2. Dutiyavaggo

Phẩm II

Phẩm thứ nhì

Tipitaka.org Việt dịch: HT. Thích Minh Châu Việt dịch: TK. Indacanda
1.  Vitakkasuttaṃ  (XXXVIII) (Duk. II, 1) (It. 31) 2. 2. 1. KINH SUY TẦM
38. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: [38]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
‘‘Tathāgataṃ, bhikkhave, arahantaṃ sammāsambuddhaṃ dve vitakkā bahulaṃ samudācaranti – khemo ca vitakko, paviveko ca [viveko ca (syā.)]. Abyāpajjhārāmo [abyāpajjārāmo (ka.), abyābajjhārāmo (?)], bhikkhave, tathāgato abyāpajjharato. Tamenaṃ, bhikkhave, tathāgataṃ abyāpajjhārāmaṃ abyāpajjharataṃ eseva vitakko bahulaṃ samudācarati – ‘imāyāhaṃ iriyāya na kiñci byābādhemi tasaṃ vā thāvaraṃ vā’ti. Này các Tỷ-kheo. Với Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, hai tầm tứ được hành trì nhiều đó là an ổn và ẩn dật. Này các Tỷ-kheo, Như Lai ưa thích không làm hại, thích thú không làm hại. Với Như Lai ấy, này các Tỷ-kheo, ưa thích không làm hại này, thích thú không làm hại này, tầm tứ này được hành trì nhiều. “Với cử chỉ uy nghi này Ta không làm hại một ai, dầu là loài động vật hay không động vật”.  1. “Này các tỳ khưu, ở đức Như Lai, bậc A-la-hán, đấng Chánh Đẳng Giác, có hai suy tầm thường xuyên khởi lên là: sự an toàn và sự tách ly. Này các tỳ khưu, đức Như Lai, bậc có sự ưa thích không hãm hại, thích thú không hãm hại. Này các tỳ khưu, ở đức Như Lai ấy đấy, bậc có sự thích thú không hãm hại, thích thú không hãm hại, chính sự suy tầm này thường xuyên khởi lên: ‘Với oai nghi này, ta không hãm hại bất cứ vật gì, dầu là di động hay bất động.’ 
‘‘Pavivekārāmo, bhikkhave, tathāgato pavivekarato. Tamenaṃ, bhikkhave, tathāgataṃ pavivekārāmaṃ pavivekarataṃ eseva vitakko bahulaṃ samudācarati – ‘yaṃ akusalaṃ taṃ pahīna’nti. Này các Tỷ-kheo, Như Lai ưa thích ẩn dật, thích thú ẩn dật. Với Như Lai ấy, này các Tỷ-kheo, ưa thích ẩn dật này, thích thú ẩn dật. Với Như Lai ấy, này các Tỷ-kheo, ưa thích ẩn dật này, thích thú ẩn dật này, tầm tứ này được hành trì nhiều! Phàm có bất thiện gì, thì đều được đoạn tận.  Này các tỳ khưu, đức Như Lai, bậc có sự ưa thích việc tách ly, thích thú việc tách ly. Này các tỳ khưu, ở đức Như Lai ấy đấy, bậc có sự ưa thích việc tách ly, thích thú việc tách ly, chính sự suy tầm này thường xuyên khởi lên rằng: ‘Cái gì bất thiện, cái ấy được dứt bỏ.’
‘‘Tasmātiha, bhikkhave, tumhepi abyāpajjhārāmā viharatha abyāpajjharatā. Tesaṃ vo, bhikkhave, tumhākaṃ abyāpajjhārāmānaṃ viharataṃ abyāpajjharatānaṃ eseva vitakko bahulaṃ samudācarissati – ‘imāya mayaṃ iriyāya na kiñci byābādhema tasaṃ vā thāvaraṃ vā’ti. Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy an trú, hân hoan trong không làm hại, thích thú trong không làm hại. Này các Tỷ-kheo, với các Thầy an trú, hân hoan trong không làm hại, thích thú trong không làm hại, tầm tứ này sẽ được hành trì nhiều. “Với cử chỉ uy nghi naỳ, chúng ta không làm hại một ai, dầu là loài động vật hay không động vật”.  2. Này các tỳ khưu, bởi thế chính các ngươi hãy sống có sự ưa thích không hãm hại, thích thú không hãm hại. Này các tỳ khưu, khi các ngươi đây sống có sự ưa thích không hãm hại, thích thú không hãm hại, chính sự suy tầm này sẽ thường xuyên khởi lên cho các ngươi: ‘Với oai nghi này, chúng ta không hãm hại bất cứ vật gì, dầu là di động hay bất động.’ 
‘‘Pavivekārāmā, bhikkhave, viharatha pavivekaratā. Tesaṃ vo, bhikkhave, tumhākaṃ pavivekārāmānaṃ viharataṃ pavivekaratānaṃ eseva vitakko bahulaṃ samudācarissati – ‘kiṃ akusalaṃ, kiṃ appahīnaṃ, kiṃ pajahāmā’’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – Này các Tỷ-kheo, hãy an trú hân hoan trong ẩn dật, thích thú trong ẩn dật. Này các Tỷ-kheo, với các Thầy an trú hân hoan trong ẩn dật, thích thú trong ẩn dật, tầm tứ này sẽ được hành trì nhiều. Còn có gì bất thiện, còn có gì chưa đoạn tận, còn có gì chúng ta phải từ bỏ nữa đâu? Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến. Này các tỳ khưu, hãy sống có sự ưa thích việc tách ly, thích thú việc tách ly. Này các tỳ khưu, khi các ngươi đây sống có sự ưa thích việc tách ly, thích thú việc tách ly, chính sự suy tầm này sẽ thường xuyên khởi lên cho các ngươi: ‘Cái gì bất thiện, cái ấy được dứt bỏ.’” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
‘‘Tathāgataṃ buddhamasayhasāhinaṃ, duve vitakkā samudācaranti naṃ; Khemo vitakko paṭhamo udīrito, tato viveko dutiyo pakāsito. Như Lai, bậc Giác ngộ, Bậc có thể nhẫn nại, Những gì mà người khác, Không có thể nhẫn nại, Hai tầm tứ, vị ấy Hành trì và thực hiện, Trước hết được nói đến, Là an ổn tầm tứ, Thứ đến là ẩn dật, Thứ hai được trình bày,  3. “Ở đức Như Lai, bậc Giác Ngộ có sự chịu đựng điều không thể chịu đựng, có hai suy tầm khởi lên ở Ngài: an toàn là suy tầm thứ nhất đã được nói lên, kế đó tách ly là thứ nhì đã được giảng giải.
