Tipitaka.org |
Việt dịch: HT. Thích Minh Châu |
Việt dịch: TK. Indacanda |
1. Kumārakassapattheragāthā |
(CLXI) Kumàra-Kassapa (Thera. 26) |
Kệ ngôn của trưởng lão Kumārakassapa. |
|
Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Ràjagaha (Vương Xá), mẹ ngài là con một vị chức sắc, mẹ ngài không được cha mẹ bằng lòng cho xuất gia khi còn là thiếu nữ, lập gia đình, được chồng bằng lòng cho xuất gia, nhưng bà không biết là đang có thai. Khi các Tỷ-kheo-ni thấy hiện trạng này, liền đến hỏi ý kiến Devadatta (Đề-bà-đạt-đa), vị này cho mẹ ngài là Tỷ-kheo-ni bất chánh. Các Tỷ-kheo-ni tới hỏi ý kiến bậc Đạo Sư, bậc Đạo Sư giao việc này cho Tôn giả Upàli giải quyết. Upàli cho mời một số vị cư sĩ ở Sàvatthi, gồm có nữ cư sĩ Visàkhà, và giữa hội nghị, có sự có mặt của vua, Tôn giả Upàli tuyên bố vị Tỷ-kheo-ni đã có thai trước khi xuất gia, và bậc Đạo Sư đã chấp nhận sự kiện này. Mẹ ngài nuôi dưỡng đứa con tại ngôi tịnh xá, đứa con như bức tượng bằng vàng, và vua nuôi dưỡng đứa trẻ và ngài được đưa đến cho bậc Đạo Sư xuất gia. Vì ngài xuất gia khi còn thiếu niên, ngài được gọi là Kumàra-kassapa, dầu cho khi ngài đã lớn. |
|
|
Trong khi ngài tu tập thiền quán, học lời Phật dạy, ngài ở tại rừng Andha. Rồi một Thiên nhân, đã chứng quả Bất lai, đã được làm Đại Phạm Thiên ở Tịnh Cư Thiên, muốn chỉ cho Kumàra-kassapa phương pháp chứng được đạo quả. Vị Thiên nhân đến tại rừng Andha và hỏi ngài mười lăm câu hỏi mà chỉ có bậc Đạo Sư mới có thể trả lời. Ngài hỏi đức Phật các câu hỏi ấy và học thuộc lòng các câu đức Phật trả lời, phát triển quán, chứng quả A-la-hán. |
|
|
Được bậc Đạo Sư ấn chứng cho là vị thuyết pháp lanh lợi đệ nhất, ngài nhớ lại quá trình tu hành của mình và dưới hình thức tán thán Ba ngôi báu, ngài nói lên chánh trí của mình: |
|
201. ‘‘Aho buddhā aho dhammā, aho no satthu sampadā; Yattha etādisaṃ dhammaṃ, sāvako sacchikāhi’’ti. |
201. Ôi Phật đà, ôi Pháp!. Ôi Đạo Sư thành tựu! Ở đây, vị đệ tử, Chứng đạt Chánh pháp này. |
201. “Ôi chư Phật! Ôi các Pháp (Giải Thoát)! Ôi các sự thành tựu của bậc Đạo Sư của chúng ta! Với Ngài, vị đệ tử sẽ chứng ngộ Giáo Pháp như thế ấy. |
202. ‘‘Asaṅkheyyesu kappesu, sakkāyādhigatā ahū; Tesamayaṃ pacchimako, carimoyaṃ samussayo; Jātimaraṇasaṃsāro, natthi dāni punabbhavo’’ti. |
202. Trải qua vô lượng kiếp,. Ta tác thành có thân, Thân này thân cuối cùng, Thân này hành trì xong, Trên con đường sống chết, Nay không còn tái sanh. |
202. Trải qua nhiều kiếp không thể đếm được, họ đã tự thân chứng đắc. Đối với các vị ấy, đây là lần cuối cùng, đây là xác thân sau chót có sự luân hồi sanh tử, giờ đây không còn tái sanh nữa.” |
