Tipitaka.org | Việt dịch: HT. Thích Minh Châu | Việt dịch: TK. Indacanda |
1. Brāhmaṇadhammayāgasuttaṃ | (C) (Cat. I) (It. 101) | 4. 1. 1. KINH BÀ-LA-MÔN |
100. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – | Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: | [100]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy: |
‘‘Ahamasmi, bhikkhave, brāhmaṇo yācayogo sadā payatapāṇi [payatapāṇī (sī. syā.)] antimadehadharo anuttaro bhisakko sallakatto. Tassa me tumhe puttā orasā mukhato jātā dhammajā dhammanimmitā dhammadāyādā, no āmisadāyādā. | Này các Tỷ-kheo, Ta là Bà-la-môn, người được đến yêu cầu, tay luôn luôn thanh tịnh, mang thân cuối cùng, vô thượng y sĩ chữa trị, y sĩ giải phẫu. Các Thầy thật là con của Ta từ miệng sanh, từ Pháp sanh, từ Pháp tạo thành, thừa tự Pháp, không thừa tự tài vật. | 1. “Này các tỳ khưu, Ta là vị Bà-la-môn, có sự đáp ứng việc cầu xin (Giáo Pháp) vào mọi lúc, luôn luôn có bàn tay trong sạch, mang thân mạng cuối cùng, là nhà thầy thuốc phẫu thuật vô thượng. Đối với Ta đây, các ngươi là những người con trai chính thống, được sanh ra từ miệng, được sanh ra từ Giáo Pháp, được tạo ra từ Giáo Pháp, là những người thừa hưởng Giáo Pháp, không là những người thừa hưởng tài vật. |
‘‘Dvemāni, bhikkhave, dānāni – āmisadānañca dhammadānañca. Etadaggaṃ, bhikkhave, imesaṃ dvinnaṃ dānānaṃ yadidaṃ – dhammadānaṃ. | Này các Tỷ-kheo, có hai loại bố thí. Bố thí tài vật và bố thí Pháp. Này các Tỷ-kheo, đây là tối thượng trong hai bố thí này, tức là bố thí Pháp. | Này các tỳ khưu, đây là hai loại bố thí: bố thí tài vật và bố thí Giáo Pháp. Này các tỳ khưu, việc này là cao thượng trong số hai loại bố thí này, tức là bố thí Giáo Pháp. |
‘‘Dveme, bhikkhave, saṃvibhāgā – āmisasaṃvibhāgo ca dhammasaṃvibhāgo ca. Etadaggaṃ, bhikkhave, imesaṃ dvinnaṃ saṃvibhāgānaṃ yadidaṃ – dhammasaṃvibhāgo. | Này các Tỷ-kheo, có hai loại phân phát này, phân phát tài vật và phân phát Pháp. Này các Tỷ-kheo, đây là tối thượng trong hai phân phát này, tức là phân phát Pháp. | Này các tỳ khưu, đây là hai loại san sẻ: san sẻ tài vật và san sẻ Giáo Pháp. Này các tỳ khưu, việc này là cao thượng trong số hai loại san sẻ này, tức là san sẻ Giáo Pháp. |
‘‘Dveme, bhikkhave, anuggahā – āmisānuggaho ca dhammānuggaho ca. Etadaggaṃ, bhikkhave, imesaṃ dvinnaṃ anuggahānaṃ yadidaṃ – dhammānuggaho. | Này các Tỷ-kheo, có hai nhiêu ích này, nhiêu ích tài vật và nhiêu ích Pháp. Này các Tỷ-kheo, đây là tối thượng trong hai nhiêu ích này, tức là nhiêu ích Pháp. | Này các tỳ khưu, đây là hai loại tương trợ: tương trợ tài vật và tương trợ Giáo Pháp. Này các tỳ khưu, việc này là cao thượng trong số hai loại tương trợ này, tức là tương trợ Giáo Pháp. |
‘‘Dveme, bhikkhave, yāgā – āmisayāgo ca dhammayāgo ca. Etadaggaṃ, bhikkhave, imesaṃ dvinnaṃ yāgānaṃ yadidaṃ – dhammayāgo’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – | Này các Tỷ-kheo, có hai loại tế tự này. Tế tự tài vật và tế tự Pháp. Này các Tỷ-kheo, đây là tối thượng trong hai tế tự này, tức là tế tự Pháp. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến. | Này các tỳ khưu, đây là hai loại dâng hiến: dâng hiến tài vật và dâng hiến Giáo Pháp. Này các tỳ khưu, việc này là cao thượng trong số hai loại dâng hiến này, tức là dâng hiến Giáo Pháp.” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy: |
‘‘Yo dhammayāgaṃ ayajī amaccharī, tathāgato sabbabhūtānukampī [sabbasattānukampī (syā.) aṭṭhakathāyampi]; | Ai tế tự Chánh pháp, Tế tự, không xan tham, Như Lai có lòng từ, Đối tất cả sinh vật, | 2. “Vị nào đã dâng hiến sự dâng hiến Giáo Pháp, không bỏn xẻn, là đức Như Lai, có lòng thương tưởng đến tất cả sanh linh, chúng sinh kính lễ vị ấy, |
Taṃ tādisaṃ devamanussaseṭṭhaṃ, sattā namassanti bhavassa pāragu’’nti. | Bậc tối thắng như vậy, Giữa chư Thiên loài Người, Chúng sanh kính đảnh lễ, Vị đã vượt qua được, Vượt qua dòng sanh hữu, Đến được bờ bên kia. | con người như thế ấy, bậc tối thượng của chư Thiên và nhân loại, vị đã đi đến bờ kia của hiện hữu.” |
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Paṭhamaṃ. | Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. | Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế. |
2. Sulabhasuttaṃ | 4. 1. 2. KINH BỐN VẬT KHÔNG BỊ KHIỂN TRÁCH | |
101. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – | [101]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy: | |
‘‘Cattārimāni, bhikkhave, appāni ceva sulabhāni ca, tāni ca anavajjāni. Katamāni cattāri? Paṃsukūlaṃ, bhikkhave, cīvarānaṃ appañca sulabhañca, tañca anavajjaṃ. Piṇḍiyālopo, bhikkhave, bhojanānaṃ appañca sulabhañca, tañca anavajjaṃ. Rukkhamūlaṃ, bhikkhave, senāsanānaṃ appañca sulabhañca, tañca anavajjaṃ. Pūtimuttaṃ, bhikkhave, bhesajjānaṃ appañca sulabhañca tañca anavajjaṃ. Imāni kho, bhikkhave, cattāri appāni ceva sulabhāni ca, tāni ca anavajjāni. Yato kho, bhikkhave, bhikkhu appena ca tuṭṭho hoti sulabhena ca (anavajjena ca) [(…) natthi sī. pī. ka. potthakesu ca aṅguttare ca], imassāhaṃ aññataraṃ sāmaññaṅganti vadāmī’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati | Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp này ít oi, dễ được và không có phạm lỗi. Thế nào là bốn? Trong các loại y, này các Tỷ-kheo, y phấn tảo lượm từ đống rác là ít oi, dễ được và không phạm lỗi. Trong các loại, để ăn, này các Tỷ-kheo, đi khất thực từng miếng là ít oi, dễ được và không có phạm lỗi. Trong các sàng tọa, này các Tỷ-kheo, gốc cây là ít oi, dễ được và không có phạm lỗi. Trong các loại dược phẩm, này các Tỷ-kheo, nước tiểu hôi là ít oi, dễ được, không có phạm lỗi. Này các Tỷ-kheo, có bốn loại ít oi, dễ được, không có phạm lỗi nào. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo biết đủ, với các loại ít oi, dễ được này, Ta tuyên bố rằng đây là một chi phần Sa-môn hạnh của vị ấy. | 1. “Này các tỳ khưu, bốn vật này là tầm thường, dễ đạt được, và các vật ấy không bị khiển trách. Bốn vật nào? Này các tỳ khưu, y làm bằng vải dơ bị quăng bỏ là tầm thường và dễ đạt được trong số các loại y, và vật ấy không bị khiển trách. Này các tỳ khưu, miếng ăn khất thực là tầm thường và dễ đạt được trong số các loại vật thực, và vật ấy không bị khiển trách. Này các tỳ khưu, gốc cây là tầm thường và dễ đạt được trong số các chỗ trú ngụ, và vật ấy không bị khiển trách. Này các tỳ khưu, nước tiểu hôi thối là tầm thường và dễ đạt được trong số các loại dược phẩm, và vật ấy không bị khiển trách. Này các tỳ khưu, bốn vật này là tầm thường, dễ đạt được, và các vật ấy không bị khiển trách. Này các tỳ khưu, khi vị tỳ khưu được hài lòng với vật tầm thường và dễ đạt được, Ta nói rằng: ‘Vị này có được một yếu tố của hạnh Sa- môn.’” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy: |
‘‘Anavajjena tuṭṭhassa, appena sulabhena ca; | Biết đủ với sự vật, Ít oi, dễ tìm được, Lại không có phạm tội, | 2. “Vị hài lòng với vật không bị khiển trách, tầm thường, và dễ đạt được, |
Na senāsanamārabbha, cīvaraṃ pānabhojanaṃ; | Tâm không bị phiền nhiễu, Về vấn đề sàng tọa, Y áo và ăn uống; | thì có tâm không có buồn phiền liên quan đến chỗ trú ngụ, y phục, nước uống, vật thực, |
Vighāto hoti cittassa, disā nappaṭihaññati. | Tâm không bị lo lắng, Về phương hướng phải đi, Các pháp được tuyên bố, | và không bị ưu phiền về các phương (đi đến). |
‘‘Ye cassa [yepassa (syā.)] dhammā akkhātā, sāmaññassānulomikā; Adhiggahitā tuṭṭhassa, appamattassa bhikkhuno’’ti [sikkhatoti (sī. ka.)]. | Thuận lợi Sa-môn hạnh, Họ được có đầy đủ, Với Tỷ-kheo biết đủ, Với vị không phóng dật. | 3. Và các pháp nào được tuyên bố phù hợp với hạnh Sa-môn, được vượt trội, là dành cho vị tỳ khưu hài lòng, không bị xao lãng này.” |
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Dutiyaṃ. | Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế. | |
3. Āsavakkhayasuttaṃ | (CII) (Cat. 3) (It. 103) | 4. 1. 3. KINH DIỆT TRỪ LẬU HOẶC |
102. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – | [102]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy: | |
