Tipitaka.org | Việt dịch: HT. Thích Minh Châu | Việt dịch: TK. Indacanda |
1. Aggappasādasuttaṃ | (XC) (Tik. V, 1) (It. 87) | 3. 5. 1. KINH SỰ TỊNH TÍN TỐI CAO |
90. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – | Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: | [90]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy: |
‘‘Tayome, bhikkhave, aggappasādā. Katame tayo? Yāvatā, bhikkhave, sattā apadā vā dvipadā vā catuppadā vā bahuppadā [bahupadā (ka.)] vā rūpino vā arūpino vā saññino vā asaññino vā nevasaññināsaññino vā, tathāgato tesaṃ aggamakkhāyati arahaṃ sammāsambuddho. Ye, bhikkhave, buddhe pasannā, agge te pasannā. Agge kho pana pasannānaṃ aggo vipāko hoti. | Này các Tỷ-kheo, có ba tín thành tối thượng này. Thế nào là ba? Này các Tỷ-kheo, so sánh các chúng sanh, không chân, hai chân, bốn chân hay nhiều chân, có sắc hay không có sắc, có tưởng, không có tưởng, hay không có tưởng không không có tưởng. Như Lai được xem là tối thượng đối với chúng, tức là bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác. Này các Tỷ-kheo, những ai có lòng tin thành với đức Phật, những vị ấy có lòng tín thành nơi tối thượng. Với những ai có lòng tín thành nơi tối thượng, quả dị thục là quả tối thượng. | 1. “Này các tỳ khưu, đây là ba sự tịnh tín tối cao. Ba sự tịnh tín nào? Này các tỳ khưu, so sánh với các chúng sanh không chân, hoặc hai chân, hoặc bốn chân, hoặc nhiều chân, hoặc có sắc, hoặc vô sắc, hoặc có tưởng hoặc vô tưởng, hoặc phi tưởng phi phi tưởng, đức Như Lai được gọi là tối cao trong số ấy, tức là bậc A-la-hán, đấng Chánh Đẳng Giác. Này các tỳ khưu, những ai tịnh tín ở đức Phật, những người ấy tịnh tín ở đối tượng tối cao. Hơn nữa, đối với những ai tịnh tín ở đối tượng tối cao, quả thành tựu của họ là tối cao. |
‘‘Yāvatā, bhikkhave, dhammā saṅkhatā vā asaṅkhatā vā, virāgo tesaṃ aggamakkhāyati, yadidaṃ madanimmadano pipāsavinayo ālayasamugghāto vaṭṭupacchedo taṇhakkhayo virāgo nirodho nibbānaṃ. Ye, bhikkhave, virāge dhamme pasannā, agge te pasannā. Agge kho pana pasannānaṃ aggo vipāko hoti. | Này các Tỷ-kheo, so sánh các pháp hữu vi hay vô vi, ly tham được xem là tối thượng đối với họ, tức là kiêu mạn bị nhiếp phục, khát ái bị chế ngự, chấp nhận được nhổ lên, lưu chuyển bị cắt đứt, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Này các Tỷ-kheo, những ai có lòng tín thành nơi ly tham, những vị ấy có lòng tín thành nơi tối thượng; với những ai có lòng tin nơi tối thượng, quả dị thục là quả tối thượng. | Này các tỳ khưu, so sánh với các pháp hữu vi hoặc vô vi, sự xa lìa luyến ái được gọi là tối cao trong số các pháp ấy, tức là sự nghiền nát say đắm, sự xua đi khao khát, sự thủ tiêu các pháp ngủ ngầm, sự bẻ gãy vòng xoay, sự diệt trừ tham ái, sự xa lìa luyến ái, sự tịch diệt, Niết Bàn. Này các tỳ khưu, những ai tịnh tín ở pháp xa lìa luyến ái, những người ấy tịnh tín ở đối tượng tối cao. Hơn nữa, đối với những ai tịnh tín ở đối tượng tối cao, quả thành tựu của họ là tối cao. |
‘‘Yāvatā, bhikkhave, saṅghā vā gaṇā vā, tathāgatasāvakasaṅgho tesaṃ aggamakkhāyati, yadidaṃ cattāri purisayugāni aṭṭha purisapuggalā esa bhagavato sāvakasaṅgho āhuneyyo pāhuneyyo dakkhiṇeyyo añjalikaraṇīyo anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassa. Ye, bhikkhave, saṅghe pasannā, agge te pasannā. Agge kho pana pasannānaṃ aggo vipāko hoti. Ime kho, bhikkhave, tayo aggappasādā’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – | Này các Tỷ-kheo, so sánh Tăng chúng hay hội chúng, Tăng chúng đệ tử của Như Lai được xem là tối thượng, tức là bốn đôi, tám vị. Chúng đệ tử này của Thế Tôn là đáng cung kính, đáng tôn trọng, đáng cúng dường, đáng chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời. Này các Tỷ-kheo, những ai có lòng tín thành nơi Tăng chúng, những vị ấy có lòng tín thành nơi tối thượng. Với những ai có lòng tín thành nơi tối thượng, này các Tỷ-kheo có ba quả dị thục là quả tối thượng. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây điều này được nói đến. | Này các tỳ khưu, so sánh với hội chúng hoặc tập thể, hội chúng Thinh Văn của đức Như Lai được gọi là tối cao trong số ấy, tức là bốn cặp hạng người (bốn đôi Đạo Quả), tám hạng người tính đơn (bốn Đạo và bốn Quả là tám). Hội chúng Thinh Văn ấy của đức Thế Tôn đáng được hiến cúng, đáng được hiến dâng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là nơi để gieo trồng phước báu của thế gian không gì hơn được. Này các tỳ khưu, những ai tịnh tín ở Tăng Chúng, những người ấy tịnh tín ở đối tượng tối cao. Hơn nữa, đối với những ai tịnh tín ở đối tượng tối cao, quả thành tựu của họ là tối cao. Này các tỳ khưu, đây là ba sự tịnh tín tối cao.” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy: |
‘‘Aggato ve pasannānaṃ, aggaṃ dhammaṃ vijānataṃ; Agge buddhe pasannānaṃ, dakkhiṇeyye anuttare. | Những ai có lòng tin, Lòng tín nơi tối thượng, Chính là sự rõ biết, Biết Chánh pháp tối thượng. Những ai có lòng tin, Nơi đức Phật tối thượng, Bậc Vô thượng xứng đáng, Xứng đáng được cúng dường. | 2. “Thật vậy, đối với những người tịnh tín đang nhận biết Giáo Pháp tối cao là tối cao, đối với những người tịnh tín ở đức Phật tối cao, bậc xứng đáng cúng dường, đấng Vô Thượng, … |
‘‘Agge dhamme pasannānaṃ, virāgūpasame sukhe; | Những ai có lòng tin, Nơi Chánh pháp tối thượng, Những pháp rời bỏ tham, An tịnh, thật tịnh lạc. | 3. Thật vậy, đối với những người tịnh tín ở Giáo Pháp tối cao, xa lìa luyến ái, yên tịnh, an lạc, đối với những người tịnh tín ở Tăng Chúng tối cao, ruộng phước vô thượng, … |
Agge saṅghe pasannānaṃ, puññakkhette anuttare. | Những ai có lòng tin, Nơi Tăng chúng tối thượng. Những ruộng phước công đức, Vô thượng không gì hơn. | 4. Đối với những người đang dâng cúng vật thí ở đối tượng tối cao, phước thiện tối cao tăng trưởng, tuổi thọ, sắc đẹp, danh vọng, tiếng tăm, hạnh phúc, sức mạnh tối cao. |
