3. Aḍḍhavaggo

Phẩm một nửa

tipitaka.org Việt dịch: GS. Trần Phương Lan
371. Dīghītikosalajātakaṃ (5-3-1) 371. Chuyện Hoàng tử Kosala (Tiền thân Dìghitikosala)
  Người đang thuộc quyền ta sinh sát….,
  Câu chuyện này do bậc Đạo Sư kể khi Ngài trú tại Kỳ Viên về một nhóm người tranh cãi nhau từ Kosambi.
  Khi họ đến Kỳ Viên, giữa lúc họ hòa hợp lại với nhau, bậc Đạo Sư bảo:
  – Này các Tỷ-kheo, các ông là Pháp tử của Ta trong đạo, được sinh ra do những lời nói từ miệng Ta. Con cái không được dẫm lên lời khuyên của cha, thế mà các ông lại không theo lời khuyên dạy của Ta. Các trí giả ngày xưa, khi những người đã giết cha mẹ họ, đã chiếm vương quốc họ, rồi phải rơi vào tay họ ở trong rừng, họ vẫn không giết những người ấy, dù những người ấy bị kết tội phiến loạn, mà họ bảo: Ta sẽ không dẫm lên lời khuyên của cha mẹ ta đã ban cho ta.
  Rồi Ngài kể một chuyện quá khứ. Trong Tiền thân này, cả sự việc đưa đến câu chuyện và chính câu chuyện sẽ được kể đầy đủ trong Tiền thân Sanghabehedaka.
  Bấy giờ hoàng tử Dìghàvu khi thấy vua xứ Ba-la-nại nằm bên cạnh mình ở trong rừng liền túm lấy chỏm đầu vua và nói:
  – Bây giờ ta sẽ chặt tên cướp nước đã giết cha mẹ ta ra làm mười bốn miếng.
  Và ngay khi chàng vung gươm, chàng nhớ lại lời cha mẹ đã khuyên dạy và tự nghĩ: “Dù ta phải hy sinh đời ta, ta cũng sẽ không dẫm lên lời khuyên của cha mẹ. Cứ dọa nó là thỏa bụng ta rồi”. Và chàng đọc bài kệ đầu:
110. Evaṃbhūtassa te rāja, āgatassa vase [vaso (pī. ka.)] mama; Atthi nu koci pariyāyo, yo taṃ dukkhā pamocaye. Ngươi đang thuộc quyền ta sinh sát,
Khi nằm đây úp mặt, vua kia,
Mưu nào ngươi tính nghĩ ra
Cứu ngươi ra khỏi tay ta hãi hùng?
  Và ông vua kia đọc bài kệ thứ hai:
111. Evaṃbhūtassa me tāta, āgatassa vase tava; Natthi no koci pariyāyo, yo maṃ dukkhā pamocaye. Nay ta chẳng còn phương cứu nữa,
Trên đất nằm lọt giữa tay người.
Cách nào cũng chẳng biết noi
Ðể mong thoát được ra ngoài khốn nguy.
  Thế rồi Bồ-tát đọc các bài kệ còn lại:
112. Nāññaṃ sucaritaṃ rāja, nāññaṃ rāja subhāsitaṃ; Tāyate maraṇakāle, evamevitaraṃ dhanaṃ. Hỡi nhà vua, chẳng phải là của cải,
Mà chính là các lời nói, hành vi
Vốn thiện hiền mà ta đã thực thi,
Ðến giờ chết mới cho ta thư thái,
113. Akkocchi maṃ avadhi maṃ, ajini maṃ ahāsi me; Ye ca taṃ upanayhanti, veraṃ tesaṃ na sammati. Nếu cứ bảo: “Ta đây từng khổ ải,
Kẻ này la, và kẻ nọ đánh ta.
Và kẻ kia cướp của đến thứ ba”,
Những kẻ nào nuôi các tình cảm ấy
114. Akkocchi maṃ avadhi maṃ, ajini maṃ ahāsi me; Ye ca taṃ nupanayhanti, veraṃ tesūpasammati. Chẳng bao giờ giận hờn nguôi lắng lại.
“Nó xưa kia từng đánh, mắng vào ta,
Nó đã gây lắm áp bức phiền hà”,
Ý nghĩ ấy những ai không ham muốn.
115. Na hi verena verāni, sammantīdha kudācanaṃ; Averena ca sammanti, esa dhammo sanantanoti. Giận sẽ nguôi và hài hòa chung sống.
Xóa căm hờn đâu phải bởi căm hờn,
Xóa căm hờn chính là bởi yêu thương,
Ðấy là luật niên trường cho an lạc.
  Sau những lời ấy, Bồ-tát bảo:
  – Thưa Đại vương, tôi sẽ chẳng làm hại ngài đâu. Ngài cứ giết tôi đi.
  Rồi ngài đặt cây gươm của mình vào trong tay vua ấy. Vua cũng bảo:
  – Ta cũng sẽ chẳng làm hại người.
  Vua tuyên thệ và đi đến thành phố cùng với Bồ-tát, đưa ngài đến gặp cận thần và nói:
  – Này các khanh, đây là hoàng tử Dìghàvu, con trai của vua xứ Kosala. Người đã tha mạng cho ta. Ta quyết chẳng làm điều chi hại đến người.