‘‘Jānatohaṃ, bhikkhave, passato āsavānaṃ khayaṃ vadāmi, no ajānato no apassato. Kiñca, bhikkhave, jānato, kiṃ passato āsavānaṃ khayo hoti? Idaṃ dukkhanti, bhikkhave, jānato passato āsavānaṃ khayo hoti. Ayaṃ dukkhasamudayoti, bhikkhave, jānato passato āsavānaṃ khayo hoti. Ayaṃ dukkhanirodhoti, bhikkhave, jānato passato āsavānaṃ khayo hoti. Ayaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadāti, bhikkhave, jānato passato āsavānaṃ khayo hoti. Evaṃ kho, bhikkhave, jānato evaṃ passato āsavānaṃ khayo hotī’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – | Này các Tỷ-kheo, Ta thuyết sự diệt tận các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy, không phải cho người không biết, cho người không thấy. Và này các Tỷ-kheo, cho người biết gì, cho người thấy gì là sự diệt tận các lậu hoặc? Này các Tỷ-kheo, cho người biết, cho người thấy rằng: “Đây là Khổ “, là sự diệt tận các lậu hoặc. Này các Tỷ-kheo, cho người biết, cho người thấy rằng: “Đây là Khổ tập “, là sự diệt tận các lậu hoặc. Này các Tỷ-kheo, cho người biết, cho người thấy rằng: “Đây là khổ diệt ” Là sự diệt tận các lậu hoặc. Như vậy, này các Tỷ-kheo, cho người biết, cho người thấy, “Đây là Con đường đưa đến khổ diệt “. là sự diệt tận các lậu hoặc. Như vậy này các Tỷ Kheo cho người biết cho người thấy là sự diệt tận các lậu hoặc. | 1. “Này các tỳ khưu, Ta nói về sự diệt trừ các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy, không cho người không biết, không cho người không thấy. Và này các tỳ khưu, sự diệt trừ các lậu hoặc cho người biết gì, cho người thấy gì? Này các tỳ khưu, sự diệt trừ các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy: ‘Đây là khổ.’ Sự diệt trừ các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy: ‘Đây là nhân sanh của khổ.’ Sự diệt trừ các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy: ‘Đây là sự diệt tận khổ.’ Sự diệt trừ các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy: ‘Đây là sự thực hành đưa đến sự diệt tận khổ.’ Và này các tỳ khưu, sự diệt trừ các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy là như vậy.” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy: |
‘‘Sekhassa sikkhamānassa, ujumaggānusārino; | Vị hữu học học tập, Hành trì đường chánh trực, Trong diệt tận ác pháp, | 2. “Đối với vị hữu học đang học tập, có sự hành trì theo đạo lộ ngay thẳng, |
Khayasmiṃ paṭhamaṃ ñāṇaṃ, tato aññā anantarā. | Là trí bậc thứ nhất, Tiếp đến là chánh trí, Chánh trí này vô thượng, | thứ nhất là trí về sự diệt trừ, sau đó là sự hiểu biết vô thượng. |
‘‘Tato aññā vimuttassa, vimuttiñāṇamuttamaṃ; | Tiếp theo chánh trí ấy, Chính là sự giải thoát, Giải thoát trí vô thượng, | 3. Kế đó là sự hiểu biết của vị đã được giải thoát, trí giải thoát tối thượng, |
Uppajjati khaye ñāṇaṃ, khīṇā saṃyojanā iti. | Trong diệt tận, trí khôn, Với các loại, kiết sử, Được đoạn tận ở đây, | trí về sự diệt trừ sanh khởi rằng: ‘Các ràng buộc đã được cạn kiệt.’ |
‘‘Na tvevidaṃ kusītena, bālenamavijānatā; | Không phải kẻ biếng nhác, Kẻ ngu, không biết gì, Có thể chứng ngộ được | 4. Niết Bàn này, sự giải thoát tất cả trói buộc, |
Nibbānaṃ adhigantabbaṃ, sabbaganthappamocana’’nti. | Niết-bàn vô thượng này, Sự giải thoát hoàn toàn, Tất cả mọi trói buộc. | không thể nào được chứng đạt bởi kẻ biếng nhác, ngu dốt, không nhận thức.” |
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Tatiyaṃ. | Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế. | |
4. Samaṇabrāhmaṇasuttaṃ | (CIII) (Cat. 4) (It. 104) | 4. 1. 4. KINH SA-MÔN VÀ BÀ-LA-MÔN |
103. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – | [103]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy: | |
‘‘Ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā ‘idaṃ dukkha’nti yathābhūtaṃ nappajānanti; ‘ayaṃ dukkhasamudayo’ti yathābhūtaṃ nappajānanti; ‘ayaṃ dukkhanirodho’ti yathābhūtaṃ nappajānanti; ‘ayaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā’ti yathābhūtaṃ nappajānanti – na me te, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā samaṇesu vā samaṇasammatā brāhmaṇesu vā brāhmaṇasammatā, na ca panete āyasmanto sāmaññatthaṃ vā brahmaññatthaṃ vā diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharanti. | Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không như thật quán tri: “Đây là Khổ”, không như thật quán tri: “Đây là Khổ tập”, không như thật quán tri: “Đây là Khổ diệt”, không như thật quán tri: “Đây là Con đường đưa đến khổ diệt”. Những Sa-môn, Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, không được Ta chấp nhận là Sa-môn trong các hàng Sa-môn, hay là Bà-la-môn trong các Bà-la-môn. Và các vị Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại cũng không tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn hạnh hay mục đích Bà-la-môn hạnh. | 1. “Này các tỳ khưu, bất cứ các vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào không nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là Khổ,’ không nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là nhân sanh Khổ,’ không nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là sự diệt tận Khổ,’ không nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là sự thực hành đưa đến diệt tận Khổ,’ này các tỳ khưu, các vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy không được Ta công nhận là Sa-môn trong số các Sa-môn, không được Ta công nhận là Bà-la-môn trong số các Bà-la-môn, và hơn nữa không có trường hợp các vị đại đức này, ngay trong kiếp hiện tại, nhờ vào thắng trí của mình, chứng ngộ, đạt đến, và an trú mục đích của hạnh Sa-môn hoặc mục đích của hạnh Bà-la-môn. |
‘‘Ye ca kho keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā ‘idaṃ dukkha’nti yathābhūtaṃ pajānanti; ‘ayaṃ dukkhasamudayo’ti yathābhūtaṃ pajānanti; ‘ayaṃ dukkhanirodho’ti yathābhūtaṃ pajānanti; ‘ayaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā’ti yathābhūtaṃ pajānanti – te kho me, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā samaṇesu ceva samaṇasammatā brāhmaṇesu ca brāhmaṇasammatā, te ca panāyasmanto sāmaññatthañca brahmaññatthañca diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharantī’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – | Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, như thật quán tri: “Đây là Khổ”, như thật quán tri: “Đây là Khổ tập”, như thật quán tri: “Đây là Khổ diệt”, như thật quán tri: “Đây là Con đường đưa đến khổ diệt”, thời này các Tỷ-kheo, các Sa-môn hay Bà-la-môn ấy được Ta chấp nhận là Sa-môn trong các hàng Sa-môn, hay Bà-la-môn trong các hàng Bà-la-môn. Và các vị Tôn giả ấy ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn hạnh hay mục đích Bà-la-môn hạnh. | Và bất cứ các vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là Khổ,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là nhân sanh Khổ,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là sự diệt tận Khổ,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là sự thực hành đưa đến diệt tận Khổ,’ này các tỳ khưu, các vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy được Ta công nhận là Sa-môn trong số các Sa-môn, được Ta công nhận là Bà-la-môn trong số các Bà-la-môn, và hơn nữa các vị đại đức ấy ngay trong kiếp hiện tại, nhờ vào thắng trí của mình, chứng ngộ, đạt đến, và an trú mục đích của hạnh Sa-môn hoặc mục đích của hạnh Bà-la-môn.” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy: |
‘‘Ye dukkhaṃ nappajānanti, atho dukkhassa sambhavaṃ; Yattha ca sabbaso dukkhaṃ, asesaṃ uparujjhati; Tañca maggaṃ na jānanti, dukkhūpasamagāminaṃ. | Những ai không quán tri, Khổ và khổ hiện hữu, Ở đấy, khổ hoàn toàn, Được đoạn tận, không dư, Và không biết đường ấy, Đưa đến chỉ tịnh khổ, | 2. “Những người nào không nhận biết về khổ, rồi nguồn sanh khởi của khổ, và nơi nào khổ được tiêu hoại toàn bộ không dư sót, và không biết về đạo lộ ấy, (đạo lộ) đưa đến sự yên lặng của khổ. |
‘‘Cetovimuttihīnā te, atho paññāvimuttiyā; | Những vị ấy không có Tâm và tuệ giải thoát, | 3. Những người ấy là thấp kém về sự giải thoát của tâm, rồi sự giải thoát của tuệ, |
Abhabbā te antakiriyāya, te ve jātijarūpagā. | Họ không thể chấm dứt, Phải đi đến sanh già. | những người ấy không thể thực hiện việc chấm dứt, quả thật họ đi đến sanh và già. |
‘‘Ye ca dukkhaṃ pajānanti, atho dukkhassa sambhavaṃ; | Những vị nào quán tri, Khổ và khổ tập khởi, | 4. Và những người nào nhận biết về khổ, rồi nguồn sanh khởi của khổ, |
Yattha ca sabbaso dukkhaṃ, asesaṃ uparujjhati; | Ở đấy, khổ hoàn toàn, Được đoạn tận, không dư; | và nơi nào khổ được tiêu hoại toàn bộ không dư sót, |
Tañca maggaṃ pajānanti, dukkhūpasamagāminaṃ. | Rõ biết con đường ấy, Đưa đến chỉ tịnh khổ, | và nhận biết về đạo lộ ấy, (đạo lộ) đưa đến sự yên lặng của khổ. |
‘‘Cetovimuttisampannā, atho paññāvimuttiyā; | Tâm giải thoát thành tựu, Và cả tuệ giải thoát, | 5. Những người ấy thành tựu sự giải thoát của tâm, rồi sự giải thoát của tuệ, |
Bhabbā te antakiriyāya, na te jātijarūpagā’’ti. | Họ có thể chấm dứt, Không đi đến sanh già. | những người ấy có thể thực hiện việc chấm dứt, quả thật họ không đi đến sanh và già.” |
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Catutthaṃ. | Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế. | |
5. Sīlasampannasuttaṃ | (CIV) (Cat. 5) (It. 106) | 4. 1. 5. KINH THÀNH TỰU GIỚI |
104. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – | [104]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy: | |