… Kumārakassapo thero…. |
|
Đại đức trưởng lão Kumārakassapa đã nói những lời kệ như thế. |
2. Dhammapālattheragāthā |
(CLXII) Dhammapàla (Thera. 26) |
Kệ ngôn của trưởng lão Dhammapāla. |
|
Trong thời đức Phật hiện tại, khi bậc Đạo Sư qua đời, ngài sanh ở Avanti con một Bà-la-môn, được đặt tên là Dhammapàla. Khi ngài đi từ Takkasilà về, học hành đã xong, ngài thấy một vị Trưởng lão ngồi một mình trong thảo am, được vị ấy thuyết pháp, ngài khởi lòng tin, xuất gia và chứng được sáu thắng trí. |
|
|
Trong khi ngài suy tư hoan hỷ trong vị ngọt giải thoát, hai Sa-di leo cây hái trái, bị cây gẫy ngã xuống. Thấy vậy ngài lấy tay ôm đỡ hai người Sa-di, với thần thông đặt hai vị ấy xuống đất, không có bị thương. Và ngài dạy hai vị ấy với những bài kệ: |
|
203. ‘‘Yo have daharo bhikkhu, yuñjati buddhasāsane; Jāgaro sa hi suttesu [patisuttesu (sī. ka.)], amoghaṃ tassa jīvitaṃ. |
203. Ai Tỷ-kheo trẻ tuổi. Chú tâm hành lời Phật, Tỉnh thức giữa người ngủ, Vị ấy, đời không uổng. |
203. “Hiển nhiên, vị tỳ khưu trẻ tuổi, nỗ lực theo lời dạy của đức Phật, là người tỉnh thức giữa những kẻ ngủ say; mạng sống của vị ấy không phải rỗng không. |
204. ‘‘Tasmā saddhañca sīlañca, pasādaṃ dhammadassanaṃ; Anuyuñjetha medhāvī, saraṃ buddhāna sāsana’’nti. |
204. Do vậy, bậc Hiền trí,. Nhớ đến lời Phật dạy, Chuyên tu tín và giới, Hoan hỷ thấy Chánh pháp. |
204. Bởi vậy, bậc thông minh, trong khi ghi nhớ lời dạy của chư Phật, nên ra sức về đức tin, về giới, về niềm hoan hỷ, và về việc nhận thức Giáo Pháp.” |
… Dhammapālo thero…. |
|
Đại đức trưởng lão Dhammapāla đã nói những lời kệ như thế. |
3. Brahmālittheragāthā |
(CLXIII) Brahmàlì (Thera. 26) |
Kệ ngôn của trưởng lão Brahmāli. |
|
Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở nước Kosala, con một Bà-la-môn, được đặt tên là Brahmàlì. Khi đến tuổi trưởng thành, thúc đẩy bởi những điều kiện chín muồi, do giao hảo với bạn lành, ngài xuất gia, tu tập thiền định trong một ngôi rừng, nhờ trí tuệ chín muồi, ngài phát triển thiền quán, chứng được sáu thắng trí. |
|
|
Sống trong vị an lạc giải thoát, vị Trưởng lão rất thuần thục pháp tinh tấn, một hôm sống ở trong rừng ngài nói lên những bài kệ này, thay mặt cho các Tỷ-kheo ở trong rừng, những bài kệ tán thán hạnh tinh tấn: |
|
205. ‘‘Kassindriyāni samathaṅgatāni, assā yathā sārathinā sudantā; Pahīnamānassa anāsavassa, devāpi kassa [tassa (bahūsu)] pihayanti tādino’’ti. |
205. Với những ai, các căn,. Đã đi đến tịnh chỉ, Như được khéo điều phục, Bởi đánh xe điều ngự, Kiêu mạn được đoạn tận, Không còn có lậu hoặc, Chư Thiên rất ái mộ Những vị có hạnh ấy. |