  Nói thế xong, vua gả con gái cho Bồ-tát và đưa ngài lên ngôi trong vương quốc trước đây thuộc về cha ngài. Từ đấy hai vua cùng trị vì một cách an lạc và rất hài hòa với nhau.
  Bậc Đạo Sư chấm dứt bài giảng và nhận diện Tiền thân:
  – Vào thời ấy, người cha và người mẹ là những thành phần hiện nay trong hoàng gia; còn hoàng tử Dìghàvu chính là Ta.
Dīghītikosalajātakaṃ paṭhamaṃ.  
372. Migapotakajātakaṃ (5-3-2)  
  Sầu thương vật đã chết rồi…..,
  Chuyện này bậc Đạo Sư kể trong lúc trú tại Jetavana (Kỳ Viên) về một Trưởng lão nọ.
  Chuyện kể rằng ông nhận một cậu thanh niên xuất gia vào Hội chúng, và Sa-di này sau một thời gian phục vụ thầy rất nhiệt tình, dần dần lâm bệnh và từ trần. Vị Trưởng lão tràn ngập ưu phiền vì cái chết của nam tử kia nên cứ đi quanh quẩn than khóc kêu gào. Tăng chúng không thể nào an ủi ông cho khuây khỏa được, liền đưa vấn đề ra thảo luận tại Chánh pháp Đường:
  – Vị Trưởng lão kia có một Sa-di từ trần, cứ quanh quẩn than khóc mãi. Do triền miên suy tư mãi về cái chết, chắc chắn vị ấy sẽ trở thành kẻ bơ vơ lạc lỏng.
  Khi bậc Đạo Sư bước vào, Ngài hỏi Tăng chúng hội họp để bàn luận đề tài gì, và khi biết được câu chuyện, Ngài bảo:
  – Không phải chỉ bây giờ, mà cả ngày xưa, Trưởng lão ấy cũng đi quanh quẩn than khóc khi thanh niên này từ trần.
  Nói xong Ngài kể một chuyện quá khứ.
  Ngày xưa, khi vua Brahmadatta (Phạm Thọ) trị vì tại Ba-la-nại, Bồ-tát được sinh làm Sakka Thiên chủ (Đế Thích). Thời ấy có một người sống trong quốc độ Kàsi, đi đến miền Himàlaya (Tuyết Sơn) và sống đời khổ hạnh với các loại quả rừng.
  Một hôm vị ấy thấy một chú nai con mất mẹ. Vị ấy đem nó về thảo am, cho nó ăn và yêu quý nâng niu nó. Chú nai con lớn dần thành một con vật xinh đẹp thanh tao, và ẩn sĩ chăm sóc nó, đối đãi với nó như con đẻ mình vậy.
  Một ngày kia, con nai chết thình lình vi bội thực, không tiêu hóa hết số cỏ quá nhiều. Vị khổ hạnh cứ lang thang gào khóc:
  – Con ta chết rồi!
  Lúc ấy Sakka Thiên chủ xem xét trần gian, nhìn thấy vị ấy, ngài nghĩ cách khuyến giáo ông, liền hiện xuống đứng giữa không trung và ngâm vần kệ đầu:
116. Agārā paccupetassa, anagārassa te sato; Samaṇassa na taṃ sādhu, yaṃ petamanusocasi. Sầu thương vật đã chết rồi,
Hỡi người khổ hạnh sống đời độc cư.
Thoát dây tục lụy xuất gia,
Giờ đây phát bệnh tâm tư buồn phiền!
  Vị khổ hạnh vừa nghe vậy liền ngâm vần kệ thứ hai:
117. Saṃvāsena have sakka, manussassa migassa vā; Hadaye jāyate pemaṃ, na taṃ sakkā asocituṃ. Nếu người bầu bạn thú hiền,
Tâu ngài Ðế Thích ở trên cõi trời,
Buồn phiền vì mất bạn chơi,
Tuôn dòng nước mắt sẽ vơi nỗi sầu.
  Thiên chủ Sakka lại ngâm hai vần kệ nữa:
118. Mataṃ marissaṃ rodanti, ye rudanti lapanti ca; Tasmā tvaṃ isi mā rodi, roditaṃ moghamāhu santo. Người đời lắm kẻ ước ao
Mỗi khi vật mất, kêu gào tiếc thương.
Thôi đừng khóc nữa, trí nhân,
Thánh hiền vẫn bảo hoài công thôi mà.
119. Roditena have brahme, mato peto samuṭṭhahe; Sabbe saṅgamma rodāma, aññamaññassa ñātake. Nếu nhờ nước mắt tuôn ra
Chúng ta có thể vượt qua tử thần,
Thì ta quyết phải hợp quần
Ðể mà cứu mọi vật thân nhất trần.
  Trong lúc Thiên chủ Sakka nói vậy, vị khổ hạnh nhận ra rằng khóc than cũng chẳng ích gì, liền ca ngợi tán thán Thiên chủ và ngâm ba vần kệ nữa:
120. Ādittaṃ vata maṃ santaṃ, ghatasittaṃva pāvakaṃ; Vārinā viya osiñcaṃ, sabbaṃ nibbāpaye daraṃ. Ví như ngọn lửa nóng hừng
Ðổ thêm bơ sữa cháy bừng thật cao,
Ðược vòi nước lạnh tưới vào,
Ngài vừa dập tắt nỗi sầu của ta.
