tên là Upàli. Khi đến tuổi trưởng thành, ngài xuất gia, theo gương của Anuruddha và năm vị con cháu hoàng tộc, khi đức Phật ở tại rừng Anupiyà. Khi ngài nhận một đề tài để thiền quán, ngài yêu cầu đức Phật đừng đưa ngài đi sống ra ngoài khu rừng. Đức Phật dạy: ‘Nếu Thầy sống trong rừng, Thầy chỉ phát triển được một vấn đề, nhưng nếu Thầy sống với Ta, Thầy sẽ trở thành thuần thục cả về kinh học và thiền quán’. Ngài vâng theo lời bậc Đạo Sư khuyên tu thiền quán và sau một thời gian chứng quả A-la-hán.  
  Tuy vậy, bậc Đạo Sư dạy cho ngài cả Luật tạng. Về sau, khi Upàli được Thế Tôn khen vì Upàli đã phán quyết trong ba trường hợp về Ajjuka, về Tỷ-kheo Kurukacchaka và Kumàra-Kacapa, ngài được xem là vị hiểu biết Luật tạng.  
  Trong một ngày trai giới, khi ngài đang đọc giới bổn Pàtimokkha, ngài giáo giới các Tỷ-kheo như sau:  
249. ‘‘Saddhāya abhinikkhamma, navapabbajito navo; Mitte bhajeyya kalyāṇe, suddhājīve atandite. 248. Vì lòng tin ra đi,. Mới xuất gia, tân học, Hãy sống với bạn lành, Mạng thanh tịnh, không nhác. 249. “Sau khi ra đi vì niềm tin, được xuất gia ở tuổi thanh xuân, vị mới tu nên giao thiệp với các bạn hữu tốt lành, (những người) có sự nuôi mạng trong sạch, không biếng nhác.
250. ‘‘Saddhāya abhinikkhamma, navapabbajito navo; Saṅghasmiṃ viharaṃ bhikkhu, sikkhetha vinayaṃ budho. 249. Vì lòng tin, ra đi,. Mới xuất gia, tân học, Tỷ-kheo trú giữa chúng, Sáng suốt, học Luật tạng. 250. Sau khi ra đi vì niềm tin, được xuất gia ở tuổi thanh xuân, vị mới tu, là tỳ khưu, trong khi sống ở hội chúng, nên học tập về Luật, có trí tuệ.
251. ‘‘Saddhāya abhinikkhamma, navapabbajito navo; Kappākappesu kusalo, careyya apurakkhato’’ti. 250. Vì lòng tin, ra đi,. Mới xuất gia, tân học, Khéo biết việc nên làm, Và việc không nên làm, Hãy để vị ấy sống, Không để cao tôn xưng. 251. Sau khi ra đi vì niềm tin, được xuất gia ở tuổi thanh xuân, vị mới tu, rành rẽ về điều được phép và không được phép, nên sống, không vọng tưởng.”
…  Upālitthero….   Đại đức trưởng lão Upāli đã nói những lời kệ như thế.
12. Uttarapālattheragāthā (CLXXXI) Uttarapàla (Thera. 31) Kệ ngôn của trưởng lão Uttarapāla.
  Sanh trong thời đức Phật hiện tại, ở Sàvatthi, trong một gia đình Bà-la-môn, ngài được đặt tên là Uttarapàla. Ngài thấy Thế Tôn thực hiện thần thông song hành, khởi lòng tin, xuất gia và chăm lo tu học. Một hôm, do nhớ nghĩ chuyện này chuyện khác, dục vọng tấn công ngài, và sau một thời chiến đấu tư tưởng mãnh liệt, ngài chận đứng các phiền não, và triển khai thiền quán, ngài chứng được quả A-la-hán.  
  Suy tư đến chiến thắng, ngài rống lên tiếng rống con sư tử:  
252. ‘‘Paṇḍitaṃ vata maṃ santaṃ, alamatthavicintakaṃ; Pañca kāmaguṇā loke, sammohā pātayiṃsu maṃ. 251. Ta thật là hiền thiện,. Suy tư mục đích tốt, Bỏ năm dục trưởng dưỡng, Là thế giới si mê. 252. “Quả thật, tôi là người sáng suốt, đủ khả năng nhận thức được điều lợi ích. Năm loại dục ở thế gian, với bản thể tối tăm, đã làm tôi té ngã.