‘‘Tamonudaṃ pāragataṃ mahesiṃ, taṃ pattipattaṃ vasimaṃ anāsavaṃ; Phá tan màn hắc ám, Đã đến bờ bên kia, Bậc Đại sĩ đạt được,  4. Bậc Đại ẩn sĩ, vị xua tan bóng tối, đã đi đến bờ kia, vị ấy đã đạt đến sự thành đạt, 
Visantaraṃ [vesantaraṃ (sī. ka.), vissantaraṃ (pī.)] taṇhakkhaye vimuttaṃ, taṃ ve muniṃ antimadehadhāriṃ; Quyền lực không lậu hoặc,  Đạt thân mạng tối hậu Trong ái diệt, giải thoát. có quyền lực, không còn lậu hoặc, vượt qua sự bất bình đẳng, đã được giải thoát trong việc diệt trừ tham ái, 
Mārañjahaṃ [mārajahaṃ (syā.), mānajahaṃ (sī. ka.), mānaṃ jahaṃ (pī.)] brūmi jarāya pāraguṃ. Vị ẩn sĩ như vậy, Chắc mang thân tối hậu, Ta nói rằng vị ấy Từ bỏ được kiêu mạn, Thoát khỏi được già lão, Đạt được bờ bên kia. vị ấy quả thật là bậc hiền trí, mang thân mạng cuối cùng, từ bỏ Ma Vương, Ta nói đã đi đến bờ kia của sự già.
‘‘Sele yathā pabbatamuddhaniṭṭhito, yathāpi passe janataṃ samantato; Tathūpamaṃ dhammamayaṃ sumedho, pāsādamāruyha samantacakkhu; Sokāvatiṇṇaṃ janatamapetasoko, avekkhati jātijarābhibhūta’’nti. Như đứng trên tảng đá, Trên đỉnh núi đầu non, Đưa mắt nhìn xung quanh, Quần chúng dưới chân mình, Cũng vậy bậc Thiện tuệ, Leo lên lầu Chánh pháp, Biến nhãn không sầu muộn, Nhìn xuống đám quần sanh, Bị ưu tư sầu khổ, Bị sanh già áp bức. 5. Giống như người đứng ở đỉnh đầu của ngọn núi đá, cũng giống như người có thể nhìn thấy dân chúng ở xung quanh, tương tự như thế ấy sau khi bước lên tòa lâu đài làm bằng Giáo Pháp, bậc Trí Tuệ, đấng Toàn Nhãn, bậc đã xa lìa sầu muộn quan sát dân chúng bị rơi vào sầu muộn, bị ngự trị bởi sanh và già.”
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Paṭhamaṃ. Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
2.  Desanāsuttaṃ  (XXXIX) (Duk. II, 2) (It. 33) 2. 2. 2. KINH THUYẾT GIẢNG
39. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: [39]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
‘‘Tathāgatassa, bhikkhave, arahato sammāsambuddhassa dve dhammadesanā pariyāyena bhavanti. Katamā dve? ‘Pāpaṃ pāpakato passathā’ti – ayaṃ paṭhamā dhammadesanā; ‘pāpaṃ pāpakato disvā tattha nibbindatha virajjatha vimuccathā’ti – ayaṃ dutiyā dhammadesanā. Tathāgatassa, bhikkhave, arahato sammāsambuddhassa imā dve dhammadesanā pariyāyena bhavantī’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – Có hai loại thuyết pháp của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh-Đẳng Giác, cái này tiếp nối cái kia. Thế nào là hai? “Hãy thấy ác là ác”, đây là thuyết pháp thứ nhất. Sau khi thấy ác là ác, ở đây, “Hãy nhàm chán, hãy từ bỏ, hãy thoát ly”, đây là thuyết pháp thứ hai. Này các Tỷ-kheo, có hai loại thuyết pháp này của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, cái này tiếp nối cái kia. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.  1. “Này các tỳ khưu, có hai sự thuyết giảng Giáo Pháp của đức Như Lai, bậc A-la-hán, đấng Chánh Biến Tri là theo trình tự. Hai sự thuyết giảng nào? ‘Các ngươi hãy nhìn thấy ác là ác,’ đây là sự thuyết giảng Pháp thứ nhất. ‘Sau khi nhìn thấy ác là ác, các ngươi hãy nhàm chán, hãy xa lìa sự luyến ái, hãy giải thoát,’ đây là sự thuyết giảng Giáo Pháp thứ hai. Này các tỳ khưu, hai sự thuyết giảng Giáo Pháp này của đức Như Lai, bậc A-la-hán, đấng Chánh Biến Tri là theo trình tự.” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
‘‘Tathāgatassa buddhassa, sabbabhūtānukampino; Với Như Lai, Phật Đà, Từ mẫn mọi chúng sanh, Hãy thấy lời thuyết giảng, 2. “Hãy nhìn xem lời nói theo trình tự của đức Như Lai, bậc Giác Ngộ, có lòng thương tưởng đến tất cả sanh linh. 
Pariyāyavacanaṃ passa, dve ca dhammā pakāsitā. Tuần tự pháp theo pháp, Hai pháp được trình bày, Một là hãy nhìn rõ, Và hai pháp đã được giảng giải. 3. Các ngươi hãy nhìn thấy điều này là ác,
‘‘Pāpakaṃ passatha cetaṃ [cekaṃ (sī. pī.), chekā (syā.)], tattha cāpi virajjatha; Tato virattacittāse, dukkhassantaṃ karissathā’’ti. Pháp ác là pháp ác Và chính tại ở đây, Từ bỏ, không tham đắm. Từ đây, không tham đắm, Hãy làm cho an tịnh, Mọi khổ đau phiền não. và các ngươi cũng hãy xa lìa sự luyến ái ở điều ấy, sau đó với tâm đã được xa lìa luyến ái, các ngươi sẽ thực hiện việc chấm dứt khổ.”
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Dutiyaṃ. Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
3. Vijjāsuttaṃ (XL) (Duk. II, 3) (It. 34) 2. 2. 3. KINH MINH
40. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: [40]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
‘‘Avijjā, bhikkhave, pubbaṅgamā akusalānaṃ dhammānaṃ samāpattiyā anvadeva ahirikaṃ anottappaṃ; vijjā ca kho, bhikkhave, pubbaṅgamā kusalānaṃ dhammānaṃ samāpattiyā anvadeva hirottappa’’nti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – Này các Tỷ-kheo, vô minh đi trước, làm cho đạt được các pháp bất thiện; tiếp theo là không xấu hổ, không sợ hãi. Này các Tỷ-kheo, minh đi trước, làm cho đạt được các pháp thiện; tiếp theo là xấu hổ và sợ hãi. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.  1. “Này các tỳ khưu, vô minh đi trước trong việc thành tựu các pháp bất thiện, theo sau là không hổ thẹn (tội lỗi), không sợ hãi (tội lỗi). Này các tỳ khưu, minh đi trước trong việc thành tựu các pháp thiện, theo sau là hổ thẹn (tội lỗi), sợ hãi (tội lỗi).” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
‘‘Yā kācimā duggatiyo, asmiṃ loke paramhi ca; Phàm có ác thú gì, Đời này và đời sau, 2. “Bất cứ những khổ cảnh nào ở đời này hoặc đời sau, 
Avijjāmūlikā sabbā, icchālobhasamussayā. Tất cả do vô minh, Làm gốc, làm cội rễ, tất cả đều có gốc rễ ở vô minh, với sự tích lũy bởi ước muốn và tham lam.