‘‘Aggasmiṃ dānaṃ dadataṃ, aggaṃ puññaṃ pavaḍḍhati; Aggaṃ āyu ca vaṇṇo ca, yaso kitti sukhaṃ balaṃ. | Những ai đã bố thí, Với đối tượng tối thượng, Công đức được tăng trưởng, Tăng trưởng đến tối thượng. Thọ mạng được tối thượng, Dung sắc cũng tối thượng, Danh vọng, tiếng đồn tốt, An lạc và sức mạnh. | 5. Người bố thí đến đối tượng tối cao là bậc thông minh, |
‘‘Aggassa dātā medhāvī, aggadhammasamāhito; | Bậc trí có bố thí, Bố thí vị tối thượng, Vị định tĩnh, thiền định, Trong Chánh pháp tối thượng, | đã được tập trung ở Giáo Pháp tối cao, |
Devabhūto manusso vā, aggappatto pamodatī’’ti. | Chư Thiên hay loài Người, Đạt được sự tối thượng, Họ sung sướng hân hoan. | dầu có bản thể chư Thiên hay là nhân loại, người đã đạt đến trạng thái tối cao thì vui sướng.” |
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Paṭhamaṃ. | Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. | Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế. |
2. Jīvikasuttaṃ | (XCI) (Tik. V, 2) (It. 89) | 3. 5. 2. KINH SỰ NUÔI MẠNG |
91. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – | [91]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy: | |
‘‘Antamidaṃ, bhikkhave, jīvikānaṃ yadidaṃ piṇḍolyaṃ. Abhisāpoyaṃ [abhisāpāyaṃ (sī.), abhilāpāyaṃ (syā. pī.), abhisapāyaṃ (ka.)], bhikkhave, lokasmiṃ – ‘piṇḍolo vicarasi pattapāṇī’ti. Tañca kho etaṃ, bhikkhave, kulaputtā upenti atthavasikā, atthavasaṃ paṭicca; neva rājābhinītā, na corābhinītā, na iṇaṭṭā, na bhayaṭṭā, na ājīvikāpakatā. Api ca kho ‘otiṇṇamhā jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi dukkhotiṇṇā dukkhaparetā, appeva nāma imassa kevalassa dukkhakkhandhassa antakiriyā paññāyethā’ti. Evaṃ pabbajito cāyaṃ, bhikkhave, kulaputto so ca hoti abhijjhālu kāmesu tibbasārāgo, byāpannacitto paduṭṭhamanasaṅkappo, muṭṭhassati asampajāno asamāhito vibbhantacitto pākatindriyo. Seyyathāpi, bhikkhave, chavālātaṃ ubhatopadittaṃ majjhe gūthagataṃ neva gāme kaṭṭhatthaṃ pharati na araññe◌ tathūpamāhaṃ, bhikkhave, imaṃ puggalaṃ vadāmi gihibhogā parihīno sāmaññatthañca na paripūretī’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – | Này các Tỷ-kheo, nghĩa này là nghề tận cùng trong các nghề nuôi sống, tức là đi bát khất thực; Này các Tỷ-kheo, danh từ nhiếc mắng ở trong đời là nói rằng: “Ông là kẻ đi bát, với bát cầm tay, ông đi khắp mọi nơi”. Tuy vậy chính nghề nuôi sống này được các thiện gia nam tử chấp nhận, những người sống vì lý tưởng, vì duyên sống với lý tưởng, không bị thúc đẩy làm nghề ấy vì sợ vua, vì sợ ăn trộm, vì mắc nợ, vì sợ hãi, không phải vì mất nghề nuôi sống; nhưng vì nghĩ rằng: “Nay ta bị rơi vào sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị khổ tràn đầy, bị khổ chinh phục. Rất có thể, một số phương pháp chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này có thể trình bày”. Này các Tỷ-kheo, thiện nam tử này xuất gia như vậy, tham ái trong các dục, với lòng tham sắc xảo, với tâm sân hận, ý tư duy nhiễm ác, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tán loạn, với các căn hoang dại. Này các Tỷ-kheo, như một que lửa lấy từ chỗ thiêu xác, cả hai đầu đều cháy đỏ, ở giữa lại lắm phân, không hoàn thành được mục đích làm que củi ở trong làng hay ở trong rừng. Này các Tỷ-kheo, Ta nói người này như ví dụ như vậy, dầu cho bỏ tài sản gia đình nhưng không làm viên mãn mục đích Sa-môn hạnh. | 1. “Này các tỳ khưu, việc này là tận cùng trong các việc nuôi mạng, tức là sự khất thực. Này các tỳ khưu, có lời nguyền rủa này ở thế gian: ‘Ông là kẻ khất thực, đi lang thang, tay cầm bình bát.’ Và này các tỳ khưu, những người con trai gia đình danh giá, những người sống cho tự ngã, tùy thuận tác động của tự ngã đi đến với việc khất thực ấy, chẳng phải bị thúc ép bởi vua, chẳng phải bị thúc ép bởi quân cướp, không vì có nợ nần, không vì có sợ hãi, không phải do tác động bởi sự nuôi mạng. Nhưng (vì nghĩ rằng): ‘Chúng tôi bị sa đọa bởi sự sanh, sự già, sự chết, các sự sầu bi khổ ưu não, bị chất chồng bởi khổ, bị quấy nhiễu bởi khổ, mong sao việc làm chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này có thể được nhận biết.’ Và này các tỳ khưu, được xuất gia như vậy, người con trai gia đình danh giá này bị tham đắm trong các dục, có sự luyến ái sắc bén, có tâm bị sái quấy, có ý suy tư bị tồi bại, có niệm bị quên lãng, không có sự nhận biết rõ, không định tĩnh, có tâm bị tán loạn, có giác quan bị buông lơi. Này các tỳ khưu, cũng giống như thanh gỗ ở lò thiêu xác chết bị đốt cháy ở hai đầu, bị lấm phân ở khoảng giữa, không sử dụng được vì mục đích củi đốt không chỉ ở làng mà luôn cả ở rừng, này các tỳ khưu, Ta nói về người này với ví dụ như thế, người này đã buông bỏ các sự hưởng thụ tại gia nhưng không làm đầy đủ mục đích của hạnh Sa-môn.” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy: |
‘‘Gihibhogā parihīno, sāmaññatthañca dubbhago; | Tài sản ở gia đình, Được đoạn tận từ bỏ, | 2. “Kẻ đã buông bỏ các sự hưởng thụ tại gia và có phần yếu kém về mục đích của hạnh Sa-môn, trong khi đang bị hủy hoại, kẻ ấy buông lung, rồi bị tiêu hoại như thanh gỗ ở lò thiêu xác chết. |
Paridhaṃsamāno pakireti, chavālātaṃva nassati. | Nhưng khó dự phần được, Mục đích Sa-môn hạnh, | 3. Có nhiều kẻ, cổ quấn y casa, (hành) theo pháp ác, |
‘‘Kāsāvakaṇṭhā bahavo, pāpadhammā asaññatā; | Tự đưa đến tổn hại, Và đưa đến tán loạn, | không tự chế ngự, những kẻ xấu xa ấy, |
Pāpā pāpehi kammehi, nirayaṃ te upapajjare. | Giống que lửa thiêu xác, Đi đến chỗ hoại vong. | do các nghiệp ác, bị sanh vào địa ngục. |
‘‘Seyyo ayoguḷo bhutto, tatto aggisikhūpamo; | Tốt hơn nuốt hòn sắt, Chảy đỏ, một cục lửa, | 4. Hòn sắt cháy rực tựa như ngọn lửa được ăn vào là tốt hơn so với kẻ có giới tồi, |
Yañce bhuñjeyya dussīlo, raṭṭhapiṇḍamasaññato’’ti. | Nếu kẻ hành ác giới, Ăn đồ ăn quốc độ, Không biết có chế ngự. | không tự chế ngự, ăn đồ ăn khất thực của xứ sở.”[1] |