‘‘Ye te, bhikkhave, bhikkhū sīlasampannā samādhisampannā paññāsampannā vimuttisampannā vimuttiñāṇadassanasampannā ovādakā viññāpakā sandassakā samādapakā samuttejakā sampahaṃsakā alaṃsamakkhātāro saddhammassa dassanampahaṃ, bhikkhave, tesaṃ bhikkhūnaṃ bahūpakāraṃ vadāmi; savanampahaṃ, bhikkhave, tesaṃ bhikkhūnaṃ bahūpakāraṃ vadāmi; upasaṅkamanampahaṃ, bhikkhave, tesaṃ bhikkhūnaṃ bahūpakāraṃ vadāmi; payirupāsanampahaṃ, bhikkhave, tesaṃ bhikkhūnaṃ bahūpakāraṃ vadāmi; anussaraṇampahaṃ, bhikkhave, tesaṃ bhikkhūnaṃ bahūpakāraṃ vadāmi; anupabbajjampahaṃ [anussatimpahaṃ (syā.)], bhikkhave, tesaṃ bhikkhūnaṃ bahūpakāraṃ vadāmi. Taṃ kissa hetu? Tathārūpe, bhikkhave, bhikkhū sevato bhajato payirupāsato aparipūropi sīlakkhandho bhāvanāpāripūriṃ gacchati, aparipūropi samādhikkhandho bhāvanāpāripūriṃ gacchati, aparipūropi paññākkhandho bhāvanāpāripūriṃ gacchati, aparipūropi vimuttikkhandho bhāvanāpāripūriṃ gacchati, aparipūropi vimuttiñāṇadassanakkhandho bhāvanāpāripūriṃ gacchati. Evarūpā ca te, bhikkhave, bhikkhū satthārotipi vuccanti, satthavāhātipi vuccanti, raṇañjahātipi vuccanti, tamonudātipi vuccanti, ālokakarātipi vuccanti, obhāsakarātipi vuccanti, pajjotakarātipi vuccanti, ukkādhārātipi vuccanti, pabhaṅkarātipi vuccanti, ariyātipi vuccanti, cakkhumantotipi vuccantī’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – | Này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo nào đầy đủ giới, đầy đủ định, đầy đủ tuệ, đầy đủ giải thoát, đầy đủ giải thoát tri kiến, những vị giáo giới, những vị giảng dạy, những vị tuyên bố, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, những bậc xứng đáng thuyết minh diệu pháp, này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng chỉ thấy các vị như vậy là lợi ích nhiều cho các Tỷ-kheo ấy; này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng chỉ nghe các vị như vậy là lợi ích nhiều cho các Tỷ-kheo ấy; này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng chỉ đi đến yết kiến các vị như vậy là lợi ích nhiều cho các Tỷ-kheo ấy; này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng chỉ thân cận các vị như vậy là lợi ích nhiều cho các Tỷ-kheo ấy; này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng chỉ nhớ nghĩ đến các vị như vậy là lợi ích nhiều cho các Tỷ-kheo ấy. Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng chỉ tùy theo các vị như vậy xuất gia là lợi ích nhiều cho các Tỷ-kheo ấy. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, khi phục vụ, chia sẻ, thân cận những Tỷ-kheo như vậy, thời giới uẩn chưa được đầy đủ đi đến được tu tập đầy đủ, định uẩn chưa được đầy đủ đi đến được tu tập đầy đủ, tuệ uẩn chưa được đầy đủ đi đến tu tập đầy đủ, giải thoát uẩn chưa được đầy đủ, đi đến được tu tập đầy đủ, giải thoát tri kiến uẩn chưa được đầy đủ đi đến được tu tập đầy đủ. Này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo như vậy được gọi là những bậc Đạo sư, được gọi là những người cầm đầu đoàn lữ hành, được gọi là những vị đã từ bỏ những nguyên nhân tác hại, được gọi là những vị quét sạch tối tăm, được gọi là những vị tác thành minh, được gọi là những vị tác thành quang; được gọi là những vị tác thành ánh sáng, được gọi là những vị cầm bó đuốc, được gọi là những vị phóng quang, được gọi là những bậc Thánh, được gọi là những người có mắt. | 1. “Này các tỳ khưu, những vị tỳ khưu nào thành tựu giới, thành tựu định, thành tựu tuệ, thành tựu giải thoát, thành tựu trí và sự nhận thức về giải thoát, là những vị giáo giới, những vị giảng giải, những vị chỉ dạy, những vị thức tỉnh, những vị khuyến khích, những vị tạo niềm phấn khởi, những vị thuyết giáo đầy đủ và đúng đắn về Diệu Pháp. Này các tỳ khưu, Ta nói rằng việc nhìn thấy các vị tỳ khưu ấy cũng có nhiều sự hỗ trợ. Này các tỳ khưu, Ta nói rằng việc lắng nghe các vị tỳ khưu ấy cũng có nhiều sự hỗ trợ. Này các tỳ khưu, Ta nói rằng việc đi đến gần các vị tỳ khưu ấy cũng có nhiều sự hỗ trợ. Này các tỳ khưu, Ta nói rằng việc hầu cận các vị tỳ khưu ấy cũng có nhiều sự hỗ trợ. Này các tỳ khưu, Ta nói rằng việc nhớ đến các vị tỳ khưu ấy cũng có nhiều sự hỗ trợ. Này các tỳ khưu, Ta nói rằng việc xuất gia theo các vị tỳ khưu ấy cũng có nhiều sự hỗ trợ. Điều ấy có nguyên nhân là gì? Này các tỳ khưu, đối với người đang phục vụ, đang cộng sự, đang hầu cận các vị tỳ khưu như thế, giới uẩn dầu chưa được đầy đủ cũng đi đến sự đầy đủ của việc phát triển, định uẩn dầu chưa được đầy đủ cũng đi đến sự đầy đủ của việc phát triển, tuệ uẩn dầu chưa được đầy đủ cũng đi đến sự đầy đủ của việc phát triển, giải thoát uẩn dầu chưa được đầy đủ cũng đi đến sự đầy đủ của việc phát triển, trí và sự nhận thức về giải thoát uẩn dầu chưa được đầy đủ cũng đi đến sự đầy đủ của việc phát triển. Và này các tỳ khưu, các vị tỳ khưu như thế ấy còn được gọi là ‘các vị đạo sư,’ còn được gọi là ‘các vị lãnh đạo đoàn xe,’ còn được gọi là ‘các vị từ bỏ ô nhiễm,’ còn được gọi là ‘các vị xua tan bóng tối,’ còn được gọi là ‘các vị tạo ra ánh sáng,’ còn được gọi là ‘các vị tạo ra hào quang,’ còn được gọi là ‘các vị tạo ra cây đèn,’ còn được gọi là ‘các vị cầm cây đuốc,’ còn được gọi là ‘các vị tạo ra nguồn sáng,’ còn được gọi là ‘các bậc Thánh,’ còn được gọi là ‘các vị có mắt.’” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy: |
‘‘Pāmojjakaraṇaṃ ṭhānaṃ [… karaṇaṭhānaṃ (sī. syā.)], etaṃ hoti vijānataṃ; Yadidaṃ bhāvitattānaṃ, ariyānaṃ dhammajīvinaṃ. | Đây là căn cứ địa Những vị phóng hào quang, Chính nhờ hiểu biết vậy, Tức là, đối tự ngã, Những vị có tu tập, Là những bậc Hiền Thánh, | 2. “Như vậy là cơ sở tạo ra sự hoan hỷ cho những người đang nhận thức, tức là những vị có bản thân đã được tu tập, của các bậc Thánh có mạng sống đúng theo Pháp. |
‘‘Te jotayanti saddhammaṃ, bhāsayanti pabhaṅkarā; Ālokakaraṇā dhīrā, cakkhumanto raṇañjahā. | Sống đúng theo Chánh pháp, Họ chói sáng diệu pháp, Họ nói lên diệu pháp, Họ phóng được hào quang Là những bậc có trí, Tác thành ra ánh sáng, | 3. Các vị ấy, các bậc tạo ra nguồn sáng, các bậc tạo ra ánh sáng, các bậc sáng trí, các bậc có mắt, các bậc từ bỏ ô nhiễm. làm sáng tỏ, làm chói sáng Diệu Pháp. |
‘‘Yesaṃ ve sāsanaṃ sutvā, sammadaññāya paṇḍitā; Jātikkhayamabhiññāya, nāgacchanti punabbhava’’nti. | Họ là người có mắt, Họ từ bỏ nguyên nhân Tạo ra điều tác hại, Bậc trí với chánh trí, Nghe lời dạy vị ấy, Do thắng tri sanh diệt, Không đi đến tái sanh. | 4. Thật vậy, những người sáng suốt, sau khi lắng nghe lời dạy của các vị này, sau khi hiểu biết đúng đắn, sau khi biết rõ sự diệt trừ việc sanh ra, không đi đến sự hiện hữu lại nữa.” |
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Pañcamaṃ. | Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế. | |
6. Taṇhuppādasuttaṃ | (CV) (Cat. 6) (It. 109) | 4. 1. 6. KINH SỰ SANH KHỞI CỦA THAM ÁI |
105. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – | [105]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy: | |
‘‘Cattārome, bhikkhave, taṇhuppādā, yattha bhikkhuno taṇhā uppajjamānā uppajjati. Katame cattāro? Cīvarahetu vā, bhikkhave, bhikkhuno taṇhā uppajjamānā uppajjati; piṇḍapātahetu vā, bhikkhave, bhikkhuno taṇhā uppajjamānā uppajjati; senāsanahetu vā, bhikkhave, bhikkhuno taṇhā uppajjamānā uppajjati; itibhavābhavahetu vā, bhikkhave, bhikkhuno taṇhā uppajjamānā uppajjati. Ime kho, bhikkhave, cattāro taṇhuppādā yattha bhikkhuno taṇhā uppajjamānā uppajjatī’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – | Này các Tỷ-kheo, có bốn sự sanh khởi này của ái, ở đây ái sanh khởi lên cho Tỷ-kheo. Thế nào là bốn? Do nhân y áo, này các Tỷ-kheo, ái sanh khởi cho Tỷ-kheo. Do nhân đồ ăn khất thực, này các Tỷ-kheo, ái khởi sanh cho Tỷ-kheo. Do nhân sàng tọa, này các Tỷ-kheo, ái khởi sanh cho Tỷ-kheo. Do nhân sanh hữu, không sanh hữu, này các Tỷ-kheo, ái sanh khởi cho Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, có bốn sự sanh khởi này của ái. Ở đây, ái sanh khởi lên cho Tỷ-kheo. | 1. “Này các tỳ khưu, đây là bốn sự sanh khởi của tham ái, tại đó tham ái đang sanh khởi được sanh khởi đến vị tỳ khưu. Bốn sự sanh khởi nào? Này các tỳ khưu, do nhân y phục tham ái đang sanh khởi được sanh khởi đến vị tỳ khưu. Này các tỳ khưu, do nhân đồ ăn khất thực tham ái đang sanh khởi được sanh khởi đến vị tỳ khưu. Này các tỳ khưu, do nhân chỗ trú ngụ tham ái đang sanh khởi được sanh khởi đến vị tỳ khưu. Này các tỳ khưu, do nhân có hay không có như thế, tham ái đang sanh khởi được sanh khởi đến vị tỳ khưu. Này các tỳ khưu, đây là bốn sự sanh khởi của tham ái, tại đó tham ái đang sanh khởi được sanh khởi đến vị tỳ khưu. Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy: |
‘‘Taṇhādutiyo puriso, dīghamaddhāna saṃsaraṃ; | Người có ái làm bạn, Bị luân hồi dài dài, | 2. “Có tham ái là bạn lữ, trong khi luân chuyển một thời gian dài |
Itthabhāvaññathābhāvaṃ, saṃsāraṃ nātivattati. | Nó không vượt luân hồi, Đời này qua đời khác. | đến cõi này và cõi khác, con người không vượt qua được luân hồi. |
‘‘Etamādīnavaṃ ñatvā, taṇhaṃ dukkhassa sambhavaṃ; Vītataṇho anādāno, sato bhikkhu paribbaje’’ti. | Do biết nguy hại vậy, Ái tác thành ra khổ, Không còn có khát ái, Không còn có chấp trước, Vị Tỷ-kheo chánh niệm, Du hành khắp đó đây. | 3. Sau khi biết được sự bất lợi như vậy, (biết được) tham ái là nguồn sanh khởi của khổ, vị tỳ khưu, đã xa lìa tham ái, không có nắm giữ, có niệm, nên ra đi du phương.” |
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Chaṭṭhaṃ. | Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế. | |
7. Sabrahmakasuttaṃ | (CVI) (Cat. 7) (It. 109) | 4. 1. 7. KINH CÓ PHẠM THIÊN |
106. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – | [106]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy: | |
‘‘Sabrahmakāni, bhikkhave, tāni kulāni yesaṃ puttānaṃ mātāpitaro ajjhāgāre pūjitā honti. | Những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, trong ấy các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm thiên. | 1. “Này các tỳ khưu, ở những gia đình nào mẹ và cha được các con tôn vinh ở trong nhà, những gia đình ấy được xem là có Phạm Thiên. |
Sapubbadevatāni, bhikkhave, tāni kulāni yesaṃ puttānaṃ mātāpitaro ajjhāgāre pūjitā honti. | Những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, trong ấy các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với chư thiên. | Này các tỳ khưu, ở những gia đình nào mẹ và cha được các con tôn vinh ở trong nhà, những gia đình ấy được xem là có chư Thiên đầu tiên. |
Sapubbācariyakāni, bhikkhave, tāni kulāni yesaṃ puttānaṃ mātāpitaro ajjhāgāre pūjitā honti. | Những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, trong ấy các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận như các đạo sư thời xưa. | Này các tỳ khưu, ở những gia đình nào mẹ và cha được các con tôn vinh ở trong nhà, những gia đình ấy được xem là có các vị thầy đầu tiên. |
Sāhuneyyakāni, bhikkhave, tāni kulāni yesaṃ puttānaṃ mātāpitaro ajjhāgāre pūjitā honti. | Những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, trong ấy con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận là đáng được cúng dường. | Này các tỳ khưu, ở những gia đình nào mẹ và cha được các con tôn vinh ở trong nhà, những gia đình ấy được xem là có các bậc đáng được cống hiến. |
‘‘‘Brahmā’ti, bhikkhave, mātāpitūnaṃ etaṃ adhivacanaṃ. ‘Pubbadevatā’ti, bhikkhave, mātāpitūnaṃ etaṃ adhivacanaṃ. ‘Pubbācariyā’ti, bhikkhave, mātāpitūnaṃ etaṃ adhivacanaṃ. ‘Āhuneyyā’ti, bhikkhave, mātāpitūnaṃ etaṃ adhivacanaṃ. Taṃ kissa hetu? Bahukārā, bhikkhave, mātāpitaro puttānaṃ āpādakā posakā imassa lokassa dassetāro’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – | Phạm thiên, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha. Các đạo sư thời xưa, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha. Đáng được cúng dường, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha. Vì cớ sao? Giúp đỡ rất nhiều, này các Tỷ-kheo, là mẹ cha đối với con cái, nuôi chúng lớn, dưỡng dục chúng, giới thiệu chúng vào đời. | Này các tỳ khưu, ‘Phạm Thiên’ là từ biểu trưng của mẹ và cha. Này các tỳ khưu, ‘chư Thiên đầu tiên’ là từ biểu trưng của mẹ và cha. Này các tỳ khưu, ‘các vị thầy đầu tiên’ là từ biểu trưng của mẹ và cha. Này các tỳ khưu, ‘các bậc xứng đáng sự cống hiến’ là từ biểu trưng của mẹ và cha. Điều ấy có nguyên nhân là gì? Này các tỳ khưu, mẹ và cha đối với các con là có nhiều sự hỗ trợ, là những người chăm sóc, là những người nuôi dưỡng, là những người chỉ dạy về thế gian này.” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy: |
‘‘Brahmāti mātāpitaro, pubbācariyāti vuccare; | Mẹ cha gọi Phạm thiên, Bậc Đạo Sư thời trước, | 2. “Mẹ và cha được gọi là ‘Phạm Thiên,’ ‘các vị thầy đầu tiên,’ và ‘các bậc xứng đáng sự cống hiến’ của các con, |
Āhuneyyā ca puttānaṃ, pajāya anukampakā. | Xứng đáng để con cháu, Nuôi dưỡng và cúng dường. | là những người có lòng thương tưởng đến hàng con cháu. |
‘‘Tasmā hi ne namasseyya, sakkareyya ca paṇḍito; | Do vậy, bậc hiền triết, Đảnh lễ và tôn trọng, | 3. Chính vì thế, đối với mẹ và cha, bậc sáng suốt nên kính lễ và tôn vinh |
Annena atha pānena, vatthena sayanena ca; | Dâng đồ ăn đồ uống, Vải mặc và giường nằm, | với cơm ăn, nước uống, vải vóc, và giường nằm, |
Ucchādanena nhāpanena [nahāpanena (sī.)], pādānaṃ dhovanena ca. | Thoa bóp cả thân mình, Tắm rửa cả chân tay, | với sự xoa bóp, với việc tắm, và việc rửa sạch các bàn chân. |
‘‘Tāya naṃ pāricariyāya, mātāpitūsu paṇḍitā; | Với sở hành như vậy, Đối với mẹ và cha, | 4. Với việc phục vụ ấy đến mẹ và cha, |
Idheva naṃ pasaṃsanti, pecca sagge pamodatī’’ti. | Đời này người hiền khen, Dời sau hưởng Thiên lạc. | ngay ở kiếp này các bậc sáng suốt ca ngợi người ấy, sau khi chết vui hưởng ở cõi Trời.” |
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Sattamaṃ. | Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe. | Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế. |
8. Bahukārasuttaṃ | (CVII) (Cat. 8) (It. 111) | 4. 1. 8. KINH NHIỀU SỰ ÍCH LỢI |
107. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – | [107]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy: | |
‘‘Bahukārā [bahūpakārā (sī. pī.)], bhikkhave, brāhmaṇagahapatikā tumhākaṃ ye vo [ye te (sabbattha)] paccupaṭṭhitā cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānapaccayabhesajjaparikkhārehi. Tumhepi, bhikkhave, bahukārā brāhmaṇagahapatikānaṃ yaṃ [ye (?)] nesaṃ dhammaṃ desetha ādikalyāṇaṃ majjhekalyāṇaṃ pariyosānakalyāṇaṃ sātthaṃ sabyañjanaṃ, kevalaparipuṇṇaṃ parisuddhaṃ brahmacariyaṃ pakāsetha. Evamidaṃ, bhikkhave, aññamaññaṃ nissāya brahmacariyaṃ vussati oghassa nittharaṇatthāya sammā dukkhassa antakiriyāyā’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – | Này các Tỷ-kheo, các Bà-la-môn gia chủ rất có lợi ích cho các Thầy, chính họ đã sắp đặt y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh cho các Thầy. Này các Tỷ-kheo, các Thầy cũng rất có lợi ích cho các người Bà-la-môn gia chủ, vì các Thầy thuyết pháp cho họ, pháp ấy sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa có văn, nói lên Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Phạm hạnh này được sống, do tương duyên với nhau, với mục đích vượt qua dòng nước mạnh, đoạn tận khổ đau. | 1. “Này các tỳ khưu, các Bà-la-môn và các gia chủ là có nhiều ích lợi cho các ngươi, họ cung cấp cho các ngươi với những vật dụng là y phục, vật thực, chỗ trú ngụ, và thuốc men chữa bệnh. Này các tỳ khưu, các ngươi cũng có nhiều sự hỗ trợ cho các Bà-la-môn và các gia chủ là việc các ngươi thuyết giảng Giáo Pháp toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở đoạn giữa, và toàn hảo ở đoạn kết, thành tựu về ý nghĩa, thành tựu về văn tự, các ngươi giảng giải về Phạm hạnh thanh tịnh một cách trọn vẹn và đầy đủ. Này các tỳ khưu, như vậy Phạm hạnh này được tồn tại nhờ vào nương tựa lẫn nhau nhằm mục đích vượt qua khỏi cơn lũ, nhằm làm chấm dứt khổ một cách đúng đắn.” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy: |
‘‘Sāgārā anagārā ca, ubho aññoññanissitā; Ārādhayanti saddhammaṃ, yogakkhemaṃ anuttaraṃ. | Có nhà và không nhà, Cả hai nương tựa nhau, Chứng đạt được diệu pháp, Ách an ổn, vô thượng, | 2. “Những người có nhà (tại gia) và các vị không nhà (xuất gia), cả hai, được nương tựa lẫn nhau, làm thành tựu Diệu Pháp, sự an toàn vô thượng đối với các trói buộc. |
‘‘Sāgāresu ca cīvaraṃ, paccayaṃ sayanāsanaṃ; | Từ các vị có nhà, Vị không nhà nhận được Y áo, các vật dụng, Giường nằm và chỗ ngồi, | 3. Ở những người có nhà, các vị không nhà thọ nhận y phục, vật dụng cần thiết, chỗ nằm ngồi, (có tác dụng) xua đi các hiểm họa. |
Anagārā paṭicchanti, parissayavinodanaṃ. | Nhờ vậy tránh khỏi được, Các nguy hiểm nhọc nhằn. Các vị trú gia đình, Ước mong mến gia đình, | |
‘‘Sugataṃ [puggalaṃ (sī. ka.)] pana nissāya, gahaṭṭhā gharamesino; Saddahānā arahataṃ, ariyapaññāya jhāyino. | Nương tựa bậc Thiện Thệ, Lòng tin bậc Ứng Cúng, Lòng tin Thánh trí tuệ, Họ tu tập thiền định, | 4. Vả lại, nương tựa vào đấng Thiện Thệ, những người tại gia, có sự tầm cầu ngôi nhà, đang có niềm tin vào các bậc A-la-hán, vào bậc có thiền chứng bằng Thánh tuệ. |
‘‘Idha dhammaṃ caritvāna, maggaṃ sugatigāminaṃ; Nandino devalokasmiṃ, modanti kāmakāmino’’ti. | Ở đây, hành trì pháp, Con đường đến cõi lành, Hân hoan trong thiên giới, Họ sống được hoan hỷ, Như điều họ mong muốn. | 5. Ở nơi đây, sau khi thực hành Giáo Pháp, đạo lộ đưa đến chốn an vui, họ có niềm vui, có sự mong muốn các dục, vui hưởng ở thế giới chư Thiên.” |
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Aṭṭhamaṃ. | Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế. | |
9. Kuhasuttaṃ | (CVIII) (Cat. 9) It. 112) | 4. 1. 9. KINH DỐI TRÁ |
108. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – | [108]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy: | |