121. Abbahi vata me sallaṃ, yamāsi hadayassitaṃ; Yo me sokaparetassa, puttasokaṃ apānudi. Lòng ta nhức nhối xót xa
Vì tên sầu não xuyên qua kinh hoàng.
Ngài đã chữa trị vết thương,
Và ngài hồi phục đời thường cho ta.
122. Sohaṃ abbūḷhasallosmi, vītasoko anāvilo; Na socāmi na rodāmi, tava sutvāna vāsavāti. Mũi tên vừa được nhổ ra,
Lòng ta tràn ngập an hòa vui tươi,
Lắng nghe Ðế Thích nhủ lời,
Ta không còn phải chơi vơi khổ sầu.
  Sau khi đã khuyến giáo vị khổ hạnh như thế, Sakka Thiên chủ trở về cõi của ngài.
  Đến đây bậc Đạo Sư chấm dứt Pháp thoại và nhận diện Tiền thân:
  – Vào thời ấy, vị Trưởng lão là nhà khổ hạnh, Sa-di là con nai, và Ta chính là Sakka Thiên chủ.
Migapotakajātakaṃ dutiyaṃ.  
373. Mūsikajātakaṃ (5-3-3) 373. Chuyện con Chuột (Tiền thân Mùsika)
  Bọn chúng hỏi to: “Nó ở đâu?”….,
  Câu chuyện này bậc Đạo Sư kể trong lúc trú tại Trúc Lâm về vua Ajàtasattu (A-xà-thế).
  Sự kiện đưa đến chuyện này đã được kể đầy đủ trong Tiền thân Thusa, số 338.
  Ở đây bậc Đạo Sư cũng quan sát nhà vua lúc ấy vừa chơi đùa với vương tử, vừa nghe Pháp. Như Ngài đã biết hiểm họa sẽ xảy đến cho vua vì vương tử này, Ngài nói:
  – Thưa Đại vương, vua chúa thời xưa đã nghi ngờ những gì đáng nghi ngờ, nên đã giam giữ các vương tử lại một nơi và bảo: “Hãy để cho các hoàng nhi cai trị sau khi thân xác chúng ta đã được hỏa táng”.
  Cùng với lời trên, Ngài kể một chuyện quá khứ.
  Ngày xưa, khi vua Brahmadatta trị vị ở Ba-la-nại, Bồ-tát được sinh vào một gia đình Bà-la-môn và trở thành một giáo sư danh tiếng thế giới. Con vua Ba-la-nại tên là vương tử Yava (Lúa mạch). Sau khi đã chuyên tâm học tập đủ mọi ngành học thuật với ngài, chàng liền nóng lòng ra đi, và đến từ giã ngài. Vị giáo sư nhờ tài tiên tri biết trước rằng hiểm họa sẽ xảy ra cho vương tử do chính con trai vị ấy gây ra, liền suy xét cách thức làm thế nào diệt trừ mối hiểm họa này cho vương tử, và bắt đầu nhìn quanh để tìm một ví dụ chứng minh cho thích hợp.
  Lúc bấy giờ ngài có một con ngựa, trên chân ngựa xuất hiện một vết thương đau nhức. Con ngựa được giữ trong chuồng để ngài chăm sóc vết thương cẩn thận. Gần đó có một cái giếng. Thời ấy, một con chuột vẫn thường bạo gan bò ra khỏi lỗ để gặm chỗ vết thương ở chân ngựa. Con ngựa không thể cản nó được và một hôm, không chịu nổi đau đớn, khi con chuột đến cắn nó, nó liền lấy móng chân đập chết con chuột và hất xác xuống giếng. Bọn chăn ngựa không thấy con chuột liền nói:
  – Mọi ngày con chuột vẫn đến cắn vết thương, nhưng bây giờ không còn thấy nó nữa. Nó có chuyện gì vậy?
  Bồ-tát đã chứng kiến mọi việc và tự nhủ: “Người khác không biết nên hỏi: Con chuột đâu rồi? Nhưng chỉ riêng mình ta biết con chuột đã bị ngựa giết và hất xuống giếng”, và lấy ngay sự việc này làm ví dụ chứng minh. Ngài sáng tác vần kệ đầu rồi nói cho vương tử biết.
  Trong khi nhìn quanh để tìm một ví dụ chứng minh khác, ngài lại thấy cũng con ngựa ấy, khi vết thương đã lành, liền chạy ra thẳng đến đồng lúa mạch để ăn lúa, rồi thọc đầu vào một lỗ trên hàng rào. Ngài lấy v dụ này làm vần kệ thứ hai và đưa cho vương tử.
  Sang vần kệ thứ ba, ngài sáng tác theo trí thông minh của riêng mình và cũng đưa cho vương tử. Rồi ngài bảo:
  – Này Hiền hữu, khi bạn đã an vị trong vương quốc rồi, buổi tối bạn đi đến bồn tắm, vừa ra phía trước cầu thang vừa ngâm vần kệ đầu. Rồi khi bạn bước vào cung thất mình cư ngự, hãy đi đến chân cầu thang và ngâm vần kệ thứ hai. Rồi sau đó, bạn đi lên đầu cầu thang và ngâm vần kệ thứ ba.
  Cùng với các lời này, ngài bảo chàng ra đi.
