Pārāyanānugītigāthā
 
17. Đi đến bờ bên kia – các kệ ngôn tường thuật
Tipitaka.org Việt dịch: HT. Thích Minh Châu Việt dịch: TK. Indacanda
1137. ‘‘Pārāyanamanugāyissaṃ, (iccāyasmā piṅgiyo) Yathāddakkhi tathākkhāsi, vimalo bhūrimedhaso; Nikkāmo nibbano [nibbuto (syā.)] nāgo, kissa hetu musā bhaṇe. Pingiya: 1131. Tôn giả Pin-gi-ya: Con sẽ đọc tụng lên Con đường đến bờ kia, Ngài được thấy thế nào, Ngài nói lên thế ấy, Bậc vô cấu, quảng trí, Bậc lãnh đạo không dục, Bậc Niết-bàn an tịnh, Làm sao do nhân gì, Ngài nói điều không thật.  1136. (Tôn giả Piṅgiya nói:) “Tôi sẽ tường thuật lại Kinh Đi Đến Bờ Kia. Bậc vô nhiễm, có tuệ bao la, không còn dục vọng, đã ra khỏi rừng (tham ái), bậc long tượng đã thấy như thế nào, ngài đã nói ra như thế ấy. Nguyên nhân gì khiến ngài lại nói lời sai trái?
1138. ‘‘Pahīnamalamohassa , mānamakkhappahāyino; Handāhaṃ kittayissāmi, giraṃ vaṇṇūpasañhitaṃ. 1132. Bậc đã đoạn trừ hết, Uế nhiễm và si mê, Bậc đã diệt trừ sạch, Kiêu mạn và gièm pha, Con sẽ nói tán thán, Âm thanh vi diệu ấy.  1137. Giờ tôi sẽ thuật lại lời nói đức độ của bậc đã dứt bỏ vết nhơ và si mê, của bậc có sự dứt bỏ ngã mạn và sự thâm hiểm.
1139. ‘‘Tamonudo buddho samantacakkhu, lokantagū sabbabhavātivatto; Anāsavo sabbadukkhapahīno, saccavhayo brahme upāsito me. 1133. Bậc quét sạch u ám, Phật-đà, bậc Biến nhãn, Đã đến, tận cùng đời, Đã vượt qua sanh hữu, Bậc không có lậu hoặc, Đoạn tận mọi đau khổ, Vị được gọi sự thật, Hỡi vị Bà-la-môn, Con được hầu vị ấy.  1138. Thưa vị Bà-la-môn, đức Phật, bậc xua tan bóng tối, đấng Toàn Nhãn, đã đi đến tận cùng thế giới, vượt trội mọi hiện hữu, không còn lậu hoặc, đã dứt bỏ tất cả khổ, có tên gọi là Sự Thật, đã được hầu cận bởi tôi.
1140. ‘‘Dijo yathā kubbanakaṃ pahāya, bahupphalaṃ kānanamāvaseyya; Evaṃ pahaṃ appadasse pahāya, mahodadhiṃ haṃsoriva ajjhapatto. 1134. Như chim bỏ rừng hoang, Đến ở rừng nhiều trái, Cũng vậy con từ bỏ, Những bậc thấy nhỏ nhen, Con đạt đến biển lớn, Chẳng khác con thiên nga.  1139. Giống như con chim, sau khi lìa bỏ khu rừng cây nhỏ, có thể sống ở khu rừng có nhiều trái cây, cũng tương tự như thế, sau khi lìa bỏ người có tầm nhìn nhỏ nhoi, tôi ví như con chim thiên nga đã đạt đến biển lớn.
1141. ‘‘Yeme pubbe viyākaṃsu, huraṃ gotamasāsanā; Iccāsi iti bhavissati; Sabbaṃ taṃ itihitihaṃ, sabbaṃ taṃ takkavaḍḍhanaṃ. 1135. Những ai trong đời khác, Đã nói cho con nghe, Lời dạy bậc Cù-đàm Như vậy đã xảy ra, Như vậy sẽ xảy đến, Tất cả là tin đồn, Chỉ làm tăng nghi ngờ.  1140. Những người nào trước đây đã giải thích cho tôi khác với lời dạy của Gotama (nói rằng): ‘Đã là như vầy, sẽ là như vầy,’ mọi điều ấy đều do nghe nói lại theo truyền thống, mọi điều ấy đều là sự tăng trưởng suy tầm (về dục).