253. ‘‘Pakkhando māravisaye, daḷhasallasamappito; Asakkhiṃ maccurājassa, ahaṃ pāsā pamuccituṃ. 252. Sanh trong giới vức ma,. Bị tên mạnh xung kích, Nhưng ta giải thoát được, Cạm bẫy của Ma vương. 253. Bị rơi vào lãnh vực của Ma Vương, bị đâm vào bởi mũi tên mạnh mẽ, tôi đã có thể thoát ra khỏi bẫy sập của Thần Chết.
254. ‘‘Sabbe kāmā pahīnā me, bhavā sabbe padālitā [vidālitā (sī. pī. aṭṭha.)]; Vikkhīṇo jātisaṃsāro, natthi dāni punabbhavo’’ti. 253. Mọi dục, ta đoạn tận,. Mọi sanh hữu, hủy hoại, Đường sanh tử chấm dứt, Nay không còn tái sanh. 254. Tất cả các dục đã được dứt bỏ, tất cả các hữu đã được phá vỡ, việc luân hồi tái sanh đã được triệt tiêu, giờ đây không còn tái sanh nữa.”
…  Uttarapālo thero….   Đại đức trưởng lão Uttarapāla đã nói những lời kệ như thế.
13. Abhibhūtattheragāthā (CLXXXII) Abhibhùta (Thera. 31) Kệ ngôn của trưởng lão Abhibhūta.
  Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh trong một gia đình Bà-la-môn ở Vetthapura, đặt tên là Abhibhùta, và khi phụ thân mất, ngài thừa hưởng tài sản đất đai. Khi đức Phật đến tại thành phố, trong dịp Thế Tôn du hành, Abhibhùta đến nghe Thế Tôn thuyết pháp, và mai sáng mời Thế Tôn đến nhà. Thế Tôn cảm ơn và dạy cho ngài Chánh pháp với nhiều chi tiết. Ngài khởi lòng tin, từ bỏ gia sản, xuất gia và chứng quả A-la-hán.  
  Trong khi thọ hưởng vị ngọt giải thoát, các bà con, thân tín, quen biết đến than van với ngài và ngài đã từ bỏ họ, không để lại một vị lãnh đạo. Và ngài thuyết pháp cho họ nói lên lý do xuất gia của ngài:  
255. ‘‘Suṇātha ñātayo sabbe, yāvantettha samāgatā; Dhammaṃ vo desayissāmi, dukkhā jāti punappunaṃ. 254. Hãy nghe mọi bà con,. Những ai đã đến đây, Ta thuyết pháp cho ông, Tái sanh là đau khổ. 255. “Này tất cả các quyến thuộc, hết thảy những ai đã tụ hội ở đây, xin hãy lắng nghe. Tôi sẽ thuyết giảng Giáo Pháp cho các người, sự tái sanh lập đi lập lại là khổ đau.
256. [saṃ. ni. 1.185] ‘‘Ārambhatha [ārabhatha (sī. syā.), ārabbhatha (ka.)] nikkamatha, yuñjatha buddhasāsane; Dhunātha maccuno senaṃ, naḷāgāraṃva kuñjaro. 255. Hãy tinh cần, ra đi,. Chú tâm lời Phật dạy, Đánh bại quân lực ma, Như voi, nhà cỏ lau. 256. Các người hãy nỗ lực, hãy cố gắng, hãy gắn bó vào lời dạy của đức Phật. Các người hãy dẹp bỏ đạo binh của Thần Chết, tựa như con voi phá bỏ căn chòi bằng lau sậy.
257. ‘‘Yo imasmiṃ dhammavinaye, appamatto vihassati [vihessati (syā. pī.)]; Pahāya jātisaṃsāraṃ, dukkhassantaṃ karissatī’’ti. 256. Ai trong Pháp Luật này,. Sẽ sống không phóng dật, Từ bỏ dòng tái sanh, Sẽ chấm dứt khổ đau. 257. Người nào sẽ sống trong Pháp và Luật này, không xao lãng, sau khi dứt bỏ việc luân hồi tái sanh, sẽ thực hiện việc chấm dứt khổ đau.”
…  Abhibhūto thero….   Đại đức trưởng lão Abhibhūta đã nói những lời kệ như thế.