  Vương tử trẻ tuổi ấy về kinh đô làm phó vương, và khi vua cha băng hà, vị phó vương lên kế ngôi. Tân vương này chỉ có một con trai hoàng nam duy nhất, đến năm mười sáu tuổi chàng đã nôn nóng muốn lên làm vua. Khi đã có ý định giết cha, vương tử báo với đám hầu cận:
  – Phụ vương ta vẫn còn trẻ. Đến khi ta nhìn thấy giàn hỏa táng của ngài thì ta đã là già cả kiệt lực rồi. Lúc ấy mới lên ngôi thì có ích lợi gì cho ta nữa chứ.
  Bọn chúng thưa:
  – Tâu Điện hạ, ngài không thể nào tính chuyện ra biên địa làm một loạn thần được. Vậy ngài phải tìm cách này hay cách khác sát hại phụ vương và chiếm lấy quốc độ.
  Vương tử chấp thuận ngay, vào buổi tối cầm kiếm đứng trong cung thất vua cha gần bồn tắm, sẵn sàng giết cha mình.
  Tối hôm ấy, vua sai một nữ tỳ tên là Mùsika (chuột) đến và bảo:
  – Ngươi hãy đi chùi bồn tắm, trẫm sắp đến tắm đấy.
  Nữ tỳ đến đó và trong lúc chùi bồn tắm, nàng bắt gặp vương tử. Sợ âm mưu có thể bại lộ, vương tử lấy kiếm chặt nàng làm đôi và ném vào bồn tắm. Vua vừa đến nơi, mọi người bảo nhau:
  – Hôm nay nữ tỳ Mùsika không trở về. Nó đã đi đâu rồi nhỉ?
  Vua bước đến cạnh bồn tắm và ngâm vần kệ đầu:
123. Kuhiṃ gatā kattha gatā, iti lālappatī jano; Ahameveko jānāmi, udapāne mūsikā hatā. Bọn chúng hỏi to: Nó ở đâu?
Chuột ơi, mày đã trốn nơi nào?
Việc này chỉ một mình ta biết
Nó đã chết nằm trong giếng sâu.
  Vương tử nghĩ thầm: “Vua cha đã phát giác những việc ta làm”, và vì quá kinh hãi, chàng chạy trốn về kể mọi việc cho đám hầu cận. Sau khoảng bảy tám ngày, bọn chúng lại thưa với chàng:
  – Tâu Điện hạ, nếu Đại vương biết thì ngài đã không giữ yên lặng. Những điều ngài nói chỉ có thể là lời phỏng đoán mà thôi. Xin cứ hành thích ngài đi.
  Vì thế một hôm vương tử lại đứng cầm kiếm trong tay ở cầu thang. Khi vua đến, chàng cố tìm cơ hội đâm ngài. Ngài vưa bước vừa ngâm vần kệ thứ hai:
124. Yañcetaṃ [yathetaṃ (pī.), yavetaṃ (ka.), yametaṃ (katthaci)] iti cīti ca, gadrabhova nivattasi; Udapāne mūsikaṃ hantvā, yavaṃ bhakkhetumicchasi. Giống như con vật đẩy xe đi,
Ngươi cứ xoay qua lại trở về,
Ngươi đã giết xong con Chuột ấy,
Nay thèm ăn Lúa mạch, ta nghi.
  Vương tử nghĩ thầm: “Phụ vương đã thấy ta” và kinh hoảng chạy trốn.
  Nhưng sau nửa tháng, chàng lại nghĩ: “Ta quyết giết phụ vương bằng một nhát xẻng”. Thế là chàng lấy một dụng cụ giống như cái muỗng có cán dài và cầm nó sẵn sàng, đứng đợi. Rồi vua lên đến đầu cầu thang và ngâm vần kệ thứ ba:
125. Daharo cāsi dummedha, paṭhamuppattiko [paṭhamuppattito (sī. pī.)] susu; Dīghañcetaṃ [dīghametaṃ (pī.)] samāsajja [samāpajja (syā. ka.)], na te dassāmi jīvitaṃ. Ngươi là thằng nhãi quá ngu ngơ
Như món đồ chơi với trẻ thơ,
Cầm vật cán dài hình chiếc muỗng,
Thằng kia, ta quyết giết bây giờ.
  Hôm ấy, không thể nào trốn thoát được nữa, vương tử bò lết đến dưới chân phụ vương và thưa:
  – Xin phụ vương tha mạng cho con.
  Sau khi xem xét vương tử, vua truyền trói chàng lại bằng dây xích và thả vào ngục tối. Rồi trong lúc ngự trên vương tòa nguy nga lộng lẫy có che lọng trắng, ngài phán:
  – Bậc thầy Bà-la-môn lừng danh của ta đã tiên đoán mối hiểm họa này xảy ra cho ta nên đã ban tặng ta ba vần kệ này.
  Lòng tràn đầy hân hoan, trong lúc cảm hứng khởi lên cao độ, ngài ngâm nga luôn các vần kệ còn lại:
126. Nāntalikkhabhavanena, nāṅgaputtapinena [nāṅgaputtasirena (sī. syā. pī.)] vā; Puttena hi patthayito, silokehi pamocito. Ta chưa giải thoát tự do
Bằng đường lạc thú an cư cõi trời.