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Dutiyaṃ. | Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế. | |
3. Saṅghāṭikaṇṇasuttaṃ | (XCII) (Tik. V, 3) (It. 90) | 3. 5. 3. KINH CHÉO Y HAI LỚP |
92. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – | [92]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy: | |
‘‘Saṅghāṭikaṇṇe cepi, bhikkhave, bhikkhu gahetvā piṭṭhito piṭṭhito anubandho assa pāde pādaṃ nikkhipanto, so ca hoti abhijjhālu kāmesu tibbasārāgo byāpannacitto paduṭṭhamanasaṅkappo muṭṭhassati asampajāno asamāhito vibbhantacitto pākatindriyo; atha kho so ārakāva mayhaṃ, ahañca tassa. Taṃ kissa hetu? Dhammañhi so, bhikkhave, bhikkhu na passati. Dhammaṃ apassanto na maṃ passati [maṃ na passati (syā.)]. | Này các Tỷ-kheo, nếu một Tỷ-kheo nắm lấy viền áo Tăng-già lê đi theo sau lưng Ta, chân bước theo chân, nhưng vị ấy có tham ái trong các dục, với lòng sắc xảo, với tâm sân hận, ý tư duy nhiễm ác, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tán loạn, với các căn hoang dại, vị ấy xa hẳn Ta và Ta xa vị ấy. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy không thấy Pháp. | 1. “Này các tỳ khưu, cho dầu vị tỳ khưu có thể nắm lấy chéo y hai lớp rồi theo sát phía sau, trong khi đặt xuống bàn chân theo từng vết bàn chân. Và vị ấy bị tham đắm, có sự luyến ái sắc nét ở các dục, có tâm bị sái quấy, có ý suy tư bị tồi bại, có niệm bị quên lãng, không có sự nhận biết rõ, không định tĩnh, có tâm bị tán loạn, có giác quan bị buông lơi. Khi ấy, vị ấy vẫn xa cách Ta, và Ta xa cách vị ấy. Điều ấy có nguyên nhân là gì? Này các tỳ khưu, bởi vì vị tỳ khưu ấy không nhìn thấy pháp, trong khi không nhìn thấy pháp thì không nhìn thấy Ta. |
‘‘Yojanasate cepi so, bhikkhave, bhikkhu vihareyya. So ca hoti anabhijjhālu kāmesu na tibbasārāgo abyāpannacitto apaduṭṭhamanasaṅkappo upaṭṭhitassati sampajāno samāhito ekaggacitto saṃvutindriyo; atha kho so santikeva mayhaṃ, ahañca tassa. Taṃ kissa hetu? Dhammaṃ hi so, bhikkhave, bhikkhu passati; dhammaṃ passanto maṃ passatī’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – | Do không thấy Pháp nên không thấy Ta. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống xa đến một trăm do-tuần và vị ấy không có tham ái trong các dục, với lòng tham không sắc xảo, tâm không sân hận, ý tư duy không nhiễm ác, chánh niệm tỉnh giác, định tĩnh nhất tâm, các căn được chế ngự, vị ấy gần hẳn Ta và Ta gần vị ấy. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy thấy Pháp. Do thấy Pháp nên thấy Ta. | Này các tỳ khưu, cho dầu vị tỳ khưu ấy có thể sống xa một trăm do-tuần, và vị ấy không bị tham đắm, không có sự luyến ái sắc nét ở các dục, có tâm không bị sái quấy, có ý suy tư không bị tồi bại, có niệm được thiết lập, có sự nhận biết rõ, được định tĩnh, có tâm được chuyên nhất, có giác quan đã được thu thúc. Khi ấy, vị ấy rất gần Ta, và Ta rất gần vị ấy. Điều ấy có nguyên nhân là gì? Này các tỳ khưu, bởi vì vị tỳ khưu ấy nhìn thấy pháp, trong khi nhìn thấy pháp thì nhìn thấy Ta.” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy: |
‘‘Anubandhopi ce assa, mahiccho ca vighātavā; | Nếu có thể bước theo, Nhưng nhiều dục bực phiền. Hãy xem người như vậy, Thật là xa, rất xa, | 2. “Cho dầu theo sát, nhưng có ước muốn lớn lao và có sự buồn phiền, |
Ejānugo anejassa, nibbutassa anibbuto; | Xa giữa người ái dục Và người không ái dục, | kẻ đeo đuổi dục vọng đối với người không dục vọng, kẻ chưa diệt tắt đối với người đã diệt tắt, |
Giddho so vītagedhassa, passa yāvañca ārakā. | Xa giữa người lắng dịu Và người không lắng dịu, | kẻ thèm khát đối với người đã lìa sự thèm khát, ngươi hãy nhìn xem xa cách đến chừng nào. |
‘‘Yo ca dhammamabhiññāya, dhammamaññāya paṇḍito; Rahadova nivāte ca, anejo vūpasammati. | Xa giữa người tham ái Và người đã trừ ái. Sau khi thắng tri Pháp, Bậc Hiền trí biết Pháp, Như ao không gió thổi, Không dao động, tịnh chỉ. | 3. Và sau khi biết rõ pháp, sau khi hiểu được pháp, bậc sáng suốt ấy không còn dục vọng, được yên lặng, tựa như hồ nước khi đứng gió. |
‘‘Anejo so anejassa, nibbutassa ca nibbuto; | Hãy xem người như vậy, Thật là gần, rất gần, Gần giữa người không ái, Và người không có ái, Gần giữa người lắng dịu, | 4. Vị không dục vọng ấy đối với người không dục vọng, đã diệt tắt đối với người đã diệt tắt, |
Agiddho vītagedhassa, passa yāvañca santike’’ti. | Và người được lắng dịu, Gần giữa người không tham, Và người trừ tham ái. | không thèm khát đối với người đã lìa sự thèm khát, ngươi hãy nhìn xem gần gũi đến chừng nào.” |
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Tatiyaṃ. | Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế. | |
4. Aggisuttaṃ | (XCIII) (Tik. V, 4) (It. 92) | 3. 5. 4. KINH LỬA |
93. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – | [93]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy: | |
‘‘Tayome, bhikkhave, aggī. Katame tayo? Rāgaggi, dosaggi, mohaggi – ime kho, bhikkhave, tayo aggī’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – | Này các Tỷ-kheo, có ba loại lửa này. Thế nào là ba? Lửa tham, lửa sân, lửa si. Này các Tỷ-kheo, có ba loại lửa này. | 1. “Này các tỳ khưu, đây là ba loại lửa. Ba loại nào? Lửa tham ái, lửa sân hận, lửa si mê. Này các tỳ khưu, đây là ba loại lửa.” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy: |
‘‘Rāgaggi dahati macce, ratte kāmesu mucchite; | Lửa tham đốt cháy người, Say mê trong các dục, Còn lửa sân đốt cháy, Những người có sân hận, | 2. “Lửa tham ái thiêu đốt những kẻ bị luyến ái, bị mê mẩn về các dục, |
Dosaggi pana byāpanne, nare pāṇātipātino. | Những người giết, sát hại, Các loại có sanh mạng. Còn lửa si đốt cháy, Những kẻ bị mê muội, | còn lửa sân hận thiêu đốt những kẻ có tâm sái quấy, những kẻ giết hại các sinh mạng. |