205. “Các giác quan của vị nào đã đi đến sự yên lặng, giống như những con ngựa đã khéo được huấn luyện bởi người đánh xe, vị ấy có ngã mạn đã được dứt bỏ, không còn lậu hoặc, ngay cả chư Thiên cũng yêu mến vị có đức tính như thế ấy. |
206. [dha. pa. 94 dhammapadepi] ‘‘Mayhindriyāni samathaṅgatāni, assā yathā sārathinā sudantā; Pahīnamānassa anāsavassa, devāpi mayhaṃ pihayanti tādino’’ti. |
206. Với chính ta, các căn,. Đã đi đến tịnh chỉ, Như được khéo điều phục, Bởi đánh xe điều ngự, Kiêu mạn được đoạn tận, Không còn có lậu hoặc, Chư Thiên ái mộ ta, Ta thành tựu hạnh ấy. |
206. Các giác quan của tôi đã đi đến sự yên lặng, giống như những con ngựa đã khéo được huấn luyện bởi người đánh xe, tôi có ngã mạn đã được dứt bỏ, không còn lậu hoặc, ngay cả chư Thiên cũng yêu mến tôi, là người có đức tính như thế ấy.” |
… Brahmāli thero…. |
|
Đại đức trưởng lão Brahmāli đã nói những lời kệ như thế. |
4. Mogharājattheragāthā |
(CLXIV) Mogharàjam (Thera. 27) |
Kệ ngôn của trưởng lão Mogharāja. |
|
Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh trong một gia đình Bà-la-môn, tên là Mogharàjam. Vị ấy tu học dưới sự lãnh đạo của Bà-la-môn Bàvariya. Cảm thấy lo âu sợ hãi, ngài trở thành một vị tu khổ hạnh. Ngài là một trong mười sáu vị, trong ấy có Ajita và những vị khác, đã được Bàvariya đưa đến yết kiến bậc Đạo Sư. Sau khi Mogharàjam hỏi và được trả lời, ngài chứng quả A-la-hán. |
|
|
Sau đó, ngài được biết đến vì ngài mặc áo thô sơ do các nhà lữ hành, các thợ may, các thợ nhuộm quăng bỏ hai bên đường. Do vậy, bậc Đạo Sư ấn chứng cho ngài là người đệ tử đệ nhất mặc áo thô sơ. Như vậy ngài thực hiện chí nguyện từ trước của ngài. |
|
|
Một thời khác, do thiếu sự săn sóc chu đáo và do nghiệp đời trước, các mụt ghẻ lở xuất hiện và sanh ra nhiều trên thân của ngài, nghĩ rằng chỗ trú ẩn của ngài đã bị ô nhiễm, ngài trải chỗ nằm của ngài trên một thửa ruộng ở Magadha, và dầu lúc ấy thuộc mùa đông, ngài vẫn ở tại đấy. Một hôm, hầu hạ bậc Đạo Sư và đảnh lễ ngài, bậc Đạo Sư hỏi ngài với những bài kệ như sau: |
|
207. ‘‘Chavipāpaka cittabhaddaka, mogharāja satataṃ samāhito; Hemantikasītakālarattiyo [hemantikakālarattiyo (ka.)], bhikkhu tvaṃsi kathaṃ karissasi’’. |
207. Hỡi Mogharàja!. Sống với da thô độc, Sống với tâm hiền thiện, Luôn luôn hành thiền định, Trong những đêm đông giá Thầy là một Tỷ-kheo, Vậy Thầy sống thế nào Thầy sẽ làm những gì? |
207. “Này Mogharāja, này kẻ có xác thân xấu xa, này kẻ có tâm tính hiền thiện, ngươi thường xuyên được định tĩnh. Trong mùa đông, có những đêm vào thời điểm lạnh lẽo, ngươi là vị tỳ khưu, ngươi sẽ làm thế nào? |