‘‘Yato ca hoti pāpiccho, ahirīko anādaro; Dục tham được cất chứa, Vì rằng kẻ ác dục, 3. Bởi vì có ước muốn xấu xa, không hổ thẹn (tội lỗi), không có sự tôn trọng, 
Tato pāpaṃ pasavati, apāyaṃ tena gacchati. Không xấu hổ, không kính, Từ đó nó khởi ác, cho nên người tạo ra việc ác; do việc ấy đi đến đọa xứ.
‘‘Tasmā chandañca lobhañca, avijjañca virājayaṃ; Vijjaṃ uppādayaṃ bhikkhu, sabbā duggatiyo jahe’’ti. Do vậy đi đọa xứ. Vậy hãy nên từ bỏ, Dục tham và vô minh, Muốn minh được sanh khởi, Tỷ-kheo cần từ bỏ Tất cả mọi ác thú. 4. Vì thế, trong khi xa lìa sự mong muốn, tham lam, và vô minh, trong khi làm sanh khởi minh, vị tỳ khưu từ bỏ mọi cảnh giới khổ đau.”
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Tatiyaṃ. Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
4. Paññāparihīnasuttaṃ (XLI) (Duk. II, 4) (It. 35) 2. 2. 4. KINH THẤP KÉM VỀ TUỆ
41. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: [41]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
‘‘Te, bhikkhave, sattā suparihīnā ye ariyāya paññāya parihīnā. Te diṭṭheva dhamme dukkhaṃ viharanti savighātaṃ saupāyāsaṃ sapariḷāhaṃ; kāyassa bhedā paraṃ maraṇā duggati pāṭikaṅkhā. Te [te ca kho (?)], bhikkhave, sattā aparihīnā ye ariyāya paññāya aparihīnā. Te diṭṭheva dhamme sukhaṃ viharanti avighātaṃ anupāyāsaṃ apariḷāhaṃ; kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugati pāṭikaṅkhā’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – Này các Tỷ-kheo, những chúng sanh nào bị thối đọa khỏi Thánh trí tuệ, những chúng sanh ấy là khéo thối đọa, ngay trong hiện tại, họ an trú trong đau khổ, với tàn hại, với ưu não, với nhiệt não. Sau khi thân hoại mạng chung, chờ đợi là ác thú. Này các Tỷ-kheo, những chúng sanh nào không bị thối đọa khỏi Thánh trí tuệ, những chúng sanh ấy không có thối đọa. Ngay trong hiện tại, họ an trú trong an lạc, không có tàn hại, không có ưu não, không có nhiệt não. Sau khi thân hoại mạng chung, chờ đợi là thiện thú. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.  1. “Này các tỳ khưu, các chúng sinh ấy vô cùng thấp kém, là những người thấp kém về tuệ cao thượng. Những người ấy ngay trong đời hiện tại sống khổ sở, có sự buồn phiền, thất vọng, bực bội, do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, khổ cảnh là điều chờ đợi. Này các tỳ khưu, các chúng sinh ấy không thấp kém, là những người không thấp kém về tuệ cao thượng. Những người ấy ngay trong đời hiện tại sống không có buồn phiền, không có thất vọng, không có bực bội, do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, nhàn cảnh là điều chờ đợi.” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
‘‘Paññāya parihānena, passa lokaṃ sadevakaṃ; Thối đọa khỏi trí tuệ, Hãy nhìn xem, thế giới Với hàng ngũ chư Thiên, An trú trong danh sắc, Nghĩ rằng: “Đây sự thật” Nhưng thù thắng ở đời, 2. “Do sự thấp kém về tuệ, hãy nhìn thế gian luôn cả chư Thiên đã được xác lập ở danh và sắc, nghĩ rằng: ‘Đây là sự thật.’
Niviṭṭhaṃ nāmarūpasmiṃ, idaṃ saccanti maññati. Lại chính là trí tuệ, Chính tuệ dắt dẫn đến Thể nhập được Niết-bàn, 3. Bởi vì tuệ là tối thượng ở thế gian, cái này dẫn đến sự thấu triệt, 
‘‘Paññā hi seṭṭhā lokasmiṃ, yāyaṃ nibbedhagāminī; Yāya sammā pajānāti, jātibhavaparikkhayaṃ. Và chơn chánh quán tri, Sự hoại diệt sanh hữu, nhờ nó mà nhận biết đúng đắn sự diệt tận của sanh và hữu.
‘‘Tesaṃ devā manussā ca, sambuddhānaṃ satīmataṃ; Chư Thiên và loài Người, Hoan hỷ được chiêm ngưỡng, Chư Phật Chánh Đẳng Giác, 4. Chư Thiên và nhân loại yêu mến các vị ấy, các bậc Chánh Đẳng Giác,
Pihayanti hāsapaññānaṃ [hāsupaññānaṃ (sī. aṭṭha.)], sarīrantimadhārina’’nti. Những bậc giữ chánh niệm, Đầy đủ với trí tuệ, Mang thâm này cuối cùng.   có niệm, có tuệ vi tiếu, mang thân xác cuối cùng.”
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Catutthaṃ. Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
5. Sukkadhammasuttaṃ (XLLII) (Duk. II, 5) (It. 36) 2. 2. 5. KINH PHÁP TRẮNG
42. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: [42]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
‘‘Dveme, bhikkhave, sukkā dhammā lokaṃ pālenti. Katame dve? Hirī [hiri (sī. syā. kaṃ. pī.)] ca, ottappañca. Ime ce, bhikkhave, dve sukkā dhammā lokaṃ na pāleyyuṃ, nayidha paññāyetha mātāti vā mātucchāti vā mātulānīti vā ācariyabhariyāti vā garūnaṃ dārāti vā. Sambhedaṃ loko agamissa yathā ajeḷakā kukkuṭasūkarā soṇasiṅgālā [soṇasigālā (sī. syā. kaṃ. pī.)]. Yasmā ca kho, bhikkhave, ime dve sukkā dhammā lokaṃ pālenti tasmā paññāyati mātāti vā mātucchāti vā mātulānīti vā ācariyabhariyāti vā garūnaṃ dārāti vā’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – Này các Tỷ-kheo, có hai pháp trắng này che chở cho đời. Thế nào là hai? Xấu hổ và sợ hãi. Này các Tỷ-kheo, nếu hai pháp này không che chở cho đời, thời ở đây không có sự phân biệt giữa mẹ, chị em của mẹ, vợ của anh em của mẹ hay giữa vợ của bậc giáo thọ sư, giữa những người vợ của những bậc đáng được kính trọng; thế giới sẽ rơi vào loạn luân như các loài dê cừu, gia cầm, heo, chó và các con chó rừng. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có hai pháp trắng này che chở cho đời, cho nên ở đây có sự phân biệt giữa mẹ, chị em của mẹ, vợ của anh em của mẹ, hay vợ của bậc giáo thọ sư, giữa những người vợ của những bậc đáng được kính trọng. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.  1. “Này các tỳ khưu, hai pháp trắng này hộ trì thế gian. Hai pháp nào? Hổ thẹn (tội lỗi) và ghê sợ (tội lỗi). Này các tỳ khưu, nếu hai pháp trắng này không hộ trì thế gian, ở đây không được nhận biết là ‘Mẹ,’ hoặc là ‘Dì,’ hoặc là ‘Mợ,’ hoặc là ‘Vợ của thầy,’ hoặc là ‘Vợ của các bậc đáng kính.’ Thế gian hỗn độn như là dê và cừu, gà và heo, chó nhà và chó rừng. Này các tỳ khưu, bởi vì hai pháp trắng này hộ trì thế gian, cho nên được nhận biết là ‘Mẹ,’ hoặc là ‘Dì,’ hoặc là ‘Mợ,’ hoặc là ‘Vợ của thầy,’ hoặc là ‘Vợ của các bậc đáng kính.’”  Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
‘‘Yesaṃ ce hiriottappaṃ, sabbadā ca na vijjati; Với những ai không có, Xấu hổ và sợ hãi, Liên tục và thường xuyên, 2. “Đối với những người nào hổ thẹn (tội lỗi) và ghê sợ (tội lỗi) thường xuyên không được biết đến,
Vokkantā sukkamūlā te, jātimaraṇagāmino. Họ đi xuống bào thai, Dựa trên gốc tinh dịch Họ đi đến sanh tử, những người ấy, bị lệch khỏi gốc rễ trắng, đi đến sanh và tử.