‘‘Mohaggi pana sammūḷhe, ariyadhamme akovide; | Những kẻ không tinh luyện, Trong giáo pháp bậc Thánh, | 3. Và lửa si mê thiêu đốt những kẻ bị mê muội, không rành rẽ về pháp bậc Thánh. |
Ete aggī ajānantā, sakkāyābhiratā pajā. | Do không được biết rõ Các loại lửa như vậy, Nên loài Người ưa thích, Vui thích với có thân. | Những kẻ thỏa thích với thân (ngũ uẩn) không biết những ngọn lửa này. |
‘‘Te vaḍḍhayanti nirayaṃ, tiracchānañca yoniyo; | Họ làm cảnh dịa ngục, Được lớn mạnh tăng trưởng, Kể cả giới bàng sanh, Chỗ sanh xứ súc vật, | 4. Những kẻ ấy khiến cho địa ngục, các thai bào của các loài súc sanh, |
Asuraṃ pettivisayaṃ, amuttā mārabandhanā. | Cùng với A-tu-la, Với cảnh giới quỷ đói, Họ không được thoát khỏi, Trói buộc của Ác ma. | hạng A-tu-la, cảnh giới ngạ quỷ được tăng trưởng; họ không thoát khỏi sự trói buộc của Ma Vương. |
‘‘Ye ca rattindivā yuttā, sammāsambuddhasāsane; | Nhưng ai ngày và đêm, Chú tâm vào, chuyên học, Học những lời giảng dạy, Bậc Chánh đẳng Chánh giác. | 5. Và những người nào ngày đêm gắn bó vào lời dạy của đấng Chánh Đẳng Giác, |
Te nibbāpenti rāgaggiṃ, niccaṃ asubhasaññino. | Họ làm cho lắng dịu Ngọn lửa của lòng tham, Luôn luôn ý thức được, Tánh bất tịnh sự vật. | những người ấy diệt tắt lửa luyến ái, thường xuyên có sự suy tưởng về bất tịnh. |
‘‘Dosaggiṃ pana mettāya, nibbāpenti naruttamā; | Với lòng thương, từ mẫn, Những hạng người tối thượng, Làm lắng dịu, chỉ tịnh, Ngọn lửa của sân hận. Còn ngọn lửa si mê, Với trí tuệ dập tắt, | 6. Hơn nữa, các bậc tối thượng nhân diệt tắt lửa sân hận bằng từ ái, |
Mohaggiṃ pana paññāya, yāyaṃ nibbedhagāminī. | Trí tuệ này đưa đến Thể nhập vào chân lý, Bậc thận trọng sáng suốt, | và (diệt tắt) lửa si mê bằng trí tuệ, đây là pháp đưa đến sự thấu triệt. |
‘‘Te nibbāpetvā nipakā, rattindivamatanditā; | Ngày đêm làm lắng dịu, Các loại lửa như vậy, Không có biết mệt mỏi, Họ làm cho lắng dịu, Không một chút dư tàn, | 7. Sau khi đã diệt tắt (ba loại lửa), các bậc chín chắn ấy, ngày đêm không thụ động, rồi viên tịch Niết Bàn không còn dư sót, các vị đã vượt qua khổ đau không còn dư sót. |
Asesaṃ parinibbanti, asesaṃ dukkhamaccaguṃ. | Những bậc Thánh đã thấy, Bậc trí tuệ hiểu biết, Là những bậc Hiền trí, Thấy được nhờ chánh trí | 8. Các bậc hiểu biết sâu sắc, đã nhìn thấy pháp của bậc Thánh, các bậc sáng suốt, |
‘‘Ariyaddasā vedaguno, sammadaññāya paṇḍitā; Jātikkhayamabhiññāya, nāgacchanti punabbhava’’nti. | Do họ thắng tri được, Sự diệt tận của sanh, Nên họ không đi đến, Sanh đi rồi sanh lại. | sau khi hiểu biết đúng đắn, sau khi biết rõ sự diệt trừ việc sanh ra, không đi đến sự hiện hữu lại nữa.” |
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Catutthaṃ. | Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế. | |
5. Upaparikkhasuttaṃ | (XCIV) (Tik. V, 5) (It. 93) | 3. 5. 5. KINH KHẢO SÁT |
94. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – | [94]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy: | |
‘‘Tathā tathā, bhikkhave, bhikkhu upaparikkheyya yathā yathāssa [yathā yathā (bahūsu)] upaparikkhato bahiddhā cassa viññāṇaṃ avikkhittaṃ avisaṭaṃ ajjhattaṃ asaṇṭhitaṃ anupādāya na paritasseyya. Bahiddhā, bhikkhave, viññāṇe avikkhitte avisaṭe sati ajjhattaṃ asaṇṭhite anupādāya aparitassato āyatiṃ jātijarāmaraṇadukkhasamudayasambhavo na hotī’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – | Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cần phải quán sát một cách như thế nào, như thế nào, do quán sát như vậy, thức của vị ấy đối với ngoại trần không có tán loạn, không có tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không chấp thủ, không bị khủng bố, sẽ không có sự sanh khởi, sự tập khởi của khổ về sanh gìa, chết, trong tương lai. | 1. “Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu nên khảo sát theo đường lối như thế nào đó để trong khi đang khảo sát, thức của vị này không bị tản mạn, không bị tỏa rộng ở ngoại phần, không bị gắn chặt ở nội phần, không nên chấp thủ và không nên trông ngóng. Và này các tỳ khưu, khi thức của vị này không bị tản mạn, không bị tỏa rộng ở ngoại phần, không bị gắn chặt ở nội phần, đối với vị không chấp thủ và không khao khát, thì không có nhân sanh khởi và sự hình thành của sanh, già, chết, khổ.” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy: |
‘‘Sattasaṅgappahīnassa, netticchinnassa bhikkhuno; | Tỷ-kheo đã đoạn tận, Cả bảy loại trói buộc, Đã chấm dứt sợi dây, | 2. “Đối với vị tỳ khưu đã dứt bỏ bảy điều dính mắc,[2] đã chặt dứt lối dẫn đi tái sanh, |
Vikkhīṇo jātisaṃsāro, natthi tassa punabbhavo’’ti. | Vòng sanh tử luân chuyển, Đã đoạn tận chặn đứng, Vị ấy không tái sanh. | sự luân hồi tái sanh đã được chấm dứt, không có sự hiện hữu lại nữa đối với vị ấy.” |
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Pañcamaṃ. | Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế. | |
6. Kāmūpapattisuttaṃ | (XCV) (Tik. V, 6) (It. 94) | 3. 5. 6. KINH SỰ SANH KHỞI CỦA CÁC DỤC |
95. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – | [95]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy: | |
‘‘Tisso imā, bhikkhave, kāmūpapattiyo [kāmuppattiyo (sī.)]. Katamā tisso? Paccupaṭṭhitakāmā, nimmānaratino, paranimmitavasavattino – imā kho, bhikkhave, tisso kāmūpapattiyo’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – | Này các Tỷ-kheo, có ba sanh khởi của dục. Thế nào là ba? Dục đối với sự vật hiện tại, sự thích thú đối với sự vật mình tạo ra, sự chấp nhận sự vật do người khác tạo ra. Này các Tỷ-kheo, có ba sanh khởi này của dục. | 1. “Này các tỳ khưu, đây là ba sự sanh khởi của các dục. Ba sự sanh khởi nào? Các dục đã được hiện diện, các sự thích thú vật do tự mình biến hóa ra, các sự thể hiện quyền lực đối với các dục do người khác biến hóa ra. Này các tỳ khưu, đây là ba sự sanh khởi của các dục.” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy: |