Hoặc nhờ hiếu hạnh sáng ngời;
Ðến khi con trẻ toan đòi mạng ta,
Cứu nguy nhờ mấy vần thơ,
127. Sabbaṃ sutamadhīyetha, hīnamukkaṭṭhamajjhimaṃ; Sabbassa atthaṃ jāneyya, na ca sabbaṃ payojaye; Hoti tādisako kālo, yattha atthāvahaṃ sutanti. Vậy cần học hỏi suy tư mọi điều,
Xét xem ý nghĩa cao siêu,
Dẫu chưa dùng, cũng lợi nhiều ngày sau
Những lời nghe được đã lâu.
  Về sau, khi vua băng hà, vương tử được đưa lên ngôi báu.
  Đến đây, bậc Đạo Sư chấm dứt Pháp thoại và nhận diện Tiền thân:
  – Thời bấy giờ, vị giáo sư lừng danh chính là Ta.
Mūsikajātakaṃ tatiyaṃ.  
374. Cūḷadhanuggahajātakaṃ (5-3-4) 374. Chuyện Chàng Tiểu Xạ Thủ (Tiền thân Culladhanuggaha)
  Bờ kia chàng đã bước lên….,
  Chuyện này bậc Đạo Sư kể trong lúc trú tại Kỳ Viên, về sự cám dỗ một vị Tỷ-kheo do người vợ cũ của thời chưa xuất gia tu tập.
  Khi vị Tỷ-kheo thú nhận chính vì người vợ này mà vị ấy đã từ bỏ Hội chúng và hối tiếc việc xuất gia, bậc Đạo Sư bảo:
  – Này Tỷ-kheo, không phải chỉ bây giờ nữ nhân này mới làm hại ông. Ngày xưa cũng vậy, chính vì người này mà ông đã bị chặt đầu.
  Rồi theo lời thỉnh cầu của chư Tăng, Ngài kể chuyện quá khứ.
  Ngày xưa, khi vua Brahamadatta trị vì ở Ba-la-nại, Bồ-tát được sinh làm Sakka Thiên chủ. Thuở ấy, một thanh niên Bà-la-môn ở Ba-la-nại đã học xong mọi môn học thuật ở Đại học Takkasilà, và sau khi thiện xảo môn bắn cung, chàng nổi danh là Tiểu xạ thủ thông minh. Lúc ấy vị giáo sư nghĩ thầm: “Thanh niên này đã đạt kỹ năng bằng ta”, rồi đem gả con gái cho chàng. Chàng cưới vợ xong, lại muốn trở về Ba-la-nại, liền khởi hành.
  Nửa đường có con voi tàn phá một vùng nọ, nên không ai dám đi lên chỗ ấy. Chàng Tiểu xạ thủ thông minh kia cứ đem vợ cùng trèo lên đường vào rừng, mặc dù mọi người cố cản ngăn. Khi chàng đến giữa rừng, con voi xuất hiện tấn công chàng. Xạ thủ bắn một mũi tên vào trán voi xuyên thủng ra phía sau đầu nó, con voi ngã xuống chết ngay tại chỗ.
  Sau khi làm cho nơi ấy bình an, chàng lại lên đường qua cánh rừng khác. Tại đó năm mươi tên cướp đang phá hoại xa lộ. Cũng trên nơi này, mặc dù nhiều người cố ngăn cản, chàng cứ trèo lên cho đến khi tìm thấy một nơi bằng phẳng, bọn cướp đã giết nai đem nướng và ăn thịt sát bên xa lộ. Bọn cướp thấy chàng đi đến với cô vợ phục sức sang trọng rực rỡ, liền cố hết sức bắt lấy chàng.
  Tên tướng cướp có tài đoán được tính tình người khác, chỉ vừa liếc nhìn chàng, đã nhận ra chàng là một anh hùng lỗi lạc, nên không chịu để cho bọn chúng nổi dậy chống lại chàng, dù chàng chỉ đơn thân độc kiếm. Còn chàng Xạ thủ thông minh bảo vợ đi đến bọn cướp và dặn:
  – Nàng hãy đến bảo với bọn chúng cho ta một miếng thịt và đem về cho ta.
  Thế là nàng đi đến và bảo:
  – Cho tôi một miếng thịt.
  Tướng cướp nói:
  – Ông ấy là người quý tộc đấy.
  Và y bảo bọn cướp cho nàng một miếng thịt. Bọn kia đáp:
  – Sao? Nó lại đòi ăn thịt nướng của ta ư?
  Rồi bọn chúng cho nàng một miếng thịt sống.
  Chàng Xạ thủ vốn tự cao về mình, liền nổi giận vì bọn cướp cho chàng thịt sống. Bọn chúng bảo:
  – Sao nữa? Chỉ mình nó là nam nhi, còn chúng ta là nữ nhi ư?
  Thế là vừa hăm dọa chàng, chúng vừa vùng lên chống phá chàng. Chàng Xạ thủ bắn trọng thương ngã xuống đất bốn mươi chín tên cướp, trừ một tên, vì chàng không còn mũi tên nào để bắn tướng cướp kia. Trước đó trong bao tên của chàng chỉ có năm mươi mũi tên. Chàng đã dùng một mũi tên bắn chết con voi, nay chỉ còn số tên đủ để bắn cả bọn trừ một người.