‘‘Yesañca hiriottappaṃ, sadā sammā upaṭṭhitā; Với những ai chánh trí, Xấu hổ và sợ hãi, Liên tục và thường xuyên, 3. Còn đối những người nào hổ thẹn (tội lỗi) và ghê sợ (tội lỗi) luôn luôn được thiết lập đúng đắn, 
Virūḷhabrahmacariyā te, santo khīṇapunabbhavā’’ti. Vững trú trên Phạm hạnh,  Họ được sự an tịnh, Tái sanh được diệt tận. Phạm hạnh được tăng tiến, những người ấy được an tịnh, đã được cạn kiệt sự hiện hữu lại nữa.”
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Pañcamaṃ. ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
6.  Ajātasuttaṃ  (XLIII) (Duk. II, 6) (It. 37) 2. 2. 6. KINH KHÔNG SANH
43. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: [43]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
‘‘Atthi, bhikkhave, ajātaṃ abhūtaṃ akataṃ asaṅkhataṃ. No cetaṃ, bhikkhave, abhavissa ajātaṃ abhūtaṃ akataṃ asaṅkhataṃ, nayidha jātassa bhūtassa katassa saṅkhatassa nissaraṇaṃ paññāyetha. Yasmā ca kho, bhikkhave, atthi ajātaṃ abhūtaṃ akataṃ asaṅkhataṃ, tasmā jātassa bhūtassa katassa saṅkhatassa nissaraṇaṃ paññāyatī’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – Này các Tỷ-kheo, có hai cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra. Này các Tỷ-kheo, nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, thì ở đây không thể trình bày được sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra. Do vì, này các Tỷ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, nên có thể trình bày được sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.  1. “Này các tỳ khưu, có cái không sanh—không hiện hữu—không làm ra—không tạo tác. Này các tỳ khưu, nếu không có cái không sanh—không hiện hữu—không làm ra—không tạo tác ấy thì ở đây việc thoát ly khỏi cái sanh—hiện hữu—làm ra—tạo tác không được biết đến. Này các tỳ khưu, bởi vì có cái không sanh—không hiện hữu—không làm ra—không tạo tác, cho nên việc thoát ly khỏi cái sanh—hiện hữu—làm ra—tạo tác được biết đến.” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
‘‘Jātaṃ bhūtaṃ samuppannaṃ, kataṃ saṅkhatamaddhuvaṃ; Có cái sanh, hiện hữu, Cái khởi lên làm ra, Hữu vi không thường hằng, Tác thành ra già chết, 2. “Cái sanh—hiện hữu—phát khởi—làm ra—tạo tác là không bền vững, gắn liền với già và chết, 
Jarāmaraṇasaṅghāṭaṃ, roganīḷaṃ [roganiḍḍhaṃ (sī.)] pabhaṅguraṃ [pabhaṅgunaṃ (ka. sī. ka.), pabhaṅguṇaṃ (syā.)]. Một ổ của bệnh hoạn, Mỏng manh, giòn, dễ vỡ, Nhờ đồ ăn nuôi dưỡng,  cái ổ của bệnh tật, dễ tiêu hoại, có thức ăn 
‘‘Āhāranettippabhavaṃ, nālaṃ tadabhinandituṃ; Nên mới được hiện hữu, Vật ấy thật không đủ Để hoan hỷ ưa thích, Thật có cái xuất ly, Ra khỏi được cái ấy,  và tham ái là nguồn sanh khởi, không xứng đáng để thích thú. 3. Sự ra khỏi cái ấy là an tịnh, 
Tassa nissaraṇaṃ santaṃ, atakkāvacaraṃ dhuvaṃ. Thật có vượt lý luận, Thường hằng, không sanh khởi,  Không có cái khởi lên, Con đường không cấu uế, vượt ngoài suy luận, bền vững, không sanh, không phát khởi, 
‘‘Ajātaṃ asamuppannaṃ, asokaṃ virajaṃ padaṃ; Nirodho dukkhadhammānaṃ, saṅkhārūpasamo sukho’’ti. Không đưa đến sầu muộn, Đoạn diệt các pháp khổ, Sự tịnh chỉ mọi hành, An lạc thật tịnh lạc. không sầu, xa lìa luyến ái, là chỗ tựa, sự tịch diệt các pháp khổ, sự yên lặng các pháp tạo tác, an lạc.”
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Chaṭṭhaṃ. Ý nghĩa này đã được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
7. Nibbānadhātusuttaṃ (XLIV) (Duk. III, 7) (It. 38) 2. 2. 7. KINH BẢN THỂ NIẾT BÀN
44. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: [44]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
‘‘Dvemā, bhikkhave, nibbānadhātuyo. Katame dve? Saupādisesā ca nibbānadhātu, anupādisesā ca nibbānadhātu. Này các Tỷ-kheo, có hai Niết-bàn giới này. Thế nào là hai? Niết bàn giới có dư y và Niết-bàn giới không có dư y.   1. “Này các tỳ khưu, đây là hai bản thể của Niết Bàn. Hai bản thể nào? Bản thể Niết bàn còn dư sót và bản thể Niết Bàn không còn dư sót. 2. Và này các tỳ khưu, cái nào là bản thể Niết bàn còn dư sót?