‘‘Paccupaṭṭhitakāmā ca, ye devā vasavattino; | Những ai có lòng dục, Đối sự vật hiện tại, Và các loại chư Thiên, Chi phối các sự vật | 2. “Hạng có các dục đã được hiện diện, chư Thiên có sự thể hiện quyền lực, |
Nimmānaratino devā, ye caññe kāmabhogino; | Do người khác tạo ra, Chư thiên ưa thích thú, Đối sự vật mình tạo, | chư Thiên có sự thích thú vật do tự mình biến hóa ra, |
Itthabhāvaññathābhāvaṃ, saṃsāraṃ nātivattare. | Cùng các chúng sanh khác, Thọ dụng các loại dục. | và các hạng khác có sự hưởng thụ các dục, … |
‘‘Etamādīnavaṃ ñatvā, kāmabhogesu paṇḍito; | Thái độ người Hiền trí, Đối thọ dụng các dục, Trong đời này đời khác, | 3. … họ không vượt qua luân hồi, sự hiện hữu ở nơi này hay sự hiện hữu ở nơi khác. |
Sabbe pariccaje kāme, ye dibbā ye ca mānusā. | Từ bỏ tất cả dục, Dầu thuộc về chư Thiên Và dục thuộc loài Người. Những ai được chặt đứt | Sau khi biết được bất lợi này ở các sự hưởng thụ dục, bậc sáng suốt nên buông bỏ tất cả các dục thuộc cõi trời và thuộc loài người. |
‘‘Piyarūpasātagadhitaṃ, chetvā sotaṃ duraccayaṃ; | Dòng nước khó vượt qua, Sự say đắm sự vật, Thân ái và tốt đẹp, Họ làm cho lắng dịu, | 4. Sau khi chặt đứt sự trói buộc dễ chịu ở các sắc đáng yêu, dòng chảy khó thể vượt qua, |
Asesaṃ parinibbanti, asesaṃ dukkhamaccaguṃ. | Không có vật dư thừa, Họ vượt qua đau khổ, Không còn chút dư tàn, Những bậc Thánh đã thấy. | rồi viên tịch Niết Bàn không còn dư sót, các vị đã vượt qua khổ đau không còn dư sót. |
‘‘Ariyaddasā vedaguno, sammadaññāya paṇḍitā; Jātikkhayamabhiññāya, nāgacchanti punabbhava’’nti. | Bậc trí tuệ hiểu biết, Là những bậc Hiền trí, Thấy được nhờ chánh trí. Do họ thắng tri được Sự diệt tận của sanh, Nên họ không đi đến, Sanh đi rồi sanh lại. | 5. Các bậc hiểu biết sâu sắc, đã nhìn thấy pháp của bậc Thánh, các bậc sáng suốt, sau khi hiểu biết đúng đắn, sau khi biết rõ sự diệt trừ việc sanh ra, không đi đến sự hiện hữu lại nữa.” |
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Chaṭṭhaṃ. | Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế. | |
7. Kāmayogasuttaṃ | (XCVI) (Tik. V, 7) (It. 95) | 3. 5. 7. KINH SỰ GẮN BÓ VỚI CÁC DỤC |
96. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – | [96]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy: | |
‘‘Kāmayogayutto, bhikkhave, bhavayogayutto āgāmī hoti āgantā [āgantvā (syā. ka.)] itthattaṃ. Kāmayogavisaṃyutto, bhikkhave, bhavayogayutto anāgāmī hoti anāgantā itthattaṃ. Kāmayogavisaṃyutto, bhikkhave, bhavayogavisaṃyutto arahā hoti, khīṇāsavo’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – | Này các Tỷ-kheo, những ai bị trói buộc bởi trói buộc của dục, những ai bị trói buộc bởi trói buộc của hữu là những bậc đến lại, đi đến lại có mặt ở đây. Những ai chế ngự được sự trói buộc của dục, này các Tỷ-kheo, nhưng còn bị trói buộc bởi trói buộc của hữu, những vị ấy là hạng Bất lai, không trở lui lại có mặt ở đây. Những ai chế ngự được sự trói buộc của dục, chế ngự được sự trói buộc của hữu, những vị ấy là bậc A-la-hán, đã đoạn tận các lậu hoặc. | 1. “Này các tỳ khưu, bị gắn bó với sự gắn bó của dục, bị gắn bó với sự gắn bó của hữu, là vị hữu lai, người trở về lại trạng thái này. Này các tỳ khưu, không còn bị ràng buộc với sự gắn bó của dục, bị gắn bó với sự gắn bó của hữu, là vị Bất Lai, người không trở về lại trạng thái này. Này các tỳ khưu, không còn bị ràng buộc với sự gắn bó của dục, không còn bị ràng buộc với sự gắn bó của hữu, là vị A-la-hán, có lậu hoặc đã cạn kiệt.” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy: |
‘‘Kāmayogena saṃyuttā, bhavayogena cūbhayaṃ; | Những ai bị nhiếp phục, Bởi trói buộc của dục, Bởi trói buộc của hữu, Bởi trói buộc cả hai, | 2. “Bị ràng buộc với cả hai: với sự gắn bó của dục và với sự gắn bó của hữu, |
Sattā gacchanti saṃsāraṃ, jātimaraṇagāmino. | Chúng sanh ấy đi đến, Luân chuyển trong luân hồi, Họ đi đến sanh tử. | chúng sanh đi đến luân hồi, đi đến sanh và tử. |
‘‘Ye ca kāme pahantvāna, appattā āsavakkhayaṃ; | Những ai đoạn tận dục, Nhưng chưa đạt thành được, Sự diệt tận lậu hoặc, | 3. Và những ai sau khi dứt bỏ các dục, không đạt đến sự diệt trừ các lậu hoặc, |
Bhavayogena saṃyuttā, anāgāmīti vuccare. | Họ còn bị nhiếp phục, Bởi trói buộc của hữu, Họ được gọi Bất lai. | bị ràng buộc với sự gắn bó của hữu, được gọi là vị ‘Bất Lai.’ |
‘‘Ye ca kho chinnasaṃsayā, khīṇamānapunabbhavā; Te ve pāraṅgatā loke, ye pattā āsavakkhaya’’nti. | Những ai chặt đứt được, Mọi nghi hoặc phân vân, Đoạn tận được kiêu mạn, Đoạn tận được tái sanh, Chắc chắn trong đời này, Họ đi đến bờ kia, Vì họ đã đạt tới, Sự đoạn diệt lậu hoặc. | 4. Còn những vị nào có hoài nghi đã được chặt đứt, có ngã mạn và sự hiện hữu lại nữa đã được cạn kiệt, những vị nào đã đạt đến sự diệt trừ các lậu hoặc, thật vậy những vị ấy đã đi đến bờ kia ở thế gian.” |
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Sattamaṃ. | Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế. | |
8. Kalyāṇasīlasuttaṃ | (XCVII) (Tik. V,8) (It. 96) | 3. 5. 8. KINH GIỚI TỐT ĐẸP |
97. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – | [97]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy: | |
‘‘Kalyāṇasīlo, bhikkhave, bhikkhu kalyāṇadhammo kalyāṇapañño imasmiṃ dhammavinaye ‘kevalī vusitavā uttamapuriso’ti vuccati – | Này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo, có giới tốt lành, có pháp tốt lành, có tuệ tốt lành được gọi trong Pháp và Luật này là vị toàn hảo. | 1. “Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu có giới tốt đẹp, có pháp tốt đẹp, có tuệ tốt đẹp ở Pháp và Luật này được gọi là ‘vị toàn hảo, đã được hoàn mãn, con người tối thượng.’ |