1142. ‘‘Eko tamanudāsino, jutimā so pabhaṅkaro; Gotamo bhūripaññāṇo, gotamo bhūrimedhaso. 1136. Chỉ một vị an trú, Quét sạch các hắn ám, Sanh trưởng gia đình quý, Vị ấy chiếu hào quang, Cù-đàm, bậc quảng tuệ, Cù-đàm, bậc quảng trí.  1141. Vị xua tan bóng tối, một mình, đang ngồi, sáng chói, bậc tạo ra ánh sáng ấy là vị Gotama có tuệ bao la, là vị Gotama có sự sáng suốt bao la.
1143. ‘‘Yo me dhammamadesesi, sandiṭṭhikamakālikaṃ; Taṇhakkhayamanītikaṃ , yassa natthi upamā kvaci’’. 1137. Ai thuyết pháp cho con, Pháp thiết thực hiện tại, Đến ngay không chờ đợi, Ái diệt, vượt đau khổ, Vị ấy không ai sánh.  1142. Vị ấy đã thuyết giảng cho tôi Giáo Pháp có thể thấy được bởi tự thân, không bị chi phối bởi thời gian, có sự đoạn diệt tham ái, không có rủi ro, điều tương đương với pháp (Niết Bàn) ấy là không có ở bất cứ đâu.”
1144. ‘‘Kiṃnu tamhā vippavasasi, muhuttamapi piṅgiya; Gotamā bhūripaññāṇā, gotamā bhūrimedhasā. Bàvari: 1138. Hỡi này Pin-gi-ya, Sao Ông lại không thể, Sống xa lánh vị ấy, Chỉ trong một chốc lát, Bậc Cù-đàm quảng tuệ, Bậc Cù-đàm quảng trí,  1143. “Này Piṅgiya, sao ngươi không thể sống, dầu chỉ trong chốc lát, xa lìai khỏi vị Gotama có tuệ bao la, khỏi vị Gotama có sự sáng suốt bao la?
1145. ‘‘Yo te dhammamadesesi, sandiṭṭhikamakālikaṃ; Taṇhakkhayamanītikaṃ, yassa natthi upamā kvaci’’. 1139. Vị thuyết pháp cho người, Pháp thiết thực hiện tại, Đến ngay không chờ đợi, Ái diệt, vượt đau khổ, Vị ấy không ai sánh.  1144. Là vị đã thuyết giảng cho ngươi Giáo Pháp có thể thấy được bởi tự thân, không bị chi phối bởi thời gian, có sự đoạn diệt tham ái, không có rủi ro; điều tương đương với pháp (Niết Bàn) ấy là không có ở bất cứ đâu.”
1146. ‘‘Nāhaṃ tamhā vippavasāmi, muhuttamapi brāhmaṇa; Gotamā bhūripaññāṇā, gotamā bhūrimedhasā. Pingiya: 1140. Hỡi này Bà-la-môn, Con không có thể được, Sống xa lánh vị ấy Chỉ trong một chốc lát, Gotama quảng tuệ, Gotama quảng trí.  1145. Thưa vị Bà-la-môn, tôi không thể sống, dầu chỉ trong chốc lát, xa lìa khỏi vị Gotama có tuệ bao la, khỏi vị Gotama có sự sáng suốt bao la.
1147. ‘‘Yo me dhammamadesesi, sandiṭṭhikamakālikaṃ; Taṇhakkhayamanītikaṃ, yassa natthi upamā kvaci. 1141. Vị thuyết pháp cho con, Pháp thiết thực hiện tại, Đến ngay không chờ đợi, Ái diệt, vượt đau khổ, Vị ấy không ai sánh.  1146. Là vị đã thuyết giảng cho tôi Giáo Pháp có thể thấy được bởi tự thân, không bị chi phối bởi thời gian, có sự đoạn diệt tham ái, không có rủi ro; điều tương đương với pháp (Niết Bàn) ấy là không có ở bất cứ đâu.