|
Được hỏi vậy, ngài trả lời và giải thích cho bậc Đạo Sư: |
|
208. ‘‘Sampannasassā magadhā, kevalā iti me sutaṃ; Palālacchannako seyyaṃ, yathaññe sukhajīvino’’ti. |
208. Con có được nghe rằng:. Ở nước Magadha, Đất nước giàu thịnh vượng, Toàn dân sống đầy đủ, Những am lợp bằng rơm, Còn tốt đẹp hơn nhiều, Hơn đời sống an lạc, Của mọi người dân khác. |
208. ‘Toàn thể những người dân xứ Magadha có thóc lúa được thành tựu,’ là điều con đã được nghe. Được che phủ bởi rơm rạ, con có thể nằm xuống, giống như những người khác có cuộc sống thoải mái.” |
… Mogharājā thero…. |
|
Đại đức trưởng lão Mogharāja đã nói những lời kệ như thế. |
5. Visākhapañcālaputtattheragāthā |
(CLXV) Visàkha, Con Của Pancàlì (Thera. 27) |
Kệ ngôn của trưởng lão Visākhapañcālaputta. |
|
Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở xứ Magadha (Ma-kiệt-đà), con một vị vua địa phương, được đặt tên là Visàkha. Vì ngài là con trai một công chúa con vua, về sau ngài được biết là con trai của Pancàlì. |
|
|
Sau khi phụ vương mất, ngài nối ngôi vua, nhưng khi bậc Đạo Sư đến gần chỗ ngài ở, ngài đến nghe đức Phật thuyết pháp, khởi lòng tin rồi xuất gia. Theo bậc Đạo Sư đến Sàvatthi (Xá-vệ), ngài phát triển thiền quán, chứng được sáu thắng trí. |
|
|
Với lòng từ mẫn nghĩ đến bà con, ngài viếng thăm quê hương cũ, dân chúng đến nghe ngài thuyết giảng rất đông. Một hôm có người hỏi: ‘Có bao nhiêu đức tánh cần thiết để một người trở thành nhà thuyết pháp?’. Ngài trả lời đại cương những đức tánh trong những bài kệ sau đây: |
|
209. ‘‘Na ukkhipe no ca parikkhipe pare, okkhipe pāragataṃ na eraye; Na cattavaṇṇaṃ parisāsu byāhare, anuddhato sammitabhāṇi subbato. |
209. Chớ có tự kiêu mạn,. Chớ có khinh khi người, Không khinh, không hại người, Đã đến bờ bên kia, Và chớ có khen mình, Trước mặt các hội chúng, Không dao động, khiêm tốn, Khéo nói, khéo chế ngự. |
209. “Chớ nâng mình lên, và chớ gây khó dễ những người khác, chớ nên bôi nhọ, chớ nên nhục mạ vị đã đi đến bờ kia, và chớ nên nói lời ca ngợi bản thân ở giữa các đám đông, không tự kiêu, có lời nói chừng mực, là người có sự hành trì tốt đẹp. |
210. ‘‘Susukhumanipuṇatthadassinā, matikusalena nivātavuttinā; Saṃsevitavuddhasīlinā, nibbānaṃ na hi tena dullabha’’nti. |
210. Với người, thấy ý nghĩa,. Tế nhị và kín đáo, Thiện xảo về trí tuệ Nếp sống khéo hộ trì, Thực hiện giới chư Phật, Niết-bàn đối vị ấy, Không gì khó chứng đạt. |
210. Với vị có sự nhìn thấy ý nghĩa vô cùng vi tế, vi diệu, là vị thiện xảo về sự suy nghĩ, có cách cư xử khiêm tốn, có giới được rèn luyện và tăng trưởng, với vị ấy Niết Bàn không hẳn là điều khó đạt được.” [7] |