‘‘Kathañca, bhikkhave, bhikkhu kalyāṇasīlo hoti? Idha, bhikkhave, bhikkhu sīlavā hoti, pātimokkhasaṃvarasaṃvuto viharati, ācāragocarasampanno aṇumattesu vajjesu bhayadassāvī, samādāya sikkhati sikkhāpadesu. Evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu kalyāṇasīlo hoti. Iti kalyāṇasīlo. | Này các Tỷ-kheo, thế nào là Giới tốt lành? Ở đây này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo giữ giới, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là vị Tỷ-kheo có giới tốt lành. | Và này các tỳ khưu, vị tỳ khưu có giới tốt đẹp nghĩa là thế nào? Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu là vị có giới, sống thu thúc trong sự thu thúc của giới bổn Pātimokkha, được thành tựu về hạnh kiểm và hành xứ, thấy sự sợ hãi trong các tội nhỏ nhặt, thọ trì và thực hành trong các điều học. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu có giới tốt đẹp nghĩa là như vậy. Có giới tốt đẹp là thế ấy. |
‘‘Kalyāṇadhammo ca kathaṃ hoti? Idha, bhikkhave, bhikkhu sattannaṃ bodhipakkhiyānaṃ dhammānaṃ bhāvanānuyogamanuyutto viharati. Evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu kalyāṇadhammo hoti. Iti kalyāṇasīlo, kalyāṇadhammo. | Và thế nào là có Pháp tốt lành? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo sống chuyên tâm chuyên chú tu tập Bảy pháp giác chi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là vị có pháp tốt lành. Như vậy là giới tốt lành và pháp tốt lành. | Và có pháp tốt đẹp nghĩa là thế nào? Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu sống gắn liền với sự tu tập bảy pháp góp phần vào việc giác ngộ. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu có pháp tốt đẹp nghĩa là như vậy. Có giới tốt đẹp, có pháp tốt đẹp là thế ấy. |
‘‘Kalyāṇapañño ca kathaṃ hoti? Idha, bhikkhave, bhikkhu āsavānaṃ khayā anāsavaṃ cetovimuttiṃ paññāvimuttiṃ diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharati. Evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu kalyāṇapañño hoti. | Và thế nào là Tuệ tốt lành? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo do diệt trừ các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng ngộ chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là vị Tỷ-kheo có tuệ tốt lành. | Và có tuệ tốt đẹp nghĩa là thế nào? Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu với sự diệt trừ các lậu hoặc, không còn lậu hoặc, ngay trong kiếp hiện tại, nhờ vào thắng trí của mình, chứng ngộ, đạt đến, và an trú vào sự giải thoát của tâm, sự giải thoát của tuệ. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu có tuệ tốt đẹp nghĩa là như vậy. |
‘‘Iti kalyāṇasīlo kalyāṇadhammo kalyāṇapañño imasmiṃ dhammavinaye ‘kevalī vusitavā uttamapuriso’ti vuccatī’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – | Như vậy, một người có giới tốt lành, có pháp tốt lành, có tuệ tốt lành được gọi trong Pháp và Luật là vị toàn hảo. | Có giới tốt đẹp, có pháp tốt đẹp, có tuệ tốt đẹp ở Pháp và Luật này được gọi là ‘vị toàn hảo, đã được hoàn mãn, con người tối thượng’ là thế ấy.” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy: |
‘‘Yassa kāyena vācāya, manasā natthi dukkaṭaṃ; | Ai với thân, với lời, Với ý, không làm ác, | 2. “Đối với vị nào không có việc đã làm sái quấy về thân, về khẩu, về ý, |
Taṃ ve kalyāṇasīloti, āhu bhikkhuṃ hirīmanaṃ [hirīmataṃ (syā. ka.)]. | Vị ấy giới tốt lành, Được gọi là Tỷ-kheo, Có được lòng xấu hổ, | thật vậy, người ta đã gọi vị tỳ khưu có liêm sỉ ấy là ‘vị có giới tốt đẹp.’ |
‘‘Yassa dhammā subhāvitā, satta [patta (sabbattha)] sambodhigāmino; Taṃ ve kalyāṇadhammoti, āhu bhikkhuṃ anussadaṃ. | Ai, pháp khéo tu tập, Những pháp giúp đạt đến, Chứng được quả Bồ-đề, Vị ấy pháp tốt lành, Được gọi là Tỷ-kheo Không có dục trào ra. | 3. Đối với vị nào bảy pháp dẫn đến sự giác ngộ khéo được tu tập, thật vậy, người ta đã gọi vị tỳ khưu không tự cao ấy là ‘vị có pháp tốt đẹp.’ |
‘‘Yo dukkhassa pajānāti, idheva khayamattano; | Ai quán tri đau khổ, Ở đây, diệt trừ khổ, | 4. Đối với vị nào nhận biết sự diệt trừ khổ của bản thân ngay tại chỗ này, |
Taṃ ve kalyāṇapaññoti, āhu bhikkhuṃ anāsavaṃ. | Vị ấy tuệ tốt lành, Được gọi là Tỷ-kheo | người ta đã gọi vị tỳ khưu không còn lậu hoặc ấy là ‘vị có tuệ tốt đẹp.’ |
‘‘Tehi dhammehi sampannaṃ, anīghaṃ chinnasaṃsayaṃ; Asitaṃ sabbalokassa, āhu sabbapahāyina’’nti. | Không có các lậu hoặc, Đầy đủ những pháp ấy, Thoát khỏi sự phiền muộn, Chặt đứt mọi nghi ngờ, Không luyến ái tham đắm Mọi sự vật ở đời, Vị ấy được xưng gọi Vị đoạn tận tất cả. | 5. Người ta đã gọi vị thành tựu những pháp ấy, không phiền muộn, có hoài nghi đã được chặt đứt, không bị lệ thuộc đối với tất cả thế gian là vị đã dứt bỏ tất cả.” |
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Aṭṭhamaṃ. | Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế. | |
9. Dānasuttaṃ | (XCVIII) (Tik. V, 9) (It. 98) | 3. 5. 9. KINH BỐ THÍ |
98. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – | [98]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy: | |
‘‘Dvemāni, bhikkhave, dānāni – āmisadānañca dhammadānañca. Etadaggaṃ, bhikkhave, imesaṃ dvinnaṃ dānānaṃ yadidaṃ – dhammadānaṃ. | Này các Tỷ-kheo, có hai loại bố thí: Bố thí tài vật và bố thí Pháp. Này các Tỷ-kheo, đây là bố thí tối thượng trong hai loại bố thí này, tức là bố thí Pháp. | 1. “Này các tỳ khưu, đây là hai loại bố thí: bố thí tài vật và bố thí pháp. Này các tỳ khưu, việc này là cao thượng trong số hai loại bố thí này, tức là bố thí pháp. |
‘‘Dveme, bhikkhave, saṃvibhāgā – āmisasaṃvibhāgo ca dhammasaṃvibhāgo ca. Etadaggaṃ, bhikkhave, imesaṃ dvinnaṃ saṃvibhāgānaṃ yadidaṃ – dhammasaṃvibhāgo. | Này các Tỷ-kheo, có hai sự phân phát này: Phân phát tài vật và phân phát Pháp. Đây là phân phát tối thượng trong hai loại phân phát này, tức là phân phát Pháp. | Này các tỳ khưu, đây là hai loại san sẻ: san sẻ tài vật và san sẻ pháp. Này các tỳ khưu, việc này là cao thượng trong số hai loại san sẻ này, tức là san sẻ pháp. |