  Vì thế chàng đá tướng cướp xuống đất ngồi trên ngực y và bảo vợ mang kiếm đến để chặt đầu y. Ngay lúc ấy, nàng bỗng đem lòng say mê tướng cướp, liền đặt chuôi kiếm vào tay y và vỏ kiếm vào tay chồng nàng. Tướng cướp chụp chuôi kiếm, đưa kiếm ra và chặt đầu chàng Xạ thủ.
  Sau khi giết chồng nàng xong, tướng cướp chiếm lấy người vợ và trong khi cả hai cùng lên đường, tướng cướp hỏi nguồn gốc, nàng bảo:
  – Em là con gái của một giáo sư danh tiếng lẫy lừng thế gian ở Đại học Takkasilà.
  – Bằng cách nào hắn lấy nàng làm vợ được? Y hỏi.
  – Cha em rất hài lòng vì hắn đã học được mọi nghệ thuật như bậc thầy nên đem em gả cho hắn. Và vì em yêu chàng nên em để chàng giết chồng hợp pháp của mình. Nàng đáp lại.
  Tướng cướp suy nghĩ: “Nữ nhân này giờ đây đã giết chồng hợp pháp của nó. Vậy khi thấy một đàn ông khác, nó cũng sẽ đối xử với ta như vậy. Ta phải từ bỏ nó mới được”.
  Khi lên đường, tướng cướp thấy con đường bị chận ngang bởi con suối nhỏ thường ngày, nay lại ngập nước, y bảo:
  – Này ái nương, có con cá sấu hung dữ trong suối này. Ta phải làm sao bây giờ?
  – Tướng quân ôi – nàng đáp – xin lấy hết nữ trang em đang đeo buộc thành một bó trong áo chàng, đem sang bên kia bờ suối rồi trở lại đây đưa em qua.
  – Tốt lắm. Y đáp lại.
  Rồi cầm hết nữ trang của nàng, lội xuống dòng suối như thể một kẻ hết sức vội vàng, y đã lên bờ bên kia, bỏ rơi nàng và chạy trốn.
  Thấy vậy nàng kêu to:
  – Lang quân ơi, chàng đi như thể chàng sắp bỏ em vậy. Sao chàng lại làm thế? Hãy trở lại đem em cùng đi.
  Và nàng ngâm vần kệ đầu bảo:
128. Sabbaṃ bhaṇḍaṃ samādāya, pāraṃ tiṇṇosi brāhmaṇa; Paccāgaccha lahuṃ khippaṃ, mampi tārehi dānito [dānibho (syā.)]. Bờ kia chàng đã bước lên
Với bao tài sản của em góp thành.
Mau mau quay trở lại nhanh
Mang em qua với bạn tình, chàng ơi!
  Tướng cướp nghe nàng nói trong lúc y đứng ở bờ bên kia, liền ngâm vần kệ thứ hai:
129. Asanthutaṃ maṃ cirasanthutena, nimīni bhotī addhuvaṃ dhuvena; Mayāpi bhotī nimineyya aññaṃ, ito ahaṃ dūrataraṃ gamissaṃ. Ý nàng dời đổi nhất thời
Từ lòng chung thủy luyện tôi bao lần
Ðến màn tình ái lông bông,
Chóng chầy nàng cũng thay lòng phản ta,
Nếu ta không kịp chạy xa
Từ đây nàng hỡi, đôi ta chia lìa.
  Nhưng khi tướng cướp bảo:
  – Ta quyết đi đây, nàng cứ ở lại nơi này.
  Thì nàng kêu gào than khóc, còn y chạy trốn với tài sản tư trang của nàng. Đó là số phận dành cho kẻ dại khờ tội nghiệp vì quá si mê tình ái.
  Bỗng nhiên lâm cảnh bơ vơ khốn đốn như thế, nàng đành đến gần một bụi cây quế và ngồi khóc. Lúc ấy, Sakka Thiên chủ nhìn xuống trần gian, thấy nàng đắm say dục vọng giờ đây than khóc vì mất cả phu quân lẫn tình lang. Nghĩ rằng ngài sẽ đi khiển trách nàng và khiến cho nàng biết hổ thẹn, ngài đem Màtali, thần lái thiên xa, và Pancasikha, một nhạc thần, cùng đến bên bờ suối và bảo:
  – Này, Màtali, thần sẽ biến thành con cá, Pancasikha sẽ biến thành con chim và ta sẽ biến thành chó rừng (Sigala). Rồi ngậm một miếng thịt, ta sẽ đi đến trước nữ nhân kia và khi thần Màtali thấy ta ở đó thì phải nhảy ra khỏi nước, rớt ngay trước mặt ta, ta sẽ nhả miếng thịt đã ngậm trong miệng và nhảy lên chụp con cá. Vừa lúc ấy, thần Pancasikha phải nhào đến chụp miếng thịt và bay lên không, còn thần Màtali lặn ngay xuống nước.
  Thiên chủ Sakka dạy bảo các vị thần như thế, vị đáp:
  – Tốt lành thay, tâu Thiên chủ.
  Màtali liền biến thành con cá, Pancasikha biến thành con chim và Sakka biến thành chó rừng. Vừa ngậm miếng thịt trong mồm, ngài đi đến ngay trước nữ nhân. Con cá nhảy lên khỏi nước rơi mình xuống trước chó rừng. Chó thả miếng thịt đang ngậm trong mồm, vùng lên bắt cá. Con cá nhảy nữa và rơi xuống nước, còn con chim chụp lấy miếng thịt bay vụt lên không. Như vậy, chó rừng mất cả thịt lẫn cá và ngồi ủ rủ nhìn về phía bụi quế. Nữ nhân thấy thế liền bảo:
  – Vì quá tham lam nên chó mất cả thịt lẫn cá.