1148. ‘‘Passāmi naṃ manasā cakkhunāva, rattindivaṃ brāhmaṇa appamatto; Namassamāno vivasemi rattiṃ, teneva maññāmi avippavāsaṃ. 1142. Chính con thấy vị ấy, Với ý, với con mắt, Ngày đêm không phóng dật, Kính thưa Bà-la-môn, Con trải qua suốt đêm Đảnh lễ, kính vị ấy, Do vậy con nghĩ rằng, Con không xa vị ấy.  1147. Thưa vị Bà-la-môn, tôi nhìn thấy Ngài ấy bằng tâm và bằng mắt, ban đêm và ban ngày không bị xao lãng. Trong khi kính lễ (đến Ngài), tôi sống qua đêm; chính bằng cách ấy, tôi nghĩ là sống không xa lìa.
1149. ‘‘Saddhā ca pīti ca mano sati ca, nāpenti me gotamasāsanamhā; Yaṃ yaṃ disaṃ vajati bhūripañño, sa tena teneva natohamasmi. 1143. Với tín và với hỷ, Với ý luôn chánh niệm, Không làm con xa rời, Lời dạy Gotama! Chính tại phương hướng nào, Bậc quảng tuệ đi đến, Chính ở phương hướng ấy, Con được dắt dẫn đến.  1148. Tín, hỷ, tâm ý, và niệm của tôi không lìa xa lời giảng dạy của đức Gotama. Mỗi phương hướng nào bậc có tuệ bao la di chuyển đến, tôi đây đều kính lễ theo chính phương hướng ấy.
1150. ‘‘Jiṇṇassa me dubbalathāmakassa, teneva kāyo na paleti tattha; Saṃkappayantāya [saṃkappayattāya (sī.)] vajāmi niccaṃ, mano hi me brāhmaṇa tena yutto. 1144. Với con tuổi đã già, Yếu đuối, không sức mạnh, Do vậy thân thể này, Không đến được chỗ ấy, Với tâm tư quyết chí, Con thường hằng đi đến. Vì rằng thưa Phạm chí, Ý con cột vị ấy.  1149. Đối với tôi, là người đã già nua, có thể lực và sức mạnh kém cỏi, chính vì thế, thân xác của tôi không theo đến được nơi ấy. Thưa vị Bà-la-môn, tôi thường đi đến bằng cách hướng tâm, bởi vì tâm ý của tôi đã được gắn bó với vị ấy.
1151. ‘‘Paṅke sayāno pariphandamāno, dīpā dīpaṃ upaplaviṃ [upallaviṃ (syā. niddesa)]; Athaddasāsiṃ sambuddhaṃ, oghatiṇṇamanāsavaṃ’’. 1145. Nằm dài trong vũng bùn, Vùng vẫy, vật qua lại, Con đã bơi qua lại, Đảo này đến đảo khác, Con đã thấy đức Phật, Vượt bộc lưu, vô lậu. Đến đây, khi chúng đang nói, đức Phật hiện ra và nói:  1150. Trong khi đang nằm giãy giụa trong đám bùn (ngũ dục), tôi đã bơi từ hòn đảo này đến hòn đảo khác. Và tôi đã nhìn thấy bậc Toàn Giác, vị đã vượt qua dòng lũ, không còn lậu hoặc.”
    CHÚ THÍCH CỦA NGƯỜI DỊCH: Vào thời điểm này, đức Phật đang ngự tại thành Sāvatthi. Biết được sự chín muồi về khả năng của Piṅgiya và Bārarī, Ngài đã phóng ra hào quang có màu sắc vàng chói. Piṅgiya ngay trong lúc đang ngồi tán dương ân đức của Phật cho Bāvarī đã nhìn thấy hào quang ấy, trong lúc xem xét ‘cái gì đây?’ và sau khi đã nhìn thấy đức Thế Tôn như đang đứng trước mặt, Piṅgiya đã bảo vị Bà-la-môn Bārarī rằng: ‘Đức Phật đã ngự đến.’ Bà-la-môn Bārarī đã từ chỗ ngồi chắp tay lên và đứng dậy. Đức Thế Tôn sau khi phóng ra hào quang đã hiện thân cho vị Bà-la-môn thấy. Sau khi thấy thời điểm phù hợp cho cả hai vị, trong lúc chỉ dạy riêng cho Piṅgiya, Ngài đã nói lên kệ ngôn này (SnA. ii,606).