‘‘Ye keci, bhikkhave, bhikkhū kuhā thaddhā lapā siṅgī unnaḷā asamāhitā, na me te, bhikkhave, bhikkhū māmakā. Apagatā ca te, bhikkhave, bhikkhū imasmā dhammavinayā; na ca te [na ca te bhikkhave bhikkhū (sī. pī. ka.)] imasmiṃ dhammavinaye vuddhiṃ virūḷhiṃ vepullaṃ āpajjanti. Ye ca kho, bhikkhave, bhikkhū nikkuhā nillapā dhīrā atthaddhā susamāhitā, te kho me, bhikkhave, bhikkhū māmakā. Anapagatā ca te, bhikkhave, bhikkhū imasmā dhammavinayā; te ca imasmiṃ dhammavinaye [imasmiṃ ca te dhammavinaye (syā.), te bhikkhave bhikkhū imasmiṃ dhammavinaye (ka.)] vuddhiṃ virūḷhiṃ vepullaṃ āpajjantī’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – | Này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo nào lừa đảo ngoan cố, lắm mồm, lắm miệng, buông thả hỗn hào vô lễ không định tỉnh, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo ấy không phải đệ tử của Ta; này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo ấy rơi khỏi Pháp và Luật này; và này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo ấy không đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, tăng rộng trong Pháp và Luật này. Và này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo nào không lừa đảo, không lắm mồm, lắm miệng, nghiêm trang, không ngoan cố, khéo định tĩnh; này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo ấy là đệ tử của Ta; này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo ấy không rơi khỏi Pháp và Luật này; và này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo ấy đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, tăng rộng trong Pháp và Luật này. | 1. “Này các tỳ khưu, các vị tỳ khưu nào là dối trá, ương ngạnh, nói nhiều, lừa đảo, khoác lác, không định tĩnh, này các tỳ khưu, các vị tỳ khưu ấy không phải là những người tận tụy, và này các tỳ khưu, các vị tỳ khưu ấy đã lìa khỏi Pháp và Luật này. Và này các tỳ khưu, các vị tỳ khưu ấy không đạt được sự phát triển, tăng trưởng, lớn mạnh trong Pháp và Luật này. Và này các tỳ khưu, các vị tỳ khưu nào là không dối trá, không nói nhiều, sáng trí, không ương ngạnh, khéo định tĩnh, này các tỳ khưu, các vị tỳ khưu ấy là những người tận tụy, và này các tỳ khưu, các vị tỳ khưu ấy là không lìa khỏi Pháp và Luật này. Này các tỳ khưu, các vị tỳ khưu ấy đạt được sự phát triển, tăng trưởng, lớn mạnh trong Pháp và Luật này.” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy: |
‘‘Kuhā thaddhā lapā siṅgī, unnaḷā asamāhitā; | Lừa đảo và ngoan cố, Lắm mồm và buông thả, Hỗn hào không định tĩnh, | 2. “Những người dối trá, ương ngạnh, nói nhiều, lừa đảo, khoác lác, không định tĩnh, |
Na te dhamme virūhanti, sammāsambuddhadesite. | Những hạng người như vậy, Không lớn mạnh trong Pháp, Được bậc Chánh giác giảng. | những người ấy không tiến triển trong Giáo Pháp đã được đấng Chánh Đẳng Giác thuyết giảng. |
‘‘Nikkuhā nillapā dhīrā, atthaddhā susamāhitā; | Không lừa đảo lắm mồm, Nghiêm trang và bình tĩnh Không ngoan cố, khéo định, | 3. Các vị không dối trá, không nói nhiều, sáng trí, không ương ngạnh, khéo định tĩnh, |
Te ve dhamme virūhanti, sammāsambuddhadesite’’ti. | Họ lớn mạnh trong Pháp, Được bậc Chánh giác giảng. | thật vậy các vị ấy tiến triển trong Giáo Pháp đã được đấng Chánh Đẳng Giác thuyết giảng.” |
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Navamaṃ. | Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế. | |
10. Nadīsotasuttaṃ | (CIX) (Cat. 10) (It. 113) | 4. 1. 10. KINH NGƯỜI VÀ SẮC ĐÁNG YÊU |
109. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – | [109]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy: | |
‘‘Seyyathāpi, bhikkhave, puriso nadiyā sotena ovuyheyya piyarūpasātarūpena. Tamenaṃ cakkhumā puriso tīre ṭhito disvā evaṃ vadeyya – ‘kiñcāpi kho tvaṃ, ambho purisa, nadiyā sotena ovuyhasi piyarūpasātarūpena, atthi cettha heṭṭhā rahado saūmi sāvaṭṭo sagaho sarakkhaso yaṃ tvaṃ, ambho purisa, rahadaṃ pāpuṇitvā maraṇaṃ vā nigacchasi maraṇamattaṃ vā dukkha’nti. Atha kho so, bhikkhave, puriso tassa purisassa saddaṃ sutvā hatthehi ca pādehi ca paṭisotaṃ vāyameyya. | Này các Tỷ-kheo, ví như có người bị dòng sông cuốn trôi, dòng sông đẹp đẽ, dễ thương. Có người có mắt, đứng trên bờ thấy người ấy, nói rằng: “Này người kia, tuy người bị cuốn trôi bởi dòng sông đẹp đẽ dễ thương nhưng ở dưới kia có một cái hồ, đầy sóng và nước xoáy, đầy cá sấu và quỷ Dạ-xoa; nếu Ông đến chỗ ấy, Ông sẽ bị chết, hay đau khổ gần như chết. Rồi người ấy, sau khi nghe tiếng của người kia, liền với tay và với chân, bơi ngược dòng”. | 1. “Này các tỳ khưu, cũng giống như người bị cuốn trôi bởi dòng chảy của con sông có sắc đáng yêu, có sắc khoái lạc. Có người sáng mắt đứng ở bờ sông nhìn thấy người ấy và nói như vầy: ‘Này ông, mặc dầu ông bị cuốn trôi bởi dòng chảy của con sông có sắc đáng yêu có sắc khoái lạc, tuy nhiên nơi đây ở bên dưới có cái hồ nước lớn có sóng, có dòng nước xoáy, có cá dữ, có quỷ sứ. Này ông, sau khi đến nơi ấy, ông phải gánh chịu sự chết hoặc khổ đau gần như chết.’ Này các tỳ khưu, khi ấy người ấy, sau khi lắng nghe lời nói của người đàn ông ấy, thì nỗ lực bằng các cánh tay và các bàn chân lội ngược dòng. |
‘‘Upamā kho me ayaṃ, bhikkhave, katā atthassa viññāpanāya. Ayaṃ cettha [ayaṃ cevettha (syā.)] attho – ‘nadiyā soto’ti kho, bhikkhave, taṇhāyetaṃ adhivacanaṃ. | Này các Tỷ-kheo, Ta ví dụ này là để giải thích ý nghĩa. Ở đây, ý nghĩa là như sau: “Dòng sông, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với ái. | Này các tỳ khưu, ví dụ này của Ta được tạo ra nhằm làm cho hiểu biết về ý nghĩa. Đây là ý nghĩa ở câu chuyện này: Này các tỳ khưu, ‘dòng chảy của con sông’ là từ biểu trưng của tham ái. |
‘‘‘Piyarūpaṃ sātarūpa’nti kho, bhikkhave, channetaṃ ajjhattikānaṃ āyatanānaṃ adhivacanaṃ. | Sắc khả ái dễ thương, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với sáu nội xứ. | Này các tỳ khưu, ‘có sắc đáng yêu có sắc khoái lạc’ là từ biểu trưng của sáu nội xứ. |
‘‘‘Heṭṭhā rahado’ti kho, bhikkhave, pañcannaṃ orambhāgiyānaṃ saṃyojanānaṃ adhivacanaṃ; | Cái hồ ở dưới, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với năm hạ phần kiết sử. | Này các tỳ khưu, ‘hồ nước lớn ở bên dưới’ là từ biểu trưng của năm sự ràng buộc ở phần dưới. |
‘‘‘Ūmibhaya’nti kho [sañīmīti kho (bahūsu)], bhikkhave, kodhupāyāsassetaṃ adhivacanaṃ; | Sóng, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với phẫn nộ, ưu não. | Này các tỳ khưu, ‘có sóng’ là từ biểu trưng của giận dữ và buồn phiền. |
‘‘‘Āvaṭṭa’nti kho [sāvaṭṭoti kho (bahūsu)], bhikkhave, pañcannetaṃ kāmaguṇānaṃ adhivacanaṃ; | Nước xoáy, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với năm dục tăng trưởng. | Này các tỳ khưu, ‘có xoáy nước’ là từ biểu trưng của năm loại dục. |
‘‘‘Gaharakkhaso’ti kho [sagaho sarakkhasoti kho (bahūsu)], bhikkhave, mātugāmassetaṃ adhivacanaṃ; | Cá sấu, với quỷ Dạ-xoa, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với đàn bà; | Này các tỳ khưu, ‘có cá dữ, có quỷ sứ’ là từ biểu trưng của phụ nữ. |
‘‘‘Paṭisoto’ti kho, bhikkhave, nekkhammassetaṃ adhivacanaṃ; | ngược dòng, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa xuất ly. | Này các tỳ khưu, ‘ngược dòng’ là từ biểu trưng của việc xuất ly. |
‘‘‘Hatthehi ca pādehi ca vāyāmo’ti kho, bhikkhave, vīriyārambhassetaṃ adhivacanaṃ; | Tinh tấn với tay với chân là đồng nghĩa với tinh cần tinh tấn. | Này các tỳ khưu, ‘nỗ lực bằng các cánh tay và các bàn chân’ là từ biểu trưng của vị đang ra sức tinh tấn. |
‘‘‘Cakkhumā puriso tīre ṭhitoti kho, bhikkhave, tathāgatassetaṃ adhivacanaṃ arahato sammāsambuddhassā’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – | Người có mắt đứng trên bờ, này các Tỷ-kheo, là Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác”. | Này các tỳ khưu, ‘người sáng mắt đứng ở bờ sông’ là từ biểu trưng của đức Như Lai, bậc A-la-hán, đấng Chánh Biến Tri.” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy: |
‘‘Sahāpi dukkhena jaheyya kāme, yogakkhemaṃ āyatiṃ patthayāno; Sammappajāno suvimuttacitto, vimuttiyā phassaye tattha tattha; | Cùng với sự đau khổ, Hãy từ bỏ các dục, Mong cầu trong tương lai, An ổn khỏi khổ ách, Chơn chánh hiểu biết rõ, Tâm khéo được giải thoát, Tại đấy, ở tại đấy, Cảm xúc được giải thoát, | 2. “Người ước nguyện sự an toàn đối với các trói buộc trong ngày vị lai nên từ bỏ các dục cho dầu có sự khổ đau. Trong khi nhận biết một cách đúng đắn, người có tâm khéo được giải thoát có thể chạm đến sự giải thoát vào chính thời điểm ấy. |
Sa vedagū vūsitabrahmacariyo, lokantagū pāragatoti vuccatī’’ti. | Vị ấy đạt hiểu biết, Phạm hạnh được thành tựu, Đến tận cùng thế giới, Đến được bờ bên kia. Vị ấy được gọi vậy. | Vị hiểu biết sâu sắc ấy, có Phạm hạnh đã được hoàn mãn được gọi là ‘vị đã đi đến tận cùng thế giới, vị đã đi đến bờ kia.’” |
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Dasamaṃ. | Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế. | |
11. Carasuttaṃ | (CX) (Cat. 11) (It. 115) | 4. 1. 11. KINH BƯỚC ĐI |
110. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – | [110]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy: | |