‘‘Katamā ca, bhikkhave, saupādisesā nibbānadhātu? Idha, bhikkhave, bhikkhu arahaṃ hoti khīṇāsavo vusitavā katakaraṇīyo ohitabhāro anuppattasadattho parikkhīṇabhavasaṃyojano sammadaññā vimutto. Tassa tiṭṭhanteva pañcindriyāni yesaṃ avighātattā [avigatattā (sī. aṭṭha.)] manāpāmanāpaṃ paccanubhoti, sukhadukkhaṃ paṭisaṃvedeti. Tassa yo rāgakkhayo, dosakkhayo, mohakkhayo – ayaṃ vuccati, bhikkhave, saupādisesā nibbānadhātu. Này các Tỷ-kheo, thế nào là Niết-bàn giới có dư y? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã diệt, đã giải thoát nhờ chánh trí. Trong vị ấy, năm căn còn tồn tại, ngang qua các căn ấy, vị ấy hưởng thọ khả ý, không khả ý vì rằng tự ngã không có thương hại cảm giác lạc khổ. Với vị ấy, tham diệt, sân diệt, si diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Niết-bàn có dư y.   Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu là bậc A-la-hán, có lậu hoặc đã được cạn kiệt, đã được hoàn mãn, có việc cần làm đã làm, có gánh nặng đã được đặt xuống, có mục đích của mình đã được đạt đến, có sự trói buộc ở hữu đã được đoạn tận, đã hiểu biết đúng đắn và đã được giải thoát. Đối với vị ấy, năm giác quan vẫn tồn tại, thông qua trạng thái không bị hủy hoại của chúng vị ấy tiếp nhận đối tượng thích ý hoặc không thích ý, và cảm thọ hạnh phúc hay khổ đau. Cái có cho vị ấy là sự diệt trừ tham, sự diệt trừ sân, sự diệt trừ si. Này các tỳ khưu, cái này gọi là bản thể Niết bàn còn dư sót. 3. Và này các tỳ khưu, cái nào là bản thể Niết bàn không còn dư sót?
‘‘Katamā ca, bhikkhave, anupādisesā nibbānadhātu? Idha, bhikkhave, bhikkhu arahaṃ hoti khīṇāsavo vusitavā katakaraṇīyo ohitabhāro anuppattasadattho parikkhīṇabhavasaṃyojano sammadaññā vimutto. Tassa idheva, bhikkhave, sabbavedayitāni anabhinanditāni sīti bhavissanti [sītībhavissanti (?)]. Ayaṃ vuccati, bhikkhave, anupādisesā nibbānadhātu. Imā kho, bhikkhave, dve nibbānadhātuyo’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – Này các Tỷ-kheo, thế nào là Niết-bàn giới không có dư y? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã diệt, đã giải thoát nhờ chánh trí. Ở đây, đối vị ấy, mọi cảm thọ đều không có hoan hỷ ưa thích, sẽ được lắng dịu. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Niết-bàn không có dư y. Này các Tỷ-kheo có hai Niết-bàn giới này. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này, ở đây điều này được nói đến.  Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu là bậc A-la-hán, có lậu hoặc đã được cạn kiệt, đã được hoàn mãn, có việc cần làm đã làm, có gánh nặng đã được đặt xuống, có mục đích của mình đã được đạt đến, có sự trói buộc ở hữu đã được đoạn tận, đã hiểu biết đúng đắn và đã được giải thoát. Này các tỳ khưu, đối với vị ấy, ngay ở nơi đây tất cả những gì được cảm thọ là không được thích thú, sẽ trở thành mát lạnh. Này các tỳ khưu, cái này gọi là bản thể Niết bàn không còn dư sót. Này các tỳ khưu, đây là hai bản thể của Niết Bàn.” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
‘‘Duve imā cakkhumatā pakāsitā, nibbānadhātū anissitena tādinā; Ekā hi dhātu idha diṭṭhadhammikā, saupādisesā bhavanettisaṅkhayā; Anupādisesā pana samparāyikā, yamhi nirujjhanti bhavāni sabbaso. Hai Niết-bàn giới này, Được vị có pháp nhãn, Trình bày và thuyết giảng, Không y tựa như vậy, Một loại Niết-bàn giới, Ở đây, thuộc hiện tại Còn có các dư y, Nuôi dưỡng hữu bị diệt. Không dư y Niết bàn, Lại thuộc về tương lai, Với vị đạt giới này, Mọi hữu diệt hoàn toàn. 2. “Hai bản thể Niết bàn này đã được giảng giải bởi đấng Hữu Nhãn, bậc không bị lệ thuộc, bậc tự tại: Một bản thể, tại đây, ở thời hiện tại, còn dư sót, có sự diệt tận lối dẫn đến các hữu, hơn nữa là (bản thể Niết bàn) không còn dư sót ở thời vị lai, lúc các hữu được diệt tận toàn bộ.
‘‘Ye etadaññāya padaṃ asaṅkhataṃ, vimuttacittā bhavanettisaṅkhayā; Te dhammasārādhigamā khaye ratā, pahaṃsu te sabbabhavāni tādino’’ti.  Những ai với chánh trí, Biết con đường vô vi, Tâm tư được giải thoát, Nuôi dưỡng hữu bị diệt, Những ai chứng đạt được Gốc lõi của các pháp, Hoan hỷ trong diệt tận, Những vị ấy như vậy, Đã từ bỏ hoàn toàn, Tất cả mọi sanh hữu. 3. Các vị nào biết được vị thế không còn tạo tác này, có tâm đã được giải thoát, có sự diệt tận lối dẫn đến hữu, có sự chứng đắc về cốt lõi của Giáo Pháp, các vị ấy thích thú ở sự diệt trừ, các vị như thế ấy đã dứt bỏ tất cả các hữu.”
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Sattamaṃ. Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
8. Paṭisallānasuttaṃ (XLV) (Duk. II, 8) (It 39) 2. 2. 8. KINH THIỀN TỊNH
45. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: [45]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
‘‘Paṭisallānārāmā [paṭisallānārāmā (ka.)], bhikkhave, viharatha paṭisallānaratā, ajjhattaṃ cetosamathamanuyuttā, anirākatajjhānā, vipassanāya samannāgatā, brūhetā suññāgārānaṃ. Paṭisallānārāmānaṃ, bhikkhave, viharataṃ paṭisallānaratānaṃ ajjhattaṃ cetosamathamanuyuttānaṃ anirākatamajjhānānaṃ vipassanāya samannāgatānaṃ brūhetānaṃ suññāgārānaṃ dvinnaṃ phalānaṃ aññataraṃ phalaṃ pāṭikaṅkhaṃ – diṭṭheva dhamme aññā, sati vā upādisese anāgāmitā’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – Này các Tỷ-kheo, hãy sống ưa muốn ẩn dật thiền định, thích thú ẩn dật thiền định, chuyên chú nội tâm tịnh chỉ, không gián đoạn thiền tịnh, thành tựu quán tri, hành trì hạnh đi đến các ngôi nhà trống. Này các Tỷ-kheo sống ưa muốn ẩn dật thiền định, thích thú ẩn dật thiền tịnh, chuyên chú vào nội tâm tịnh chỉ, không gián đoạn thiền tịnh, thành tựu quán trí, hành tri hạnh đi đến các ngôi nhà trống, thời được chờ đợi là một trong hai quả này: ngay trong hiện tại được chánh trí, hay nếu có dư y, được quả Bất Lai. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.  1. “Này các tỳ khưu, các ngươi hãy sống có sự ưa thích thiền tịnh, thích thú thiền tịnh, gắn bó với sự vắng lặng của tâm ở nội phần, không bỏ bê việc tham thiền, hội đủ pháp minh sát, là những người thường lai vãng các khu vực trống vắng. Này các tỳ khưu, đối với các vị sống có sự ưa thích thiền tịnh, thích thú thiền tịnh, gắn bó với sự vắng lặng của tâm ở nội phần, không bỏ bê việc tham thiền, hội đủ pháp minh sát, là những người thường lai vãng các khu vực trống vắng, một quả báu nào đó trong hai quả báu là điều chờ đợi: trí giải thoát ở đời hiện tại, hoặc nếu còn dư sót thì phẩm vị Bất Lai.” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
‘‘Ye santacittā nipakā, satimanto ca [satimantova (sī. ka.)] jhāyino; Sammā dhammaṃ vipassanti, kāmesu anapekkhino. Những ai tâm an tịnh, Thông minh và thận trọng, Chánh niệm tu thiền định, Quán nhìn pháp chơn chánh, 2. “Những vị nào có tâm an tịnh, chín chắn, có niệm, và có thiền, thấy rõ pháp một cách đúng đắn, không có sự mong mỏi về các dục.