14. Gotamattheragāthā (CLXXXIII) Gotama (Thera. 32) Kệ ngôn của trưởng lão Gotama.
  Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh trong dòng họ Thích-ca và chỉ được biết tên là Gotama, ngài khởi lòng tin khi đức Phật thăm viếng bà con, xuất gia, tu học thiền quán và chứng được sáu thắng trí. Khi ngài đang hưởng lạc giải thoát, bà con ngài hỏi ngài vì sao lại từ bỏ bà con đi xuất gia, ngài liền giải thích những khổ đau, ngài gặp khi phải sanh tử liên tục và hạnh phúc Niết-bàn ngài đã chứng được . Ngài nói:  
258. ‘‘Saṃsaraṃ hi nirayaṃ agacchissaṃ, petalokamagamaṃ punappunaṃ; Dukkhamamhipi tiracchānayoniyaṃ, nekadhā hi vusitaṃ ciraṃ mayā. 257. Ta tái sanh địa ngục,. Liên tục đến ngạ quỷ, Ta sống trải nhiều ngày, Trong đau khổ bàng sanh. 258. “Trong khi luân hồi, tôi đã đi đến địa ngục, tôi đã tiếp tục đi đến thế giới ngạ quỷ nhiều lần nữa. Thậm chí ở tình trạng khó thể chịu đựng thuộc dòng giống thú vật, tôi đã sống dai dẳng không chỉ một lần.
259. ‘‘Mānusopi ca bhavobhirādhito, saggakāyamagamaṃ sakiṃ sakiṃ; Rūpadhātusu arūpadhātusu, nevasaññisu asaññisuṭṭhitaṃ. 258. Và sống vui làm Người,. Thỉnh thoảng sanh cõi Trời, Trú Giới sắc, Vô sắc, Phi tưởng, Phi phi tưởng. 259. Thậm chí sự hiện hữu là loài người cũng đã được thành tựu, tôi đã đi đến tập thể ở cõi trời lần này lần khác, và đã tồn tại ở các cõi sắc giới, các cõi vô sắc giới, và các cõi phi tưởng phi phi tưởng.
260. ‘‘Sambhavā suviditā asārakā, saṅkhatā pacalitā saderitā; Taṃ viditvā mahamattasambhavaṃ, santimeva satimā samajjhaga’’nti. 259. Ta khéo biết sanh hữu,. Không cốt tủy, duyên thành, Dao động thường biến chuyển, Tác thành tự ngã ta, Ta đạt được tịnh tịch, Chánh niệm tâm an trú. 260. Các sự hiện hữu đã được biết rõ là không có thực chất, bị tạo tác, bị chao đảo, luôn bị chuyển dịch. Sau khi biết được điều ấy có căn nguyên ở bản thân, là người có niệm, tôi đã tự mình chứng đắc sự tịch tịnh.”
…  Gotamo thero….   Đại đức trưởng lão Gotama đã nói những lời kệ như thế.
15. Hāritattheragāthā (CLXXXIV) Harita (Thera. 32) Kệ ngôn của trưởng lão Hārita.
  Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Sàvatthi, trong một gia đình Bà-la-môn. Vì tự kiêu sanh trong giai cấp cao, ngài quen gọi các người khác là hạ sanh. Khi khởi lòng tin xuất gia, vì thói quen, ngài vẫn giữ tật xấu ấy. Nhưng một ngày kia, sau khi nghe bậc Đạo Sư thuyết giảng, ngài ôn lại tâm tư của mình và ngài thấy lo ngại vì lòng tự kiêu của mình. Đoạn tận kiêu mạn ấy, ngài phát triển thiền quán và chứng quả A-la-hán. Sau đó sống trong an lạc giải thoát, ngài chứng minh chánh trí của mình trong những bài kệ giảng dạy các Tỷ-kheo:  
261. ‘‘Yo pubbe karaṇīyāni, pacchā so kātumicchati; Sukhā so dhaṃsate ṭhānā, pacchā ca manutappati. 260. Với ai, những công việc,. Cần phải làm từ trước, Về sau, vị ấy mới Có ý định muốn làm. Vị ấy, tự phá hoại, Căn cứ địa an lạc, Về sau chịu khổ đau Trong nung nấu hối tiếc. 261. “Người nào mong muốn làm sau này những việc cần phải làm trước, người ấy bị tiêu hoại về trạng thái an lạc, và hối tiếc về sau.
262. ‘‘Yañhi kayirā tañhi vade, yaṃ na kayirā na taṃ vade; Akarontaṃ bhāsamānaṃ, parijānanti paṇḍitā. 261. Hãy nói điều có làm,. Không nói điều không làm, Bậc Hiền trí rõ biết, Người chỉ nói, không làm. 262. Nếu làm điều nào thì nên nói chính điều ấy; nếu không làm điều nào thì không nên nói điều ấy. Các bậc sáng suốt biết rõ người không làm mà nói.