… Visākho pañcālaputto thero …. |
|
Đại đức trưởng lão Visākhapañcālaputta đã nói những lời kệ như thế. |
6. Cūḷakattheragāthā |
(CLXVI) Cùlaka (Thera. 27) |
Kệ ngôn của trưởng lão Cūḷaka. |
|
Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Ràjagaha, con một vị Bà-la-môn, được đặt tên là Culàka. Khi ngài thấy bậc Đạo Sư nhiếp phục con voi Dhanapàla, ngài phát khởi lòng tin xuất gia. Trong khi tu tập, ngài trú ở hang cây Indra-sàla. Một hôm ngồi trước cửa hang, nhìn xuống các thửa ruộng ở Magadha (Ma-kiệt-đà), một cơn giông tố khởi lên với những lớp mây trùng điệp ùn ùn khởi lên, sấm sét vang dậy, trời mưa ào ào đổ xuống, các đàn chim công nghe tiếng sấm sét, sung sướng kêu lên tiếng kê-la của chúng, và múa hát chung quanh. Làn gió giông tố đem lại cho ngài cảm giác dễ chịu và thỏa thích khi ngài đang ngồi trong hang, với nhiệt độ vừa phải, tâm ngài được thiền định. Ngài bước vào con đường hành trì, và nhận thức được thời gian thích hợp đã đến, ngài nói lên lời tán thán, sự tu hành của ngài với những bài kệ sau: |
|
211. ‘‘Nadanti morā susikhā supekhuṇā, sunīlagīvā sumukhā sugajjino; Susaddalā cāpi mahāmahī ayaṃ, subyāpitambu suvalāhakaṃ nabhaṃ. |
211. Những chim công kêu hót,. Mào đẹp, lông đuôi xinh, Với cổ, màu xanh tươi, Mỏ đẹp, tiếng hót hay, Đất này, khéo lát cỏ, Nước mắt khéo thấm nhuần, Với khoảng trời khéo che, Mây mưa khéo bao phủ. |
211. “Những con chim công kêu réo, có mồng xinh, có lông đuôi xinh, có cổ màu xanh xinh xinh, có khuôn mặt đẹp, có những tiếng kêu êm dịu. Và thêm nữa, đại địa cầu này có thảm cỏ đẹp có nước khéo tưới ướt đẫm, bầu trời có những áng mây xinh xắn. |
212. ‘‘Sukallarūpo sumanassa jhāyataṃ [jhāyitaṃ (syā. ka.)], sunikkamo sādhu subuddhasāsane; Susukkasukkaṃ nipuṇaṃ sududdasaṃ, phusāhi taṃ uttamamaccutaṃ pada’’nti. |
212. Thân người khéo khỏe mạnh,. Tâm ý tốt, thiền tu, Lành thay, khéo khởi tâm, Trong lời khéo Phật dạy. Hãy cảm xúc con đường Đưa đến cõi bất tử, Đường ấy đường vô thượng, Đường trong trắng lành mạnh, Đường tế nhị nhỏ nhiệm, Con đường thật khéo thấy. |
212. Với dáng vóc vô cùng thích hợp của người có tâm ý tốt đẹp, ngươi hãy suy nghiệm về điều ấy. Lành thay sự ra đi tốt đẹp ở Giáo Pháp của đức Phật Toàn Giác! Ngươi hãy chạm đến vị thế vô cùng trong sạch và tinh khiết, tế nhị, rất khó nhìn thấy, tối thượng, vĩnh cửu ấy.” |
|
Ngài tự giáo giới lấy mình, chứng được thiền định, và phát triển thiền quán, chứng quả A-la-hán. Ôn lại những việc đã làm, với tâm hoan hỷ, ngài nói lên những bài kệ này như là lời tuyên bố chánh kiến của ngài. |