  Và như thể nàng đã thấy rõ ý nghĩa trò đời trớ trêu này, nàng bật cười dòn dã.
  Chó rừng nghe thế, liền ngâm vần kệ thứ ba:
130. Kāyaṃ eḷagalāgumbe [eḷagaṇagumbe (ka.)], karoti ahuhāsiyaṃ; Nayīdha naccagītaṃ vā [nayidha naccaṃ vā gītaṃ vā (sī. syā. pī.)], tāḷaṃ vā susamāhitaṃ; Anamhikāle [anamhakāle (pī.)] susoṇi [sussoṇi (sī. syā. pī.)], kiṃ nu jagghasi sobhane [sobhaṇe (pī. ka.)]. Ai làm bụi quế ngân nga
Tiếng cười, dù chẳng múa ca tiệc tùng,
Vỗ tay thích thú? Hồng nhan,
Ðừng cười, khi phải khóc than buồn phiền.
  Nghe vậy, nàng ngâm vần kệ thứ tư:
131. Siṅgāla bāla dummedha, appapaññosi jambuka; Jīno macchañca pesiñca, kapaṇo viya jhāyasi. Chó ngu, mày phải ước nguyền
Giá đừng mất cá, thịt liền một khi.
Ðồ ngu, phải biết sầu bi
Những gì xảy đến, ngu si do mày!
  Chó rừng liền đáp vần kệ thứ năm:
132. Sudassaṃ vajjamaññesaṃ, attano pana duddasaṃ; Jīnā patiñca jārañca, maññe tvaññeva [mampi tvaññeva (sī. syā.), tvampi maññeva (pī.)] jhāyasi. Lỗi người dễ thấy lắm thay,
Chắc là khó thấy: “Lỗi này của tôi”.
Nàng nên tính giá thiệt thòi
Khi nàng mất hết cả đôi bạn đời.
  Nghe thế, nàng lại đáp vần kệ này:
133. Evametaṃ migarāja, yathā bhāsasi jambuka; Sā nūnāhaṃ ito gantvā, bhattu hessaṃ vasānugā. Cẩu vương, quá đúng như lời,
Nên ta quyết chí vội dời chân nhanh
Ðể tìm thêm bạn chung tình,
Cố làm người vợ trung thành khó chi!
  Khi ấy Sakka Thiên chủ nghe những lời nói của nữ nhân bạc ác vô hạnh kia, liền ngâm vần kệ cuối cùng:
134. Yo hare mattikaṃ thālaṃ, kaṃsathālampi so hare; Katañceva [kataṃyeva (sī. syā. pī.)] tayā pāpaṃ, punapevaṃ karissasīti. Kẻ nào ăm trộm cái ghè
Sẽ còn ăn trộm mai kia nồi đồng,
Người gây tai họa cho chồng
Vẫn tàn tệ vậy, hoặc còn tệ hơn!
  Lời Sakka Thiên chủ làm cho nàng phải hổ thẹn và hốn hận ăn năn, rồi sau đó ngài trở về cõi của ngài.
  Đến đây bậc Đạo Sư chấm dứt Pháp thoại, rồi tuyên thuyết các Sự Thật. Vào lúc kết thúc các Sự Thật, vị Tỷ-kheo thối thất đã đắc Sơ quá Dự Lưu.
  Rồi Ngài nhận diện Tiền thân:
  – Thời ấy, Tỷ-kheo thối thất này là chàng xạ thủ, người vợ mà vị ấy đã rời bỏ là nữ nhân kia, và Ta chính là Sakka Thiên chủ.
Cūḷadhanuggahajātakaṃ catutthaṃ.  
375. Kapotajātakaṃ (5-3-5) 375. Chuyện chim Bồ Câu (Tiền thân Kapota)
  Ta đây mạnh khỏe, dạ an vui….,
  Chuyện này bậc Đạo Sư kể trong lúc trú tại Kỳ Viên về một Tỷ-kheo tham lam.
  Chuyện vị Tỷ-kheo tham lam này đã được kể đầy đủ theo nhiều cách. Ở đây bậc Đạo Sư hỏi có thật ông tham lam chăng, và khi ông thú nhận quá đúng thế, Ngài bảo:
  – Này Tỷ-kheo, không phải chỉ bây giờ mà ngày xưa nữa, ông cũng tham lam và đã chết vì lòng tham ấy.
  Nói xong Ngài kể một chuyện quá khứ.
  Ngày xưa, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại, Bồ-tát được sinh làm Bồ câu con và sống trong lồng kết bằng liễu gai ở nhà bếp của một phú thương thành Ba-la-nại.
  Bấy giờ một con Quạ thèm ăn cá thịt lại làm bạn với Bồ câu này, và sống cùng chỗ ấy. Một hôm nó chợt thấy nhiều cá thịt liền nghĩ: “Ta sẽ ăn đám cá thịt này”. Rồi nằm xuống rên rỉ trong lồng. Khi Bồ cầu đến bảo:
  – Này bạn, ta cùng bay nhanh ra tìm mồi.