1152. ‘‘Yathā ahū vakkali muttasaddho, bhadrāvudho āḷavi gotamo ca; Evameva tvampi pamuñcassu saddhaṃ, Gamissasi tvaṃ piṅgiya maccudheyyassa pāraṃ’’ [maccudheyyapāraṃ (sī.)]. Thế Tôn: 1146. Cũng như Vak-ka-li Nhờ tin, được giải thoát, Với Bhad-rà-vu-dha, A-la-vi, Cù-đàm, Cũng vậy, Ông đã được, Giải thoát nhờ lòng tin. Hỡi này Pin-gi-ya, Ông sẽ đi đến được, Đến được bờ bên kia, Của thế giới thần chết.  1151. “Giống như Vakkali có niềm tin đã được khẳng định, Bhadrāvudha và Āḷavi Gotamo (cũng thế), tương tự y như vậy, ngươi cũng hãy khẳng định niềm tin. Này Piṅgiya, ngươi sẽ đi đến bờ bên kia đối với lãnh địa của Thần Chết.”
1153. ‘‘Esa bhiyyo pasīdāmi, sutvāna munino vaco; Vivaṭṭacchado sambuddho, akhilo paṭibhānavā. Pingiya: 1147. Được nghe lời ẩn sĩ, Con tăng trưởng tịnh tín, Bậc Chánh đẳng Chánh giác, Đã vén lên tấm màn, Không cứng cỏi, biện tài.  1152. “Sau khi lắng nghe lời nói của bậc hiền trí, tôi đây càng thêm tịnh tín. Ngài là bậc Chánh Đẳng Giác, có màn che đã được cuốn lên, không cọc nhọn (ô nhiễm), có tài biện giải.
1154. ‘‘Adhideve abhiññāya, sabbaṃ vedi varovaraṃ [paro varaṃ (sī. syā.), paro paraṃ (niddesa)]; Pañhānantakaro satthā, kaṅkhīnaṃ paṭijānataṃ. 1148. Thắng tri các chư Thiên, Biết tất cả cao thấp, Bậc Đạo Sư chấm dứt, Tất cả các câu hỏi, Với những ai tự nhận, Còn có chỗ nghi ngờ.  1153. Sau khi biết rõ chư Thiên bậc cao, Ngài đã hiểu tất cả từ thấp đến cao. Bậc Đạo Sư, vị làm chấm dứt các câu hỏi của những người có sự nghi hoặc, của những người bộc lộ cho biết.
1155. ‘‘Asaṃhīraṃ asaṅkuppaṃ, yassa natthi upamā kvaci; Addhā gamissāmi na mettha kaṅkhā, evaṃ maṃ dhārehi adhimuttacitta’’nti. 1149. Không run rẩy, dao động, Không ai có thể sánh, Chắc chắn con sẽ đi, Tại đây, con không nghi, Như vậy, thọ trì Ta Như tâm người tín giải. Phẩm “Con đường đi đến bờ bên kia ” đã xong. 1154. Đương nhiên, tôi sẽ đi đến trạng thái (Niết Bàn) không bị tiêu hoại, không bị lay chuyển, điều tương đương với pháp (Niết Bàn) ấy là không có ở bất cứ đâu. Sự nghi hoặc của tôi về nơi này (Niết Bàn) là không có. Như vậy xin Ngài hãy ghi nhận tôi là người có tâm đã được khẳng định.”
Pārāyanavaggo pañcamo niṭṭhito.   Dứt Phẩm Đi Đến Bờ Kia.
Suttuddānaṃ –   KINH TẬP ĐƯỢC ĐẦY ĐỦ.
1. Urago [imā uddānagāthāyo sī. pī. potthakesu na santi] dhaniyopi ca, khaggavisāṇo kasi ca; Cundo bhavo punadeva, vasalo ca karaṇīyañca; Hemavato atha yakkho, vijayasuttaṃ munisuttavaranti.    
2. Paṭhamakaṭṭhavaro varavaggo, dvādasasuttadharo suvibhatto; Desito cakkhumatā vimalena, suyyati vaggavaro uragoti.    
3. Ratanāmagandho hirimaṅgalanāmo, sucilomakapilo ca brāhmaṇadhammo; Nāvā [nātha (ka.)] kiṃsīlauṭṭhahano ca, rāhulo ca punapi vaṅgīso.    