‘‘Carato cepi, bhikkhave, bhikkhuno uppajjati kāmavitakko vā byāpādavitakko vā vihiṃsāvitakko vā. Tañce, bhikkhave, bhikkhu adhivāseti nappajahati na vinodeti na byantīkaroti [byantikaroti (sī. pī.), byantaṃ karoti (ka.)] anabhāvaṃ gameti. Carampi, bhikkhave, bhikkhu evaṃbhūto anātāpī anottāpī [anottappī (sabbattha) dukanipāte, aṅguttare 1.4.11 passitabbaṃ] satataṃ samitaṃ kusīto hīnavīriyoti vuccati. | Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang đi khởi lên dục tầm, sân tầm hay hại tầm, nếu Tỷ-kheo chấp nhận không có từ bỏ, không có tẩy sạch, không có chấm dứt, không đi đến, không hiện hữu. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo đang đi có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người không có nhiệt tình, không có sợ hãi, liên tục thường hằng biếng nhác, tinh tấn hạ liệt. | 1. “Này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu ngay trong lúc đang bước đi có sự suy tầm về dục, hoặc sự suy tầm về oán hận, hoặc sự suy tầm về hãm hại khởi lên, này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu chịu đựng điều ấy, không dứt bỏ, không xua đi, không làm chấm dứt, không khiến cho không còn hiện hữu, này các tỳ khưu, ngay trong lúc đang bước đi vị tỳ khưu có trạng thái như vậy được gọi là ‘không có nhiệt tâm, không có ghê sợ tội lỗi, thường xuyên liên tục biếng nhác, có sự tinh tấn hạ liệt.’ |
‘‘Ṭhitassa cepi, bhikkhave, bhikkhuno uppajjati kāmavitakko vā byāpādavitakko vā vihiṃsāvitakko vā. Tañce, bhikkhave, bhikkhu adhivāseti nappajahati na vinodeti na byantīkaroti na anabhāvaṃ gameti. Ṭhitopi, bhikkhave, bhikkhu evaṃbhūto anātāpī anottāpī satataṃ samitaṃ kusīto hīnavīriyoti vuccati. | Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang đứng…. khi đang ngồi… khi đang nằm thức khởi lên dục tầm, hay sân tầm, hay hại tầm. Nếu Tỷ-kheo chấp nhận, không có từ bỏ, không có tẩy sạch, không có chấm dứt, không đi đến, không hiện hữu, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang nằm thức có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là vị không có nhiệt tình, không có sợ hãi, liên tục thường hằng biếng nhác, tinh tấn hạ liệt. | Này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu ngay trong lúc đang đứng có sự suy tầm về dục, hoặc sự suy tầm về oán hận, hoặc sự suy tầm về hãm hại khởi lên, này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu chịu đựng điều ấy, không dứt bỏ, không xua đi, không làm chấm dứt, không khiến cho không còn hiện hữu, này các tỳ khưu, ngay trong lúc đang đứng vị tỳ khưu có trạng thái như vậy được gọi là ‘không có nhiệt tâm, không có ghê sợ tội lỗi, thường xuyên liên tục biếng nhác, có sự tinh tấn hạ liệt.’ |
‘‘Nisinnassa cepi, bhikkhave, bhikkhuno uppajjati kāmavitakko vā byāpādavitakko vā vihiṃsāvitakko vā. Tañce, bhikkhave, bhikkhu adhivāseti nappajahati na vinodeti na byantīkaroti na anabhāvaṃ gameti. Nisinnopi, bhikkhave, bhikkhu evaṃbhūto anātāpī anottāpī satataṃ samitaṃ kusīto hīnavīriyoti vuccati. | Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang đi khởi lên dục tầm, sân tầm hay hại tầm; | Này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu ngay trong lúc đang ngồi có sự suy tầm về dục, hoặc sự suy tầm về oán hận, hoặc sự suy tầm về hãm hại khởi lên, này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu chịu đựng điều ấy, không dứt bỏ, không xua đi, không làm chấm dứt, không khiến cho không còn hiện hữu, này các tỳ khưu, ngay trong lúc đang ngồi vị tỳ khưu có trạng thái như vậy được gọi là ‘không có nhiệt tâm, không có ghê sợ tội lỗi, thường xuyên liên tục biếng nhác, có sự tinh tấn hạ liệt.’ |
‘‘Sayānassa cepi, bhikkhave, bhikkhuno jāgarassa uppajjati kāmavitakko vā byāpādavitakko vā vihiṃsāvitakko vā. Tañce, bhikkhave, bhikkhu adhivāseti nappajahati na vinodeti na byantīkaroti na anabhāvaṃ gameti. Sayānopi, bhikkhave, bhikkhu jāgaro evaṃbhūto anātāpī anottāpī satataṃ samitaṃ kusīto hīnavīriyoti vuccati. | nếu Tỷ-kheo không chấp nhận, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không hiện hữu; | Này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu ngay trong lúc đang nằm còn thức tỉnh có sự suy tầm về dục, hoặc sự suy tầm về oán hận, hoặc sự suy tầm về hãm hại khởi lên, này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu chịu đựng điều ấy, không dứt bỏ, không xua đi, không làm chấm dứt, không khiến cho không còn hiện hữu, này các tỳ khưu, ngay trong lúc đang nằm còn thức tỉnh vị tỳ khưu có trạng thái như vậy được gọi là ‘không có nhiệt tâm, không có ghê sợ tội lỗi, thường xuyên liên tục biếng nhác, có sự tinh tấn hạ liệt.’ |
‘‘Carato cepi, bhikkhave, bhikkhuno uppajjati kāmavitakko vā byāpādavitakko vā vihiṃsāvitakko vā. Tañce, bhikkhave, bhikkhu nādhivāseti pajahati vinodeti byantīkaroti anabhāvaṃ gameti. Carampi, bhikkhave, bhikkhu evaṃbhūto ātāpī ottāpī [ottappī (sabbattha)] satataṃ samitaṃ āraddhavīriyo pahitattoti vuccati. | thì này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang đi có sở hành như vậy, vị ấy là có nhiệt tình, có sợ hãi, liên tục thường hằng tinh cần tinh tấn, siêng năng. | Này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu ngay trong lúc đang bước đi có sự suy tầm về dục, hoặc sự suy tầm về oán hận, hoặc sự suy tầm về hãm hại khởi lên, này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu không chịu đựng điều ấy, dứt bỏ, xua đi, làm chấm dứt, khiến cho không còn hiện hữu, này các tỳ khưu, ngay trong lúc đang bước đi vị tỳ khưu có trạng thái như vậy được gọi là ‘có nhiệt tâm, có ghê sợ tội lỗi, thường xuyên liên tục có sự ra sức tinh tấn, có bản tánh cương quyết.’ |
‘‘Ṭhitassa cepi, bhikkhave, bhikkhuno uppajjati kāmavitakko vā byāpādavitakko vā vihiṃsāvitakko vā. Tañce, bhikkhave, bhikkhu nādhivāseti pajahati vinodeti byantīkaroti anabhāvaṃ gameti. Ṭhitopi, bhikkhave, bhikkhu evaṃbhūto ātāpī ottāpī satataṃ samitaṃ āraddhavīriyo pahitattoti vuccati. | Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang ngồi. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang nằm thức khởi lên dục tầm, sân tầm hay hại tầm, | Này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu ngay trong lúc đang đứng có sự suy tầm về dục, hoặc sự suy tầm về oán hận, hoặc sự suy tầm về hãm hại khởi lên, này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu không chịu đựng điều ấy, dứt bỏ, xua đi, làm chấm dứt, khiến cho không còn hiện hữu, này các tỳ khưu, ngay trong lúc đang đứng vị tỳ khưu có trạng thái như vậy được gọi là ‘có nhiệt tâm, có ghê sợ tội lỗi, thường xuyên liên tục có sự ra sức tinh tấn, có bản tánh cương quyết.’ |
‘‘Nisinnassa cepi, bhikkhave, bhikkhuno uppajjati kāmavitakko vā byāpādavitakko vā vihiṃsāvitakko vā. Tañce, bhikkhave, bhikkhu nādhivāseti pajahati vinodeti byantīkaroti anabhāvaṃ gameti. Nisinnopi, bhikkhave, bhikkhu evaṃbhūto ātāpī ottāpī satataṃ samitaṃ āraddhavīriyo pahitattoti vuccati. | nếu Tỷ-kheo không chấp nhận, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không hiện hữu… | Này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu ngay trong lúc đang ngồi có sự suy tầm về dục, hoặc sự suy tầm về oán hận, hoặc sự suy tầm về hãm hại khởi lên, này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu không chịu đựng điều ấy, dứt bỏ, xua đi, làm chấm dứt, khiến cho không còn hiện hữu, này các tỳ khưu, ngay trong lúc đang ngồi vị tỳ khưu có trạng thái như vậy được gọi là ‘có nhiệt tâm, có ghê sợ tội lỗi, thường xuyên liên tục có sự ra sức tinh tấn, có bản tánh cương quyết.’ |
‘‘Sayānassa cepi, bhikkhave, bhikkhuno jāgarassa uppajjati kāmavitakko vā byāpādavitakko vā vihiṃsāvitakko vā. Tañce, bhikkhave, bhikkhu nādhivāseti pajahati vinodeti byantīkaroti anabhāvaṃ gameti. Sayānopi, bhikkhave, bhikkhu jāgaro evaṃbhūto ātāpī ottāpī satataṃ samitaṃ āraddhavīriyo pahitattoti vuccatī’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – | thì này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang nằm thức có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là vị có nhiệt tình, có sợ hãi, liên tục thường hằng tinh cần tinh tấn, siêng năng. | Này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu ngay trong lúc đang nằm còn thức tỉnh có sự suy tầm về dục, hoặc sự suy tầm về oán hận, hoặc sự suy tầm về hãm hại khởi lên, này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu không chịu đựng điều ấy, dứt bỏ, xua đi, làm chấm dứt, khiến cho không còn hiện hữu, này các tỳ khưu, ngay trong lúc đang nằm còn thức tỉnh vị tỳ khưu có trạng thái như vậy được gọi là ‘có nhiệt tâm, có ghê sợ tội lỗi, thường xuyên liên tục có sự ra sức tinh tấn, có bản tánh cương quyết.’ Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy: |
‘‘Caraṃ vā yadi vā tiṭṭhaṃ, nisinno uda vā sayaṃ; | Khi đi hoặc khi đứng, Khi ngồi hay khi nằm, | 2. “Nếu trong lúc đang đi, hoặc đang đứng, đang ngồi, hoặc đang nằm, |
Yo vitakkaṃ vitakketi, pāpakaṃ gehanissitaṃ. | Khởi lên ác tâm tư, Liên hệ đến gia đình, | vị nào suy tầm sự suy tầm ác xấu, liên hệ đến đời sống gia đình. |
‘‘Kummaggaṃ paṭipanno [kummaggappaṭipanno (a. ni. 4.11)] so, mohaneyyesu mucchito; Abhabbo tādiso bhikkhu, phuṭṭhuṃ sambodhimuttamaṃ. | Thực hành theo ác đạo, Mờ ám bởi si mê, Vị Tỷ-kheo như vậy, Không chứng Vô thượng giác. | 3. Vị ấy thực hành đường lối sai trái, bị mê mẩn ở những sự việc làm cho si mê, vị tỳ khưu như thế ấy không có khả năng chạm đến phẩm vị giác ngộ tối thượng. |
‘‘Yo ca caraṃ vā tiṭṭhaṃ vā [yo caraṃ vā yadi vā tiṭṭhaṃ (syā.), yo caraṃ vātha tiṭṭhaṃ vā (sī. ka.)], nisinno uda vā sayaṃ; | Ai khi đi, khi đứng, Khi ngồi hay khi nằm, | 4. Còn vị nào, trong lúc đang đi, hoặc đang đứng, đang ngồi, hoặc đang nằm, |