‘‘Appamādaratā santā, pamāde bhayadassino; Không chờ đợi ham muốn, Đối với các loại dục, Ưa muốn không phóng dật, Sống an tịnh có mặt, 3. Trong khi thích thú ở việc không xao lãng, có sự nhìn thấy nỗi sợ hãi ở việc xao lãng, 
Abhabbā parihānāya, nibbānasseva santike’’ti. Thấy được sự sợ hãi, Trong nếp sống phóng dật, Họ không bị thối đọa, Họ đến gần Niết bàn. không thể đi đến sự thấp kém, các vị ở gần Niết Bàn.”
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Aṭṭhamaṃ. Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
9. Sikkhānisaṃsasuttaṃ (XLVI) (Duk. II, 9) (It. 40). 2. 2. 9. KINH LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC TẬP
46. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: [46]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
‘‘Sikkhānisaṃsā, bhikkhave, viharatha paññuttarā vimuttisārā satādhipateyyā. Sikkhānisaṃsānaṃ, bhikkhave, viharataṃ paññuttarānaṃ vimuttisārānaṃ satādhipateyyānaṃ dvinnaṃ phalānaṃ aññataraṃ phalaṃ pāṭikaṅkhaṃ – diṭṭheva dhamme aññā, sati vā upādisese anāgāmitā’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – Này các Tỷ-kheo, hãy an trú cho lợi ích của học tập, cho trí tuệ tối thượng, cho lõi cây giải thoát, cho niệm được tăng thượng. Này các Tỷ-kheo, an trú cho lợi ích của học tập, cho trí tuệ tối thượng, cho lõi cây giải thoát, cho niệm được tăng thượng, thời được chờ đợi là một trong hai quả này: được chánh tri ngay trong hiện tại, hay nếu có dư y, chứng được Bất-lai. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.  1. “Này các tỳ khưu, các ngươi hãy sống, có việc học tập là sự lợi ích, có tuệ là tối thượng, có giải thoát là cốt lõi, có niệm là chủ đạo. Này các tỳ khưu, đối với các vị sống có việc học tập là sự lợi ích, có tuệ là tối thượng, có giải thoát là cốt lõi, có niệm là chủ đạo, một quả báu nào đó trong hai quả báu là điều chờ đợi: trí giải thoát ở đời hiện tại, hoặc nếu còn dư sót thì phẩm vị Bất Lai.” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
‘‘Paripuṇṇasikkhaṃ [paripuṇṇasekhaṃ (sī.), paripuṇṇasekkhaṃ (syā.)] apahānadhammaṃ, paññuttaraṃ jātikhayantadassiṃ; Bậc hữu học viên mãn, Không còn bị thối đọa, Đạt tối thượng trí tuệ, Thấy sanh được diệt tận. 2. “Vị có việc học tập đã được đầy đủ, có pháp không bị hư hoại, có tuệ là tối thượng, có nhìn thấy sự diệt trừ và chấm dứt của sự sanh, 
Taṃ ve muniṃ antimadehadhāriṃ, mārañjahaṃ brūmi jarāya pāraguṃ. Ta nói chắc chắn rằng, ẩn sĩ Mâu-ni ấy, Mang sắc thân cuối cùng. Đã từ bỏ kiêu mạn, vị ấy quả thật là bậc hiền trí, mang thân mạng cuối cùng, từ bỏ ngã mạn, Ta nói đã đi đến bờ kia của sự già.
‘‘Tasmā sadā jhānaratā samāhitā, ātāpino jātikhayantadassino; Đã vượt qua bờ kia, Thoát khỏi sự già yếu. Do vậy hãy luôn luôn, Vui trong thiền, thiền định, 3. Do đó, luôn luôn thích thú việc tham thiền, định tĩnh, có nhiệt tâm, có nhìn thấy sự diệt trừ và chấm dứt của sự sanh, 
Māraṃ sasenaṃ abhibhuyya bhikkhavo, bhavatha jātimaraṇassa pāragā’’ti. Nhiệt tâm và nỗ lực, Thấy sanh được diệt tận, Hỡi này các Tỷ-kheo, Hãy nhiếp phục ma quân, Tu tập vượt qua được, Thoát khỏi sự già chết.   sau khi khuất phục Ma Vương cùng với đạo quân binh, này các tỳ khưu, các ngươi hãy trở thành những vị đã đi đến bờ kia của sanh tử.”
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Navamaṃ. Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
10. Jāgariyasuttaṃ (LVIII) (Duk. II, 10) (It. 41) 2. 2. 10. KINH TỈNH THỨC
47. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: [47]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
‘‘Jāgaro cassa, bhikkhave, bhikkhu vihareyya sato sampajāno samāhito pamudito vippasanno ca tattha kālavipassī ca kusalesu dhammesu. Jāgarassa, bhikkhave, bhikkhuno viharato satassa sampajānassa samāhitassa pamuditassa vippasannassa tattha kālavipassino kusalesu dhammesu dvinnaṃ phalānaṃ aññataraṃ phalaṃ pāṭikaṅkhaṃ – diṭṭheva dhamme aññā, sati vā upādisese anāgāmitā’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải sống cảnh giác, chánh niệm, tỉnh giác, thiền định, hoan hỷ, tín thành, và ở đây quán tri đúng thời trong các pháp thiện. Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo sống cảnh giác, chánh niệm, tỉnh giác, thiền định, hoan hỷ, tín thành, quán tri đúng thời trong các pháp thiện, thời được chờ đợi là một trong hai quả này: Được chánh tri ngay trong hiện tại, hay nếu có dư y, chứng được Bất lai. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.  1. “Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu nên tỉnh thức, nên sống có niệm, có sự nhận biết rõ, định tĩnh, hoan hỷ, thành tín, và tại nơi ấy nhìn thấy rõ thời điểm thích hợp cho các thiện pháp. Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu tỉnh thức nên sống có niệm, có sự nhận biết rõ, định tĩnh, hoan hỷ, thành tín, và tại nơi ấy nhìn thấy rõ thời điểm thích hợp cho các thiện pháp, một quả báu nào đó trong hai quả báu là điều chờ đợi: trí giải thoát ở đời hiện tại, hoặc nếu còn dư sót thì phẩm vị Bất Lai.” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
‘‘Jāgarantā suṇāthetaṃ, ye suttā te pabujjhatha; Hỡi các bậc cảnh giác, Hãy lắng nghe điều này, Những ai còn nằm ngủ, Hãy thức dậy tỉnh thức, 2. “Hỡi những người tỉnh thức, hãy lắng nghe điều này. Các vị nào đang ngủ, xin các vị hãy thức dậy. 