4. Sammāparibbājanīyopi cettha, dhammikasuttavaro suvibhatto; Cuddasasuttadharo dutiyamhi, cūḷakavaggavaroti tamāhu.    
5. Pabbajjapadhānasubhāsitanāmo, pūraḷāso punadeva māgho ca; Sabhiyaṃ keṇiyameva sallanāmo, vāseṭṭhavaro kālikopi ca.    
6. Nālakasuttavaro suvibhatto, taṃ anupassī tathā punadeva; Dvādasasuttadharo tatiyamhi, suyyati vaggavaro mahānāmo.    
7. Kāmaguhaṭṭhakaduṭṭhakanāmā , suddhavaro paramaṭṭhakanāmo; Jarā mettiyavaro suvibhatto, pasūramāgaṇḍiyā purābhedo.    
8. Kalahavivādo ubho viyuhā ca, tuvaṭakaattadaṇḍasāriputtā; Soḷasasuttadharo catutthamhi, aṭṭhakavaggavaroti tamāhu.    
9. Magadhe janapade ramaṇīye, desavare katapuññanivese; Pāsāṇakacetiyavare suvibhatte, vasi bhagavā gaṇaseṭṭho.    
10. Ubhayavāsamāgatiyamhi [ubhayaṃ vā puṇṇasamāgataṃ yamhi (syā.)], dvādasayojaniyā parisāya; Soḷasabrāhmaṇānaṃ kira puṭṭho, pucchāya soḷasapañhakammiyā; Nippakāsayi dhammamadāsi.    
11. Atthapakāsakabyañjanapuṇṇaṃ, dhammamadesesi parakhemajaniyaṃ [varaṃ khamanīyaṃ (ka.)]; Lokahitāya jino dvipadaggo, suttavaraṃ bahudhammavicitraṃ; Sabbakilesapamocanahetuṃ, desayi suttavaraṃ dvipadaggo.    
12. Byañjanamatthapadaṃ samayuttaṃ [byañjanamatthapadasamayuttaṃ (syā.)], akkharasaññitaopamagāḷhaṃ; Lokavicāraṇañāṇapabhaggaṃ, desayi suttavaraṃ dvipadaggo.    
13. Rāgamale amalaṃ vimalaggaṃ, dosamale amalaṃ vimalaggaṃ; Mohamale amalaṃ vimalaggaṃ, lokavicāraṇañāṇapabhaggaṃ; Desayi suttavaraṃ dvipadaggo.    
14. Klesamale amalaṃ vimalaggaṃ, duccaritamale amalaṃ vimalaggaṃ; Lokavicāraṇañāṇapabhaggaṃ, desayi suttavaraṃ dvipadaggo.    
15. Āsavabandhanayogākilesaṃ, nīvaraṇāni ca tīṇi malāni; Tassa kilesapamocanahetuṃ, desayi suttavaraṃ dvipadaggo.    
16. Nimmalasabbakilesapanūdaṃ, rāgavirāgamanejamasokaṃ; Santapaṇītasududdasadhammaṃ, desayi suttavaraṃ dvipadaggo.    
17. Rāgañca dosakamabhañjitasantaṃ [dosañca bhañjitasantaṃ (syā.)], yonicatuggatipañcaviññāṇaṃ; Taṇhāratacchadanatāṇalatāpamokkhaṃ [taṇhātalaratacchedanatāṇapamokkhaṃ (syā.)], desayi suttavaraṃ dvipadaggo.    
18. Gambhīraduddasasaṇhanipuṇaṃ, paṇḍitavedaniyaṃ nipuṇatthaṃ; Lokavicāraṇañāṇapabhaggaṃ, desayi suttavaraṃ dvipadaggo.    
19. Navaṅgakusumamālagīveyyaṃ, indriyajhānavimokkhavibhattaṃ; Aṭṭhaṅgamaggadharaṃ varayānaṃ, desayi suttavaraṃ dvipadaggo.    
20. Somupamaṃ vimalaṃ parisuddhaṃ, aṇṇavamūpamaratanasucittaṃ; Pupphasamaṃ ravimūpamatejaṃ, desayi suttavaraṃ dvipadaggo.    
21. Khemasivaṃ sukhasītalasantaṃ, maccutatāṇaparaṃ paramatthaṃ; Tassa sunibbutadassanahetuṃ, desayi suttavaraṃ dvipadaggoti.    
Suttanipātapāḷi niṭṭhitā.