‘‘Dveme, bhikkhave, anuggahā – āmisānuggaho ca dhammānuggaho ca. Etadaggaṃ, bhikkhave, imesaṃ dvinnaṃ anuggahānaṃ yadidaṃ – dhammānuggaho’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – | Này các Tỷ-kheo, có hai loại nhiêu ích này, nhiêu ích tài vật và nhiêu ích Pháp. Này các Tỷ-kheo, đây là nhiêu ích tối thượng trong hai loại nhiêu ích này, tức là nhiêu ích Pháp. | Này các tỳ khưu, đây là hai loại tương trợ: tương trợ tài vật và tương trợ pháp. Này các tỳ khưu, việc này là cao thượng trong số hai loại tương trợ này, tức là tương trợ pháp.” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy: |
‘‘Yamāhu dānaṃ paramaṃ anuttaraṃ, yaṃ saṃvibhāgaṃ bhagavā avaṇṇayi [avaṇṇayī (sī.)]; Aggamhi khettamhi pasannacitto, viññū pajānaṃ ko na yajetha kāle. | Điều được gọi bố thí, Thù thắng và vô thượng, Và sự phân phát nào, Được Thế Tôn tán thán, Với tâm tư tín thành, Trong ruộng phước tối thượng, Bậc trí rõ biết vậy, Ai lại không cúng dường, | 2. “Người ta đã nói sự bố thí nào là tối cao vô thượng, đức Thế Tôn đã ngợi khen sự san sẻ nào (là tối cao vô thượng); là người hiểu biết, đang nhận biết, có tâm tịnh tín ở thửa ruộng (phước) cao thượng, ai có thể không hy sinh vào lúc đúng thời? |
‘‘Ye ceva bhāsanti suṇanti cūbhayaṃ, pasannacittā sugatassa sāsane; Tesaṃ so attho paramo visujjhati, ye appamattā sugatassa sāsane’’ti. | Ai làm được cả hai, Nói lên và lắng nghe, Với tâm tư tịnh tín, Trong lời dạy Thiện Thệ, Lợi ích ấy của họ, Là tối thắng thanh tịnh, Những ai không phóng dật, Trong lời dạy Thiện Thệ. | 3. Những người nào không những nói mà còn lắng nghe, có cả hai hành động, có tâm tịnh tín ở lời dạy của bậc Thiện Thệ, những người nào không xao lãng về lời dạy của đấng Thiện Thệ, mục đích tối cao ấy của những người ấy được thanh tịnh.” |
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Navamaṃ. | Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế. | |
10. Tevijjasuttaṃ | (XCIX) (Tik. V,10) (It. 98) | 3. 5. 10. KINH BA MINH |
99. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – | Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: | [99]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy: |
‘‘Dhammenāhaṃ, bhikkhave, tevijjaṃ brāhmaṇaṃ paññāpemi, nāññaṃ lapitalāpanamattena. | Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng: “Một Bà-la-môn có được ba minh, một cách đúng pháp, không phải người nào khác được gọi vậy chỉ vì người này bập bẹ nói lên”. | 1. “Này các tỳ khưu, Ta tuyên bố (một người là) Bà-la-môn có ba Minh được căn cứ vào pháp, không phải chỉ vì lời nói lảm nhảm được thốt lên. |
‘‘Kathañcāhaṃ, bhikkhave, dhammena tevijjaṃ brāhmaṇaṃ paññāpemi, nāññaṃ lapitalāpanamattena? Idha, bhikkhave, bhikkhu anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarati, seyyathidaṃ – ekampi jātiṃ dvepi jātiyo tissopi jātiyo catassopi jātiyo pañcapi jātiyo dasapi jātiyo vīsampi jātiyo tiṃsampi jātiyo cattālīsampi jātiyo paññāsampi jātiyo jātisatampi jātisahassampi jātisatasahassampi anekepi saṃvaṭṭakappe anekepi vivaṭṭakappe anekepi saṃvaṭṭavivaṭṭakappe – ‘amutrāsiṃ evaṃnāmo evaṃgotto evaṃvaṇṇo evamāhāro evaṃsukhadukkhappaṭisaṃvedī evamāyupariyanto. So tato cuto amutra udapādiṃ. Tatrāpāsiṃ evaṃnāmo evaṃgotto evaṃvaṇṇo evamāhāro evaṃsukhadukkhappaṭisaṃvedī evamāyupariyanto. So tato cuto idhūpapanno’ti. Iti sākāraṃ sauddesaṃ anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarati. Ayamassa paṭhamā vijjā adhigatā hoti, avijjā vihatā, vijjā uppannā, tamo vihato, āloko uppanno, yathā taṃ appamattassa ātāpino pahitattassa viharato. | Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Ta tuyên bố rằng một Bà-la-môn có được ba minh một cách đúng pháp, không phải người nào khác được gọi vậy chỉ vì người này bập bẹ nói lên? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo nhớ đến người đời quá khứ, ví như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều thành kiếp, nhiều hoại kiếp, nhiều thành hoại kiếp. Vị ấy nhớ rằng: “Tại chỗ kia ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây”. Như vậy, Tỷ-kheo nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết. Đây là minh thứ nhất, vị ấy chứng đạt; vô minh diệt, minh sanh; tối tăm diệt, ánh sáng sanh, do vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. | Và này các tỳ khưu, Ta tuyên bố (một người là) Bà-la-môn có ba Minh được căn cứ vào pháp, không phải chỉ vì lời nói lảm nhảm được thốt lên nghĩa là thế nào? Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu nhớ lại nhiều kiếp sống trước như là một lần sanh, hai lần sanh, ba lần sanh, bốn lần sanh, năm lần sanh, mười lần sanh, hai mươi lần sanh, ba mươi lần sanh, bốn mươi lần sanh, năm mươi lần sanh, một trăm lần sanh, một ngàn lần sanh, một trăm ngàn lần sanh, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp: ‘Ở nơi ấy, ta đã có tên như vầy, dòng họ như vầy, giai cấp như vầy, thức ăn như vầy, kinh nghiệm lạc và khổ như vầy, có giới hạn tuổi thọ như vầy. Từ chỗ ấy, ta đây đã chết đi rồi đã sanh lên tại chỗ kia. Ở nơi kia, ta đã có tên như vầy, dòng họ như vầy, giai cấp như vầy, thức ăn như vầy, kinh nghiệm lạc và khổ như vầy, có giới hạn tuổi thọ như vầy. Từ nơi kia, ta đây đã chết đi rồi đã sanh lên tại nơi này.’ Như thế, vị ấy nhớ lại nhiều kiếp sống trước với các nét đại cương và cá biệt. Đối với vị này, đây là Minh thứ nhất được chứng đạt, vô minh được diệt tận, minh được sanh khởi, bóng tối được diệt tận, ánh sáng được sanh khởi như thế trong khi vị này sống không xao lãng, nhiệt tâm, quyết tâm. |