Suttā jāgaritaṃ seyyo, natthi jāgarato bhayaṃ. Thức tỉnh là tốt hơn, Hơn kẻ đang nằm ngủ, Đối với người thức tỉnh, Không có sự sợ hãi, Tỉnh thức là tốt hơn ngủ. Không có nỗi sợ hãi cho người tỉnh thức.
‘‘Yo jāgaro ca satimā sampajāno, samāhito mudito vippasanno ca; Người thức tỉnh, thức giấc, Chánh niệm và tỉnh giấc, Thiền định, tâm hoan hỷ, Nhiệt tình đầy tín thành, 3. Người nào tỉnh thức, và có niệm, có sự nhận biết rõ, định tĩnh, hoan hỷ, thành tín, 
Kālena so sammā dhammaṃ parivīmaṃsamāno, ekodibhūto vihane tamaṃ so. Chơn chánh biết thời giờ, Thắng quán đến Chánh pháp, Đạt được sự nhất tâm, Quét sạch mọi tăm tối. đang cân nhắc suy xét pháp một cách đúng đắn vào thời điểm thích hợp, có trạng thái tập trung, người ấy có thể tiêu diệt bóng tối.
‘‘Tasmā have jāgariyaṃ bhajetha, ātāpī bhikkhu nipako jhānalābhī; Saṃyojanaṃ jātijarāya chetvā, idheva sambodhimanuttaraṃ phuse’’ti. Do vậy hãy tu tập, Thức tỉnh và nhiệt tình, Vị Tỷ-kheo thông minh, Thận trọng, chứng cảnh thiền, Chặt đứt các kiết sử, Trói buộc sanh với già, Chính tại ở đời này, Chứng chánh giác Vô thượng. 4. Do đó, đương nhiên nên duy trì sự tỉnh thức. Vị tỳ khưu có nhiệt tâm, chín chắn, đạt được thiền, sau khi cắt đứt sự trói buộc với sanh và lão, có thể chạm đến phẩm vị giác ngộ tối thượng ngay tại nơi đây.”
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Dasamaṃ. Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
11.  Āpāyikasuttaṃ  (XLVIII) (Duk. II, 11) (It. 42) 2. 2. 11. KINH KẺ SANH ĐỌA XỨ
48. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: [48]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
‘‘Dveme, bhikkhave, āpāyikā nerayikā idamappahāya. Katame dve? Yo ca abrahmacārī brahmacāripaṭiñño, yo ca paripuṇṇaṃ parisuddhaṃ brahmacariyaṃ carantaṃ amūlakena abrahmacariyena anuddhaṃseti. Ime kho, bhikkhave, dve āpāyikā nerayikā idamappahāyā’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người bị đọa lạc, bị đọa vào địa ngục nếu họ không đoạn tận lỗi lầm của họ. Thế nào là hai? Ai sống phi Phạm hạnh, lại tự cho sống Phạm hạnh. Ai đối với người sống Phạm hạnh viên mãn, thanh tịnh, lại buộc tội chỉ trích là phi Phạm hạnh không có căn cứ. Này các Tỷ-kheo, hai hạng người này bị đọa lạc, bị đọa vào địa ngục, nếu họ không đoạn tận lỗi lầm của họ. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.  1. “Này các tỳ khưu, hai hạng người này là những kẻ sanh đọa xứ, những kẻ đi địa ngục, sau khi không dứt bỏ điều này. Hai hạng nào? Kẻ không có Phạm hạnh tự nhận là có Phạm hạnh, và kẻ nào bôi nhọ vị đang thực hành Phạm hạnh trọn vẹn thanh tịnh bằng điều phi Phạm hạnh không có nguyên cớ. Này các tỳ khưu, hai hạng người này là những kẻ sanh đọa xứ, những kẻ đi địa ngục, sau khi không dứt bỏ điều này.”  Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
‘‘Abhūtavādī nirayaṃ upeti, yo vāpi katvā na karomi cāha; Ubhopi te pecca samā bhavanti, nihīnakammā manujā parattha. Ai nói lời không chơn, Rơi vào cõi địa ngục, Ai sau khi đã làm, Lại nói tôi không làm, Cả hai sau khi chết, Đều đồng đẳng như nhau, Họ đều là những người, Làm các nghiệp hạ liệt, Thuộc về cảnh đời sau, 2. “Kẻ có lời nói không thật đi đến địa ngục, hoặc thậm chí người nào, sau khi làm, đã nói là: ‘Tôi không làm;’ cả hai hạng người có nghiệp hạ liệt ấy, sau khi chết, là giống như nhau ở cảnh giới khác.
‘‘Kāsāvakaṇṭhā bahavo, pāpadhammā asaññatā; Lại có rất nhiều người, Tuy mang áo cà-sa, Họ không có chế ngự, 3. Có nhiều kẻ, cổ quấn y casa, (hành) theo pháp ác, không tự chế ngự, 
Pāpā pāpehi kammehi, nirayaṃ te upapajjare. Đối với các pháp ác, Do họ làm nghiệp ác, Họ phải sanh địa ngục, những kẻ xấu xa ấy, do các nghiệp ác, bị sanh vào địa ngục.
‘‘Seyyo ayoguḷo bhutto, tatto aggisikhūpamo; Tốt hơn đối với họ, Là nuốt cục sắt tròn Cháy đỏ như đống lửa, 4. Hòn sắt cháy rực tựa như ngọn lửa được ăn vào là tốt hơn so với kẻ có giới tồi, 
Yañce bhuñjeyya dussīlo, raṭṭhapiṇḍamasaññato’’ti. Còn hơn kẻ ác giới, Không biết có chế ngự, Nếu có ăn dùng gì, Các món ăn quốc độ.   không tự chế ngự, ăn đồ ăn khất thực của xứ sở.”[1]
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Ekādasamaṃ. Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
12. Diṭṭhigatasuttaṃ (XLIX) (Duk. II, 12) (It. 43) 2. 2. 12. KINH TÀ KIẾN
49. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: [49]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
‘‘Dvīhi, bhikkhave, diṭṭhigatehi pariyuṭṭhitā devamanussā olīyanti eke, atidhāvanti eke; cakkhumanto ca passanti. Này các Tỷ-kheo, chư Thiên và loài Người bị xâm chiếm bởi hai tà kiến, một số người chấp chặt, một số người đi quá trớn, một số người có mắt thấy được.  1. “Này các tỳ khưu, chư Thiên và nhân loại bị xâm nhập bởi hai tà kiến, một số chấp chặt, một số chạy quá mức, và những vị có mắt nhìn thấy.