Đại đức trưởng lão Cūḷaka đã nói những lời kệ như thế. |
… Cūḷako [cūlako (sī. aṭṭha.)] thero…. |
|
|
7. Anūpamattheragāthā |
(CLXVII) Anupama (Thera. 27) |
Kệ ngôn của trưởng lão Anūpama. |
|
Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh trong một gia đình giàu có ở Kosala, vì ngài đẹp trai nên được đặt tên là Anùpama (không thể so sánh được). Khi đến tuổi trưởng thành, ngài cảm thấy sức mạnh của các nguyên nhân, xuất gia và sống trong một ngôi rừng để tu tập thiền quán, nhưng tâm ngài chạy theo ngoại cảnh, xoay quanh những vấn đề đối tượng thiền định, ngài tự trách mình như sau: |
|
213. ‘‘Nandamānāgataṃ cittaṃ, sūlamāropamānakaṃ; Tena teneva vajasi, yena sūlaṃ kaliṅgaraṃ. |
213. Tâm đi đến hỷ mạn. Như bị đâm giáo nhọn, Nếu người sống tâm ấy, Như sống với giáo, gậy. |
213. “Trong lúc vui thú, tâm đi đến nơi đang dựng đứng các cọc nhọn. Nơi nào là cọc nhọn là chỗ hành quyết, thì ngươi tiến đến chính nơi ấy. |
214. ‘‘Tāhaṃ cittakaliṃ brūmi, taṃ brūmi cittadubbhakaṃ; Satthā te dullabho laddho, mānatthe maṃ niyojayī’’ti. |
214. Này tâm, ta gọi ngươi,. Kẻ bẻ gãy hạnh phúc, Này tâm, ta gọi ngươi, Kẻ phá hoại đời ta! Bậc Đạo Sư của ngươi, Khó được nay đã được, Chớ có dắt dẫn ta, Đến chỗ có hại ta! |
214. Ta gọi ngươi là tâm tội lỗi, ta gọi ngươi là tâm bội bạc, đấng Đạo Sư là bậc khó gặp được, nay ngươi đã được gặp; ngươi chớ xúi giục ta những việc không phải là mục đích.” |
|
Như vậy ngài giáo giới tâm ngài, phát triển thiền quán, chứng quả A-la-hán. |
Đại đức trưởng lão Anūpama đã nói những lời kệ như thế. |
… Anūpamo thero…. |
|
|
8. Vajjitattheragāthā |
(CLXVIII) Vajjita (Thera. 27) |
Kệ ngôn của trưởng lão Vajjita. |
|
Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh trong một gia đình Kosala giàu có, sau khi từ Phạm Thiên giới hạ sanh, ngài luôn luôn khóc trong bàn tay bà mẹ, vì ngài không chịu nổi xúc chạm của nữ nhân, ngài được gọi là Vajjita (vị từ bỏ). Đển tuổi trưởng thành, ngài chứng kiến Thế Tôn hiện thần thông song hành, khởi lòng tin, xuất gia và chứng được sáu thắng trí. Nhớ đến đời sống quá khứ, ngài cảm thấy xúc động nói: |
|
215. ‘‘Saṃsaraṃ dīghamaddhānaṃ, gatīsu parivattisaṃ; Apassaṃ ariyasaccāni, andhabhūto [andhībhūto (ka.)] puthujjano. |
215. Trong thời luân hồi dài,. Ta trôi lăn nhiều cõi, Ta không thấyThánh đế, Ta phàm phu mù lòa. |
215. “Trong khi luân hồi trên con đường dài xa thẳm, tôi đã lăn lóc qua nhiều cảnh giới tái sanh, trong khi không nhìn thấy các Chân Lý cao thượng, là kẻ phàm phu, bị mù lòa. |
216. ‘‘Tassa me appamattassa, saṃsārā vinaḷīkatā; Sabbā gatī samucchinnā, natthi dāni punabbhavo’’ti. |