‘‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passati cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe, sugate duggate yathākammūpage satte pajānāti – ‘ime vata bhonto sattā kāyaduccaritena samannāgatā vacīduccaritena samannāgatā manoduccaritena samannāgatā ariyānaṃ upavādakā micchādiṭṭhikā micchādiṭṭhikammasamādānā. Te kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapannā. Ime vā pana bhonto sattā kāyasucaritena samannāgatā vacīsucaritena samannāgatā manosucaritena samannāgatā ariyānaṃ anupavādakā sammādiṭṭhikā sammādiṭṭhikammasamādānā. Te kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapannā’ti. Iti dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passati cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe, sugate duggate yathākammūpage satte pajānāti. Ayamassa dutiyā vijjā adhigatā hoti, avijjā vihatā, vijjā uppannā, tamo vihato, āloko uppanno, yathā taṃ appamattassa ātāpino pahitattassa viharato. | Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo với Thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của chúng. Các vị chúng sanh này làm những ác hạnh về thân, về lời, về ý, phỉ báng các bậc Thánh theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đoạ xứ, địa ngục. Còn những vị chúng sanh này làm những thiện hạnh về thân, về lời, về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Như vậy với Thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của chúng. Đây là minh thứ hai vị ấy chứng đạt; vô minh diệt, minh sanh; tối tăm diệt, ánh sáng sanh, do vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. | Này các tỳ khưu, còn có điều khác nữa, vị tỳ khưu với Thiên nhãn thanh tịnh vượt trội loài người nhìn thấy các chúng sanh trong khi chết đi rồi sanh lại (trở thành) hạ tiện, cao quý, đẹp đẽ, xấu xí, sung sướng, (hay) đau khổ, vị ấy biết được rằng các chúng sanh đều đi theo nghiệp tương ứng (như vầy): ‘Quả đúng như vậy, những chúng sanh đang hiện hữu này có hành động xấu xa bằng thân, có hành động xấu xa bằng lời nói, có suy nghĩ xấu xa bằng ý, vu khống các bậc Thánh, theo tà kiến, tán thành các hành động do tà kiến. Những kẻ ấy, khi tan rã thân xác và chết đi, bị sanh vào đọa xứ, cõi khổ, nơi trừng phạt, địa ngục. Trái lại, những chúng sanh đang hiện hữu này có hành động tốt đẹp bằng thân, có hành động tốt đẹp bằng lời nói, có suy nghĩ tốt đẹp bằng ý, không vu khống các bậc Thánh, theo chánh kiến, tán thành các hành động do chánh kiến. Những người ấy, khi tan rã thân xác và chết đi, được sanh vào chốn an vui, cõi Trời.’ Như thế, bằng Thiên nhãn thanh tịnh vượt trội loài người, vị ấy nhìn thấy các chúng sanh trong khi chết đi rồi sanh lại (trở thành) hạ tiện, cao quý, đẹp đẽ, xấu xí, sung sướng, (hay) đau khổ, vị ấy biết được rằng các chúng sanh đều đi theo nghiệp tương ứng. Đối với vị này, đây là Minh thứ nhì được chứng đạt, vô minh được diệt tận, minh được sanh khởi, bóng tối được diệt tận, ánh sáng được sanh khởi như thế trong khi vị này sống không xao lãng, nhiệt tâm, quyết tâm. |
‘‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu āsavānaṃ khayā anāsavaṃ cetovimuttiṃ paññāvimuttiṃ diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharati. Ayamassa tatiyā vijjā adhigatā hoti, avijjā vihatā, vijjā uppannā, tamo vihato, āloko uppanno, yathā taṃ appamattassa ātāpino pahitattassa viharato. Evaṃ kho ahaṃ, bhikkhave, dhammena tevijjaṃ brāhmaṇaṃ paññāpemi, nāññaṃ lapitalāpanamattenā’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – | Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo do diệt tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Đây là minh thứ ba, vị ấy chứng đạt, vô minh diệt, minh sanh; tối tăm diệt, ánh sáng sanh, do vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng một Bà-la-môn có được ba minh một cách đúng pháp, không phải người nào khác được gọi vậy chỉ vì người này bập bẹ nói lên. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến. | Này các tỳ khưu, còn có điều khác nữa, vị tỳ khưu do sự diệt tận các lậu hoặc, nhờ vào thắng trí của bản thân, ngay trong thời hiện tại chứng ngộ sự giải thoát của tâm, sự giải thoát của tuệ, sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú. Đối với vị này, đây là Minh thứ ba được chứng đạt, vô minh được diệt tận, minh được sanh khởi, bóng tối được diệt tận, ánh sáng được sanh khởi như thế trong khi vị này sống không xao lãng, nhiệt tâm, quyết tâm. Này các tỳ khưu, Ta tuyên bố (một người là) Bà-la-môn có ba Minh được căn cứ vào pháp, không phải chỉ vì lời nói lảm nhảm được thốt lên nghĩa là như thế.” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy: |
‘‘Pubbenivāsaṃ yovedi [yovedi (sabbattha)], saggāpāyañca passati; Atho [atha (syā. ka.)] jātikkhayaṃ patto, abhiññāvosito muni. | Ai biết được đời trước, Với Thiên giới đọa xứ, Người ấy, Ta tuyên bố, Là vị Bà-la-môn, Chớ không phải ai khác, Chỉ mở miệng bập bẹ. | 2. “Vị nào biết về kiếp sống trước, nhìn thấy cõi Trời và đọa xứ, rồi đạt đến sự diệt trừ tái sanh, là bậc hiền trí, đã được hoàn hảo về thắng trí. |
‘‘Etāhi tīhi vijjāhi, tevijjo hoti brāhmaṇo; | Ai biết được đời trước, Thấy Thiên giới, đọa xứ, Vị ấy đạt sanh diệt, Thật là bậc ẩn sĩ, Đã thành tựu thắng trí. Ba minh này thành tựu, | 3. Với ba Minh này, trở thành vị Bà-la- môn có ba Minh |
Tamahaṃ vadāmi tevijjaṃ, nāññaṃ lapitalāpana’’nti. | Là Phạm chí ba minh, Ta gọi vị như vậy, Chính là bậc Ba minh, Chớ không phải ai khác, Do nói lời bập bẹ. | Ta nói vị ấy là vị Tam Minh, chứ không phải kẻ khác với lời nói lảm nhảm được thốt lên.” |
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Dasamaṃ. | Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. | Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế. |
Pañcamo vaggo niṭṭhito. | Phẩm thứ năm. | |
Tassuddānaṃ – | TÓM LƯỢC PHẦN NÀY | |
Pasāda jīvita saṅghāṭi, aggi upaparikkhayā; | Sự tịnh tín, nuôi mạng, (chéo) y hai lớp, lửa, sự khảo sát, sự sanh khởi, (gắn bó) các dục, giới tốt đẹp, bố thí, căn cứ vào pháp; chúng là mười. | |
Upapatti [uppatti (sī.)] kāma kalyāṇaṃ, dānaṃ dhammena te dasāti. | ||
Tikanipāto niṭṭhito. |