  Quạ từ chối đáp:
  – Tôi đang bị ốm liệt vì cơn đau bụng do bội thực, bạn đi đi.
  Khi Bồ câu khuất dạng, Quạ tự nhủ: “Kẻ thù hay quấy phá ta đã đi rồi. Bây giờ ta muốn ăn thịt cá tùy thích”. Nghĩ vậy, Quạ ngâm vần kệ đầu:
135. Idāni khomhi sukhito arogo, nikkaṇṭako nippatito kapoto; Kāhāmi dānī hadayassa tuṭṭhiṃ, tathāhimaṃ maṃsasākaṃ baleti. Ta đây khỏe mạnh, dạ an vui,
Vì chú Bồ câu đã biến rồi,
Ta muốn làm cơn thèm dịu xuống
Rau thơm cùng thịt khỏe thêm người!
  Vì thế khi người đầu bếp chiên cá thịt xong, vừa bước ra khỏi bếp, vừa chùi mồ hồi chảy dòng dòng, con Quạ nhảy ra khỏi tổ và dấu mình trong chậu gia vị. Chậu ấy phát ra tiếng “cạch” khiến người đầu bếp vội quay lại, tóm lấy con Quạ vặt hết lông. Rồi xay một ít gừng tươi và hạt cải trắng, chú giả chung với chà là thối, bôi lên khắp mình con Quạ, vừa xát mạnh thân nó với một mảnh sành làm cho nó bị thương nặng. Sau đó chú lấy sợi dây treo mảnh sành lên cổ nó rồi lại ném vào thúng và bỏ đi.
  Khi Bồ câu trở về thấy Quạ, liền bảo:
  – Ông Hạc nào đây lại nằm trong thúng của bạn thân ta đó kìa? Bạn ta tính tình nóng nảy sẽ về giết chim lạ mặt này ngay.
  Nói đùa thế xong, bồ câu ngâm vần kệ thứ hai:
136. Kāyaṃ balākā sikhino, corī laṅghipitāmahā; Oraṃ balāke āgaccha, caṇḍo me vāyaso sakhā. Con Mây này với chiếc mào cao,
Ngài chiếm chỗ chim bạn tớ sao?
Ông Hạc, đến đây, thân hữu Quạ
Tính tình nóng nảy, biết không nào?
  Quạ nghe vậy liền ngâm vần kệ thứ ba:
137. Alañhi te jagghitāye, mamaṃ disvāna edisaṃ; Vilūnaṃ sūdaputtena, piṭṭhamaṇḍena [piṭṭhamaddena (sī. syā. pī.)] makkhitaṃ. Bạn cứ cười to trước cảnh này,
Ta lâm hoạn nạn đáng thương thay!
Hỏa đầu quân vặt lông trần trụi,
Gia vị, chà là thối tẩm đầy.
  Bồ câu vẫn còn muốn đùa, liền ngâm vần kệ thứ tư:
138. Sunhāto suvilittosi, annapānena tappito; Kaṇṭhe ca te veḷuriyo, agamā nu kajaṅgalaṃ. Tắm sạch, dầu thơm xát ngạt ngào,
No say ăn uống thỏa dường bao!
Cổ ông sáng chói đồ trang sức,
Ông đến Ba-la-nại đó sao?
  Quạ ngâm tiếp vần kệ thứ năm:
139. Mā te mitto amitto vā, agamāsi kajaṅgalaṃ; Piñchāni tattha lāyitvā, kaṇṭhe bandhanti vaṭṭanaṃ. Bạn thiết hay cừu địch của ta
Chớ đi Ba-la-nại bây giờ!
Mình trần chúng vặt, còn trêu ghẹo
Buộc mảnh sành trên ngực ấy mà!
  Bồ câu nghe vậy, ngâm vần kệ cuối cùng:
140. Punapāpajjasī samma, sīlañhi tava tādisaṃ; Na hi mānusakā bhogā, subhuñjā honti pakkhināti. Bỏ các thói hư tật xấu kia
Tính tình như Quạ khó làm ghê!
Chim nên thận trọng bay xa lánh
Thực phẩm loài người ăn thỏa thuê.
  Sau khi khiển trách Quạ xong, Bồ câu không ở lại đó nữa mà giương đôi cánh bay đi nơi khác. Nhưng Quạ chết ngay tại chỗ.
  Đến đây bậc Đạo Sư chấm dứt Pháp thoại và tuyên thuyết các Sự Thật. Vào lúc kết thúc các Sự Thật, vị Tỷ-kheo tham lam đã đắc Nhị quả (Nhất Lai).
  Rồi Ngài nhận diện Tiền thân:
  – Thuở ấy, con Quạ là Tỷ-kheo tham lam này và Bồ câu chính là Ta vậy.
Kapotajātakaṃ pañcamaṃ.  
Aḍḍhavaggo tatiyo.  
Tassuddānaṃ –  
Atha vaṇṇa sasīla hiri labhate, sumukhā visa sāḷiyamittavaro; Atha cakka palāsa sarāja sato, yava bāla kapotaka pannarasāti.  
Atha vagguddānaṃ –  
Jīnañca vaṇṇaṃ asamaṃvaguppari, sudesitā jātakanti santi vīsati [jātaka pañcavīsati (?)]; Mahesino brahmacarittamutta-mavoca gāthā atthavatī subyañjanāti.  
Pañcakanipātaṃ niṭṭhitaṃ.