Vitakkaṃ samayitvāna, vitakkūpasame rato; | Tập trung được tâm tư, Ưa thích tầm chỉ tịnh, | làm cho sự suy tầm được yên lặng, thích thú trong sự an tịnh các suy tầm, |
Bhabbo so tādiso bhikkhu, phuṭṭhuṃ sambodhimuttama’’nti. | Vị Tỷ-kheo như vậy, Chứng được Vô thượng giác. | vị tỳ khưu như thế ấy có khả năng chạm đến phẩm vị giác ngộ tối thượng.” |
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Ekādasamaṃ. | Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế. | |
12. Sampannasīlasuttaṃ | (CXI) (Cat. 12) (5 It. 118) | 4. 1. 12. KINH GIỚI THÀNH TỰU |
111. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – | [111]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy: | |
‘‘Sampannasīlā, bhikkhave, viharatha [hotha (syā.)] sampannapātimokkhā; pātimokkhasaṃvarasaṃvutā viharatha ācāragocarasampannā aṇumattesu vajjesu bhayadassāvino; samādāya sikkhatha sikkhāpadesu. ‘‘Sampannasīlānaṃ vo, bhikkhave, viharataṃ [bhavataṃ (syā.)] sampannapātimokkhānaṃ pātimokkhasaṃvarasaṃvutānaṃ viharataṃ ācāragocarasampannānaṃ aṇumattesu vajjesu bhayadassāvīnaṃ samādāya sikkhataṃ sikkhāpadesu kimassa uttari karaṇīyaṃ [kimassa bhikkhave uttari karaṇīyaṃ (sabbattha)]? | Này các Tỷ-kheo, hãy sống đầy đủ giới, đầy đủ giới bổn Pàtimokkha, được chế ngự với chế ngự giới bổn Pàtimokkha. Hãy sống đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Đã sống đầy đủ giới, này các Tỷ-kheo, đầy đủ giới bổn Pàtimokkha, được chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, sống đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp, còn có gì cần phải làm thêm nữa? | 1. “Này các tỳ khưu, các ngươi hãy sống với giới được thành tựu, với giới bổn Pātimokkha được thành tựu. Các ngươi hãy sống thu thúc trong sự thu thúc của giới bổn Pātimokkha, được thành tựu về hạnh kiểm và hành xứ, thấy sự sợ hãi trong các tội nhỏ nhặt, thọ trì và thực hành trong các điều học. Này các tỳ khưu, trong khi sống với giới được thành tựu, với giới bổn Pātimokkha được thành tựu, trong khi sống thu thúc trong sự thu thúc của giới bổn Pātimokkha, được thành tựu về hạnh kiểm và hành xứ, thấy sự sợ hãi trong các tội nhỏ nhặt, trong khi thọ trì và thực hành trong các điều học, này các tỳ khưu, có việc gì hơn nữa cần phải làm? |
‘‘Carato cepi, bhikkhave, bhikkhuno [abhijjhā byāpādo vigato (a. ni. 4.12) aṭṭhakathāya sameti] bhijjhā vigatā [abhijjhā byāpādo vigato (a. ni. 4.12) aṭakathāya sameti] hoti, byāpādo vigato hoti [thinamiddhaṃ uddhaccakukkuccaṃ vicikicchā (a. ni. 4.12)], thinamiddhaṃ vigataṃ hoti, uddhaccakukkuccaṃ vigataṃ hoti, vicikicchā [thinamiddhaṃ uddhaccakukkuccaṃ vicikiccā (a. ni. 4.12)] pahīnā hoti, āraddhaṃ hoti vīriyaṃ asallīnaṃ, upaṭṭhitā sati asammuṭṭhā [appamuṭṭhā (syā.)], passaddho kāyo asāraddho, samāhitaṃ cittaṃ ekaggaṃ. Carampi, bhikkhave, bhikkhu evaṃbhūto ātāpī ottāpī satataṃ samitaṃ āraddhavīriyo pahitattoti vuccati. | Nếu Tỷ-kheo trong khi đi, tham, sân được từ bỏ, hôn trầm thụy miên được từ bỏ, trạo hối được từ bỏ, nghi được đoạn tận, tinh cần tinh tấn, không có thụ động, niệm được an trú không có thất niệm, thân được khinh an không có cuồng nhiệt, tâm được định tĩnh nhất tâm. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo trong khi đi có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người có nhiệt tâm, có sợ hãi liên tục thường hằng tinh tấn, siêng năng. | Này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu ngay trong lúc đang bước đi có tham đắm được xa lìa, oán hận được xa lìa, dã dượi buồn ngủ được xa lìa, phóng dật và hối hận được xa lìa, hoài nghi được dứt bỏ, tinh tấn được ra sức không sút giảm, niệm được thiết lập không bị lơ là, thân được khinh an không bị kích động, tâm được định tĩnh chuyên nhất, này các tỳ khưu, ngay trong lúc đang bước đi vị tỳ khưu có trạng thái như vậy được gọi là ‘có nhiệt tâm, có ghê sợ tội lỗi, thường xuyên liên tục có sự ra sức tinh tấn, có bản tánh cương quyết.’ |
‘‘Ṭhitassa cepi, bhikkhave, bhikkhuno abhijjhā vigatā hoti byāpādo …pe… thinamiddhaṃ… uddhaccakukkuccaṃ… vicikicchā pahīnā hoti, āraddhaṃ hoti vīriyaṃ asallīnaṃ, upaṭṭhitā sati asammuṭṭhā, passaddho kāyo asāraddho, samāhitaṃ cittaṃ ekaggaṃ. Ṭhitopi, bhikkhave, bhikkhu evaṃbhūto ātāpī ottāpī satataṃ samitaṃ āraddhavīriyo pahitattoti vuccati. | Nếu Tỷ-kheo trong khi đứng… | Này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu ngay trong lúc đang đứng có tham đắm được xa lìa, oán hận được xa lìa, dã dượi buồn ngủ được xa lìa, phóng dật và hối hận được xa lìa, hoài nghi được dứt bỏ, tinh tấn được ra sức không sút giảm, niệm được thiết lập không bị lơ là, thân được khinh an không bị kích động, tâm được định tĩnh chuyên nhất, này các tỳ khưu, ngay trong lúc đang đứng vị tỳ khưu có trạng thái như vậy được gọi là ‘có nhiệt tâm, có ghê sợ tội lỗi, thường xuyên liên tục có sự ra sức tinh tấn, có bản tánh cương quyết.’ |
‘‘Nisinnassa cepi, bhikkhave, bhikkhuno abhijjhā vigatā hoti, byāpādo …pe… thinamiddhaṃ… uddhaccakukkuccaṃ… vicikicchā pahīnā hoti, āraddhaṃ hoti vīriyaṃ asallīnaṃ, upaṭṭhitā sati asammuṭṭhā, passaddho kāyo asāraddho, samāhitaṃ cittaṃ ekaggaṃ. Nisinnopi, bhikkhave, bhikkhu evaṃbhūto ātāpī ottāpī satataṃ samitaṃ āraddhavīriyo pahitattoti vuccati. | Nếu Tỷ-kheo trong khi ngồi… | Này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu ngay trong lúc đang ngồi có tham đắm được xa lìa, oán hận được xa lìa, dã dượi buồn ngủ được xa lìa, phóng dật và hối hận được xa lìa, hoài nghi được dứt bỏ, tinh tấn được ra sức không sút giảm, niệm được thiết lập không bị lơ là, thân được khinh an không bị kích động, tâm được định tĩnh chuyên nhất, này các tỳ khưu, ngay trong lúc đang ngồi vị tỳ khưu có trạng thái như vậy được gọi là ‘có nhiệt tâm, có ghê sợ tội lỗi, thường xuyên liên tục có sự ra sức tinh tấn, có bản tánh cương quyết.’ |
‘‘Sayānassa cepi, bhikkhave, bhikkhuno jāgarassa abhijjhā vigatā hoti byāpādo …pe… thinamiddhaṃ… uddhaccakukkuccaṃ… vicikicchā pahīnā hoti, āraddhaṃ hoti vīriyaṃ asallīnaṃ, upaṭṭhitā sati asammuṭṭhā, passaddho kāyo asāraddho, samāhitaṃ cittaṃ ekaggaṃ. Sayānopi, bhikkhave, bhikkhu jāgaro evaṃbhūto ātāpī ottāpī satataṃ samitaṃ āraddhavīriyo pahitattoti vuccatī’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – | Nếu Tỷ-kheo trong khi nằm, thức, tham được trừ bỏ, sân được từ bỏ, hôn trầm thụy miên được từ bỏ, trạo hối được từ bỏ, nghi được đoạn tận, tinh cần tinh tấn, không có thụ động, niệm được an trú, không có thất niệm, thân được khinh an, không có cuồng nhiệt, tâm được định tĩnh, nhất tâm. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo trong khi đang nằm thức có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người nhiệt tâm, có sợ hãi, liên tục thường hằng, tinh tấn, siêng năng. | Này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu ngay trong lúc đang nằm có tham đắm được xa lìa, oán hận được xa lìa, dã dượi buồn ngủ được xa lìa, phóng dật và hối hận được xa lìa, hoài nghi được dứt bỏ, tinh tấn được ra sức không sút giảm, niệm được thiết lập không bị lơ là, thân được khinh an không bị kích động, tâm được định tĩnh chuyên nhất, này các tỳ khưu, ngay trong lúc đang nằm vị tỳ khưu có trạng thái như vậy được gọi là ‘có nhiệt tâm, có ghê sợ tội lỗi, thường xuyên liên tục có sự ra sức tinh tấn, có bản tánh cương quyết.’” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy: |
‘‘Yataṃ care yataṃ tiṭṭhe, yataṃ acche yataṃ saye; | Đi đứng biết tự chế, Ngồi nằm biết tự chế, | 2. “Vị tỳ khưu trong khi ra sức, nên bước đi; trong khi ra sức, nên đứng; trong khi ra sức, nên ngồi; trong khi ra sức, nên nằm; |
Yataṃ samiñjaye [samiñjaye (sī. syā.)] bhikkhu, yatamenaṃ pasāraye. | Tỷ-kheo biết tự chế, Khi co tay, duỗi tay. | trong khi ra sức, nên co (tay chân) lại; trong khi ra sức việc ấy, nên duỗi (tay chân) ra. |
‘‘Uddhaṃ tiriyaṃ apācīnaṃ, yāvatā jagato gati; Samavekkhitā ca dhammānaṃ, khandhānaṃ udayabbayaṃ. | Phía trên, ngang, cùng khắp, Xa cho đến cùng tột, Bất cứ sanh thú nào, Ở tại thế giới này, Khéo quán sát sanh diệt, Của tất cả pháp uẩn, | 3. Ở phía trên, ở bề ngang, ở bên dưới, cho đến phạm vi của thế giới, là người quán sát đúng đắn sự sanh và diệt của các pháp, của các uẩn. |
‘‘Evaṃ vihārimātāpiṃ, santavuttimanuddhataṃ; | Sống như vậy nhiệt tâm, Tâm chỉ tịnh, đúng pháp, | 4. Vị có sự an trú như vậy, có sự nhiệt tâm, có hành vi an tịnh, không kiêu hãnh, |
Cetosamathasāmīciṃ, sikkhamānaṃ sadā sataṃ; | Tâm an tịnh, không động, Thường xuyên chuyên học tập, | có sự đúng đắn trong sự vắng lặng của tâm, đang học tập, luôn luôn có niệm, |
Satataṃ pahitattoti, āhu bhikkhuṃ tathāvidha’’nti. | Liên tục, thường siêng năng, Tỷ-kheo được gọi vậy. | người ta gọi vị tỳ khưu thuộc hạng như thế là ‘vị thường xuyên có bản tánh cương quyết.’” |
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Dvādasamaṃ. | Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế. | |
13. Lokasuttaṃ | (CXII) (Cat. 13) (It. 121) | 4. 1. 13. KINH GIÁC NGỘ VỀ THẾ GIỚI |
112. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – | Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến và tôi đã được nghe: | [112]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy: |
‘‘Loko, bhikkhave, tathāgatena abhisambuddho◌ lokasmā tathāgato visaṃyutto. Lokasamudayo, bhikkhave, tathāgatena abhisambuddho ◌ lokasamudayo tathāgatassa pahīno. Lokanirodho, bhikkhave, tathāgatena abhisambuddho◌ lokanirodho tathāgatassa sacchikato. Lokanirodhagāminī paṭipadā, bhikkhave, tathāgatena abhisambuddhā◌ lokanirodhagāminī paṭipadā tathāgatassa bhāvitā. | Này các Tỷ-kheo, thế giới được Như Lai Chánh đẳng giác. Như Lai không hệ lụy đối với đời. Này các Tỷ-kheo, thế giới tập khởi được Như Lai Chánh đẳng giác; thế giới tập khởi được Như Lai đoạn tận. Này các Tỷ-kheo, thế giới đoạn diệt được Như Lai chánh đẳng giác; thế giới đoạn diệt được Như Lai giác ngộ. Này các Tỷ-kheo, con đường đưa đến thế giới đoạn diệt được Như Lai chánh đẳng giác; con đường đưa đến thế giới đoạn diệt Như Lai đã tu tập. | 1. “Này các tỳ khưu, thế giới đã được đức Như Lai hoàn toàn thấu hiểu. Đức Như Lai đã không còn bị gắn bó với thế giới. Này các tỳ khưu, nhân sanh khởi của thế giới đã được đức Như Lai hoàn toàn thấu hiểu, nhân sanh khởi của thế giới đã được đức Như Lai dứt bỏ. Này các tỳ khưu, sự diệt tận của thế giới đã được đức Như Lai hoàn toàn thấu hiểu, sự diệt tận của thế giới đã được đức Như Lai chứng ngộ. Này các tỳ khưu, sự thực hành đưa đến sự diệt tận của thế giới đã được đức Như Lai hoàn toàn thấu hiểu, sự thực hành đưa đến sự diệt tận của thế giới đã được đức Như Lai tu tập. |
‘‘Yaṃ, bhikkhave, sadevakassa lokassa samārakassa sabrahmakassa sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya diṭṭhaṃ sutaṃ mutaṃ viññātaṃ pattaṃ pariyesitaṃ anuvicaritaṃ manasā yasmā taṃ tathāgatena abhisambuddhaṃ, tasmā tathāgatoti vuccati. | Cái gì này các Tỷ-kheo, trong toàn thế giới với Thiên giới, Mạ giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, được thấy, được nghe, được thọ tưởng, được thức tri, được đạt đến, được tầm cầu, được ý tư sát, tất cả đều được Như Lai chánh đẳng giác. Do vậy được gọi là Như Lai. | Này các tỳ khưu, điều đã được thấy, đã được nghe, đã được cảm giác, đã được nhận thức, đã đạt đến, đã được tầm cầu, đã được đeo đuổi bởi tâm ý của thế gian tính luôn cõi chư thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên và loài người, bởi vì điều ấy đã được đức Như Lai hoàn toàn thấu hiểu; vì thế được gọi là ‘Như Lai.’ |
‘‘Yañca, bhikkhave, rattiṃ tathāgato anuttaraṃ sammāsambodhiṃ abhisambujjhati, yañca rattiṃ anupādisesāya nibbānadhātuyā parinibbāyati, yaṃ etasmiṃ antare bhāsati lapati niddisati, sabbaṃ taṃ tatheva hoti no aññathā, tasmā tathāgatoti vuccati. | Này các Tỷ-kheo, từ đêm Như Lai chứng ngộ Vô thượng Chánh đẳng giác đến đêm Ngài nhập Niết-bàn không có dư y trong thời gian ấy, điều gì Ngài nói, tuyên bố, nêu rõ lên tất cả là như vậy, không có khác được. Do vậy Ngài được gọi là Như Lai. | Và này các tỳ khưu, vào đêm đức Như Lai hoàn toàn thấu hiểu quả vị Chánh Đẳng Giác vô thượng, và vào đêm Ngài Vô Dư Niết Bàn ở cảnh giới Niết Bàn không còn dư sót, điều mà Ngài thuyết giảng, nói ra, chỉ dạy trong khoảng thời gian này, tất cả điều ấy đều là như thế, không sai khác; vì thế được gọi là ‘Như Lai.’ |
‘‘Yathāvādī, bhikkhave, tathāgato tathākārī, yathākārī tathāvādī, iti yathāvādī tathākārī yathākārī tathāvādī, tasmā tathāgatoti vuccati. | Này các Tỷ-kheo, Như Lai nói gì làm vậy, làm gì nói vậy. Vì rằng nói gì làm vậy, làm gì nói vậy, nên Ngài được gọi Như Lai. | Này các tỳ khưu, đức Như Lai nói như thế nào làm như thế ấy, làm như thế nào nói như thế ấy. Như vậy, nói như thế nào làm như thế ấy, làm như thế nào nói như thế ấy; vì thế được gọi là ‘Như Lai.’ |
‘‘Sadevake, bhikkhave, loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya tathāgato abhibhū anabhibhūto aññadatthudaso vasavattī, tasmā tathāgatoti vuccatī’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – | Này các Tỷ-kheo, trong toàn thể thế giới, Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Như Lai là bậc chiến thắng, không bị ai chiến bại, toàn tri, toàn kiến, đại tự tại, do vậy Ngài được gọi là Như Lai. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây điều này được nói đến: | Này các tỳ khưu, ở thế gian tính luôn cõi chư thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên và loài người, đức Như Lai là đấng chiến thắng, bậc không bị chế ngự, bậc nhìn thấy tất cả, bậc vận hành quyền lực; vì thế được gọi là ‘Như Lai.’” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy: |
‘‘Sabbalokaṃ [sabbaṃ lokaṃ (a. ni. 4.23)] abhiññāya, sabbaloke yathātathaṃ; Sabbalokavisaṃyutto, sabbaloke anūpayo [anusayo (sī.), anupayo (syā.)]. | Thắng tri mọi thế giới, Mọi thế giới như thật, Ly hệ mọi thế giới, Không giống mọi thế giới. | 2. “Sau khi biết rõ tất cả thế giới, (biết rõ) đúng theo thực thể về tất cả thế giới, không còn bị gắn bó với tất cả thế giới, không có sự dính líu ở tất cả thế giới. |
‘‘Sa ve [sabbe (sabbattha) a. ni. 4.23 passitabbaṃ] sabbābhibhū dhīro, sabbaganthappamocano; | Thắng tất cả bậc trí, Giải thoát mọi buộc ràng. | 3. Đấng Chiến Thắng, bậc sáng trí, có sự giải thoát tất cả trói buộc, |
Phuṭṭhāssa paramā santi, nibbānaṃ akutobhayaṃ. | Cảm thọ tối thắng tịnh, Niết-bàn, không sợ hãi, | vị này đã chạm đến sự an tịnh tối thượng, Niết Bàn, không có sự sợ hãi từ bất cứ đâu. |
‘‘Esa khīṇāsavo buddho, anīgho chinnasaṃsayo; Sabbakammakkhayaṃ patto, vimutto upadhisaṅkhaye. | Vị này đoạn lậu hoặc, Bậc giác ngộ trí giả, Không dao động nhiễu loạn, Nghi ngờ được chặt đứt, Đạt diệt tận mọi nghiệp Giải thoát diệt sanh y, | 4. Vị này có lậu hoặc đã được cạn kiệt, đã được giác ngộ, không bị khổ sở, sự nghi ngờ đã được cắt đứt, đã đạt đến sự diệt trừ tất cả các nghiệp, đã được giải thoát ở sự tiêu diệt của các mầm tái sanh. |
‘‘Esa so bhagavā buddho, esa sīho anuttaro; | Là Thế Tôn, là Phật Bậc Sư tử vô thượng, | 5. Vị này đây là đức Thế Tôn, bậc Giác Ngộ, vị này là loài sư tử vô thượng, |
Sadevakassa lokassa, brahmacakkaṃ pavattayi. | Trong thế giới thiên giới Chuyển bánh xe Phạm luân. | đã chuyển vận bánh xe (Pháp) cao thượng của thế gian luôn cả chư Thiên. |
‘‘Iti devā manussā ca, ye buddhaṃ saraṇaṃ gatā; | Như vậy loài Trời, Người, Đến quy y đức Phật, | 6. Như thế, chư Thiên và nhân loại, những người nào đi đến nương nhờ đức Phật, |
Saṅgamma taṃ namassanti, mahantaṃ vītasāradaṃ. | Gặp nhau, đảnh lễ Ngài, Vĩ đại không sanh hữu, | sau khi tụ hội lại, họ lễ bái Ngài, bậc vĩ đại, có sự tự tin. |
‘‘Danto damayataṃ seṭṭho, santo samayataṃ isi; | Điều phục, bậc Tối thượng, Trong người được điều phục, An tịnh, bậc ẩn sĩ, Những người được an tịnh. | 7. Vị đã được rèn luyện, bậc tối thượng trong số những người đang rèn luyện; vị an tịnh, bậc ẩn sĩ trong số những người đang tu tập sự an tịnh; |
Mutto mocayataṃ aggo, tiṇṇo tārayataṃ varo. | Giải thoát bậc tối thượng, Những người được giải thoát, Vượt qua bậc tối thắng, Những người được vượt qua. | vị đã được thoát ra, bậc tối cao trong số những người đang tự thoát ra; vị đã vượt qua, bậc cao quý trong số những người đang tự vượt qua. |
‘‘Iti hetaṃ namassanti, mahantaṃ vītasāradaṃ; | Như vậy họ lễ Ngài Vĩ đại, không sanh hữu, | 8. Chính vì như thế, họ lễ bái Ngài, bậc vĩ đại, có sự tự tin. |
Sadevakasmiṃ lokasmiṃ, natthi te paṭipuggalo’’ti. | Thiên giới, thế giới này, Không ai được bằng Ngài. | Ở thế gian luôn cả chư Thiên, không có kẻ nào sánh bằng Ngài.” |
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Terasamaṃ. | Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. | Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế. |
Catukkanipāto niṭṭhito. | Nhóm Bốn Pháp được chấm dứt. | |
Tassuddānaṃ – | ***** | |
Brāhmaṇasulabhā [brāhmaṇacattāri (sabbattha)] jānaṃ, samaṇasīlā taṇhā brahmā; Bahukārā kuhapurisā [kuhanā (syā.)], cara sampanna lokena terasāti. | TÓM LƯỢC PHẦN NÀY | |
Suttasaṅgaho – | Bà-la-môn, bốn (vật không bị khiển trách), người biết, vị Sa-môn, (thành tựu) giới, tham ái, Phạm Thiên, nhiều sự lợi ích, dối trá, người, bước đi, với (giới) được thành tựu, và thế giới là mười ba. | |
Sattavisekanipātaṃ, dukkaṃ bāvīsasuttasaṅgahitaṃ; Samapaññāsamathatikaṃ, terasa catukkañca iti yamidaṃ. | Nhóm một pháp có hai mươi bảy bài Kinh, nhóm hai pháp được gom lại hai mươi hai bài Kinh, còn nhóm ba pháp có đúng năm mươi bài Kinh, và nhóm bốn pháp là mười ba bài kinh, tập Kinh này là như thế. | |
Dvidasuttarasuttasate, saṅgāyitvā samādahiṃsu purā; Arahanto ciraṭṭhitiyā, tamāhu nāmena itivuttanti. | Trước đây, sau khi trùng tụng và tập hợp lại một trăm mười hai bài kinh vô thượng, các bậc A-la-hán đã gọi tập Kinh ấy với tên là Itivuttaka (Phật Thuyết Như Vậy) nhằm sự tồn tại lâu dài. | |
Itivuttakapāḷi niṭṭhitā. | PHẬT THUYẾT NHƯ VẬY ĐƯỢC CHẤM DỨT. | |
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa | ||
Khuddakanikāye |