263. ‘‘Susukhaṃ vata nibbānaṃ, sammāsambuddhadesitaṃ; Asokaṃ virajaṃ khemaṃ, yattha dukkhaṃ nirujjhatī’’ti. 262. Niết-bàn khéo an lạc,. Bậc Chánh giác thuyết giảng, Không sầu muộn, ly tham, Thật sự, là an ổn, Tại đấy, nỗi đau khổ, Được đoạn diệt hoàn toàn. 263. Quả thật, Niết Bàn đã được đấng Chánh Đẳng Giác thuyết giảng là vô cùng an lạc, không có sầu muộn, xa lìa sự luyến ái, an toàn, là nơi khổ đau bị hoại diệt.”[10]
…  Hārito thero….   Đại đức trưởng lão Hārita đã nói những lời kệ như thế.
16. Vimalattheragāthā (CLXXXV) Vimala (Thera. 32) Kệ ngôn của trưởng lão Vimala.
  Trong thời đức Phật hiện tại, ngài được sanh ở Ba-la-nại trong một gia đình Bà-la-môn. Ngài xuất gia dưới sự hướng dẫn của Trưởng lão Amitta, và nhờ sự hướng dẫn này, ngài phát triển thiền quán và chứng quả A-la-hán. Rồi ngài giảng dạy cho một Tỷ-kheo là bạn của ngài như sau:  
264. ‘‘Pāpamitte vivajjetvā, bhajeyyuttamapuggalaṃ; Ovāde cassa tiṭṭheyya, patthento acalaṃ sukhaṃ. 263. Hãy tránh xa bạn ác,. Giao thiệp bậc thượng nhân, Vâng theo lời khuyến giáo, Hướng đến lạc bất động. 264. “Sau khi lánh xa các bạn bè ác xấu, nên giao thiệp các nhân vật tối thượng, và nên đứng vững trong sự giáo huấn của vị ấy trong khi mong mỏi sự an lạc không bị lay động.
265. ‘‘Parittaṃ dārumāruyha, yathā sīde mahaṇṇave; Evaṃ kusītamāgamma, sādhujīvīpi sīdati; Tasmā taṃ parivajjeyya, kusītaṃ hīnavīriyaṃ. 264. Như leo trên ván nhỏ,. Giữa biển lớn bị chìm, Cũng vậy đến kẻ khác, Người hạnh tốt cũng chìm. Do vậy hãy bỏ nó, Kẻ làm biếng làm nhác. 265. Giống như người sau khi leo lên khúc gỗ nhỏ thì có thể đắm chìm ở đại dương, tương tự như thế sau khi đi đến với kẻ biếng nhác, người có cuộc sống tốt đẹp cũng đắm chìm; vì thế nên tránh xa kẻ biếng nhác có sự tinh tấn thấp kém ấy.
266. ‘‘Pavivittehi ariyehi, pahitattehi jhāyibhi; Niccaṃ āraddhavīriyehi, paṇḍitehi sahāvase’’ti. 265. Hãy sống gần bậc Thánh,. Bậc viễn ly tinh cần, Thiền định, thường tinh tấn, Bậc Hiền trí sáng suốt. 266. Nên sống với các bậc sáng suốt, sống tách ly, thánh thiện, có bản tính cương quyết, chứng thiền, thường xuyên có sự nỗ lực tinh tấn.”[11]
…  Vimalo thero…. Tikanipāto niṭṭhito.   Đại đức trưởng lão Vimala đã nói những lời kệ như thế.
Tatruddānaṃ –   TÓM LƯỢC NHÓM NÀY
Aṅgaṇiko bhāradvājo, paccayo bākulo isi;   “Vị Aṅgāṇikabhāradvāja, vị Paccaya, vị ẩn sĩ Bakkula, vị Dhaniya, vị Mātaṅgaputta, vị Sobhita, vị ẩn sĩ Vāraṇa.
Dhaniyo mātaṅgaputto, sobhito vāraṇo isi.   Vị Passika, và vị Yasoja, vị Sāṭimattiya và vị Upāli, vị Uttarapāla, vị Abhibhūta, vị Gotama, và vị Hārita nữa.
Vassiko ca yasojo ca, sāṭimattiyupāli ca;   Ở nhóm ba, vị trưởng lão Vimala đã thành tựu ở Niết Bàn. Mười sáu vị trưởng lão đã thuật lại bốn mươi tám câu kệ.”
Uttarapālo abhibhūto, gotamo hāritopi ca.   Nhóm Ba được chấm dứt.
Thero tikanipātamhi, nibbāne vimalo kato;    
Aṭṭhatālīsa gāthāyo, therā soḷasa kittitāti.