216. Với hạnh không phóng dật,. Ta phá vỡ luân hồi, Mọi sanh thú chặt đứt, Nay không còn tái sanh. |
216. Tôi đây không bị xao lãng, các sự luân hồi của tôi đã bị phá hủy, tất cả các cảnh giới tái sanh đã được trừ tuyệt, giờ đây không còn tái sanh nữa.” |
|
Và bài kệ trở thành lời tuyên bố chánh trí của ngài. |
Đại đức trưởng lão Vajjita đã nói những lời kệ như thế. |
… Vajjito thero…. |
|
|
9. Sandhitattheragāthā |
(CLXIX) Sandhita (Thera. 28) |
Kệ ngôn của trưởng lão Sandhita. |
|
Trong thời đức Phật hiện tại, ngài được sanh trong một gia đình giàu có ở Kosala, tên là Sandhita. Khi đến tuổi trưởng thành, ngài nghe bài giảng về vô thường, hoảng hốt lo sợ, và xin xuất gia với trí tuệ chín muồi, ngài an trú thiền quán và chứng đạt sáu thắng trí. Nhớ đến đời sống trước của mình, sau khi đức Phật Sikhì (Thi-khí) mệnh chung. Ngài đảnh lễ tại cây Bồ-đề và nhận thức được ý nghĩa vô thường, ngài tuyên bố ngài thành đạt ý tưởng, nhờ nguyên nhân ấy với những bài kệ như sau: |
|
217. ‘‘Assatthe haritobhāse, saṃvirūḷhamhi pādape; Ekaṃ buddhagataṃ saññaṃ, alabhitthaṃ [alabhiṃ haṃ (ka.)] patissato. |
217. Dưới gốc cây Bồ-đề,. Với ánh sáng lá xanh, Khi cây đang vươn lên, Trong sức sống lớn mạnh, Một tưởng về Phật hành, Chánh niệm ta đạt được. |
217. “Ở cội cây Assattha, mặc dầu đang phát triển, cũng có khoảng không gian màu xanh, có niệm tôi đã đạt được một suy tưởng hướng về đức Phật. |
218. ‘‘Ekatiṃse ito kappe, yaṃ saññamalabhiṃ tadā; Tassā saññāya vāhasā, patto me āsavakkhayo’’ti. |
218. Đã qua ba mốt kiếp,. Tưởng ấy ta không chứng, Nay chính nhờ tưởng ấy, Ta đạt lậu hoặc diệt. |
218. Sự suy tưởng ấy tôi đã đạt được trước đây ba mươi mốt kiếp, do nhờ tác động của sự suy tưởng ấy, tôi đã đạt được sự cạn kiệt của các lậu hoặc.” |
… Sandhito thero…. Vaggo pañcamo niṭṭhito. |
|
Đại đức trưởng lão Sandhita đã nói những lời kệ như thế. |
Tassuddānaṃ – |
|
Phẩm thứ năm. |
Kumārakassapo thero, dhammapālo ca brahmāli; |
|
TÓM LƯỢC PHẨM NÀY |
Mogharājā visākho ca, cūḷako ca anūpamo; |
|
“Vị trưởng lão Kumārakassapa, vị Dhammapāla, và vị Brahmāli, vị Mogharājā và vị Visākha, vị Cūḷaka và vị Anūpama, vị Vajjita, vị trưởng lão Sandhita có sự mang đi phiền não luyến ái.” |
Vajjito sandhito thero, kilesarajavāhanoti. |
|
TÓM LƯỢC NHÓM NÀY |
Dukanipāto niṭṭhito. |
|
“Có chín mươi tám câu kệ ở nhóm hai, bốn mươi chín vị trưởng lão là những vị thuyết giảng, là những vị rành rẽ về phương thức.” |
Tatruddānaṃ – |
|
Nhóm Hai được chấm dứt. |
Gāthādukanipātamhi, navuti ceva aṭṭha ca; |
|
|
Therā ekūnapaññāsaṃ, bhāsitā nayakovidāti. |
|
|