‘‘Kathañca, bhikkhave, olīyanti eke? Bhavārāmā, bhikkhave, devamanussā bhavaratā bhavasammuditā tesaṃ bhavanirodhāya dhamme desiyamāne cittaṃ na pakkhandati na pasīdati na santiṭṭhati nādhimuccati. Evaṃ kho, bhikkhave, olīyanti eke. Này các Tỷ-kheo, thế nào là một số người chấp chặt? Này các Tỷ-kheo, có chư Thiên và loài Người ưa muốn sanh hữu, khi các pháp đoạn diệt sanh hữu được giảng cho họ, tâm họ không có phấn khởi, không có tín thành, không có an trú, không có bị lôi cuốn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đó là một số người chấp chặt.  2. Và này các tỳ khưu, một số chấp chặt nghĩa là thế nào? Này các tỳ khưu, có sự ưa thích ở hữu, chư Thiên và nhân loại thích thú ở hữu, vui thích ở hữu. Đối với các vị ấy, trong khi Giáo Pháp về sự diệt tận của hữu đang được thuyết giảng, tâm của họ không hướng đến, không tin tưởng, không trú vào, không thiên về. Này các tỳ khưu, một số chấp chặt nghĩa là như thế.
‘‘Kathañca, bhikkhave, atidhāvanti eke? Bhaveneva kho paneke aṭṭīyamānā harāyamānā jigucchamānā vibhavaṃ abhinandanti – yato kira, bho, ayaṃ attā [satto (sī. ka.)] kāyassa bhedā paraṃ maraṇā ucchijjati vinassati na hoti paraṃ maraṇā; etaṃ santaṃ etaṃ paṇītaṃ etaṃ yāthāvanti. Evaṃ kho, bhikkhave, atidhāvanti eke. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là một số người đi quá trớn? Nhưng có một số người lo âu, xấu hổ, nhàm chán với sanh hữu, hoan hỷ, phi sanh hữu. Họ nói: “Vì rằng khi thân hoại mạng chung, tự ngã này bị chặt đứt, bị hoại diệt, không có tồn tại sau khi chết. Quan điểm này là thiết thực, là thù thắng, là chân thật “. Như vậy này các Tỷ-kheo, đó là một số người đi quá trớn.  3. Và này các tỳ khưu, một số chạy quá mức nghĩa là thế nào? Trái lại, trong khi bị khổ sở, trong khi bị hổ thẹn, trong khi chán ghét bởi vì hữu, một số thỏa thích phi hữu (nói rằng): ‘Này ông, khi tự ngã này, do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, bị tiêu diệt, bị hoại diệt, không hiện hữu sau khi chết đi. Điều này là an tịnh, điều này là hảo hạng, điều này là đúng như vậy.’ Này các tỳ khưu, một số chạy quá mức nghĩa là như thế.
‘‘Kathañca, bhikkhave, cakkhumanto passanti? Idha bhikkhu bhūtaṃ bhūtato passati; bhūtaṃ bhūtato disvā bhūtassa nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hoti. Evaṃ kho, bhikkhave, cakkhumanto passantī’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – Và này các Tỳ Kheo, thế nào là một số có mắt được thấy? Ở đây, Tỷ-kheo thấy sự sanh hữu là sanh hữu, sau khi thấy sự sanh hữu, vị ấy hướng đến nhàm chán, ly tham, đoạn diệt. Như vậy này các Tỷ-kheo, đó là những người có mắt được thấy. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.  4. Và này các tỳ khưu, những vị có mắt nhìn thấy nghĩa là thế nào? Ở đây, vị tỳ khưu nhìn thấy hiện hữu là hiện hữu, sau khi nhìn thấy hiện hữu là hiện hữu vị ấy thực hành đưa đến nhàm chán, đưa đến xa lìa luyến ái, đưa đến tịch diệt đối với hiện hữu. Này các tỳ khưu, những vị có mắt nhìn thấy nghĩa là như thế.” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
‘‘Ye [yo (syā. ka.)] bhūtaṃ bhūtato disvā, bhūtassa ca atikkamaṃ; Yathābhūte vimuccanti, bhavataṇhā parikkhayā. Những ai đã thấy được Sanh hữu là sanh hữu, Thấy được sự vượt qua Của sự sanh hữu ấy. Những vị ấy giải thoát,  Đối như thật hiện hữu, Vì nhờ đoạn diệt được Tham ái đối sanh hữu. 5. “Những người nào sau khi thấy được hiện hữu là hiện hữu, và có sự vượt qua hiện hữu, họ được giải thoát ở hiện hữu như thế nhờ vào sự diệt tận tham ái ở hữu.
‘‘Sa ve [sace (ka. sī. syā. pī.)] bhūtapariñño, so vītataṇho bhavābhave; Bhūtassa vibhavā bhikkhu, nāgacchati punabbhava’’nti. Nếu vị ấy liễu tri, Sanh hữu là sanh hữu, Vị ấy ly tham ái Đối hữu và phi hữu, Tỷ-kheo quyết phi hữu, Đối với chính sanh hữu, Sẽ không còn đi đến Sanh đi rồi sanh lại. 6. Với sự hiểu biết toàn diện về hiện hữu, vị ấy quả thật đã xa lìa tham ái ở hữu và phi hữu. Do sự không hình thành của hiện hữu, vị tỳ khưu không đi đến sự hiện hữu lại nữa.”
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Dvādasamaṃ. Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
Dutiyo vaggo niṭṭhito.   TÓM LƯỢC PHẦN NÀY
Tassuddānaṃ –   Hai bài Kinh về giác quan, hai làm cho nóng này, hai bài Kinh khác về giới, không ghê sợ tội lỗi, và hai về dối gạt, với đáng bị chấn động; chúng là mười.
Dve indriyā dve tapanīyā, sīlena apare duve;   Suy tầm, sự thuyết giảng, minh, tuệ, với pháp (trắng) là thứ năm, không sanh, bản thể, thiền tịnh, học tập, và với tỉnh thức, đọa xứ, và với tà kiến nữa, hai mươi hai bài Kinh đã được giảng giải.
Anottāpī kuhanā dve ca, saṃvejanīyena te dasa.    
Vitakkā desanā vijjā, paññā dhammena pañcamaṃ;    
Ajātaṃ dhātusallānaṃ, sikkhā jāgariyena ca;    
Apāyadiṭṭhiyā ceva [yeva (sī. syā.)], bāvīsati pakāsitāti.    
Dukanipāto niṭṭhito.   NHÓM HAI PHÁP.