3. Tatiyavaggo

Phẩm III

Phẩm thứ ba

Tipitaka.org Việt dịch: HT. Thích Minh Châu Việt dịch: TK. Indacanda
1. Pasannacittasuttaṃ (XXI) (Ek III, 1) (It. 13) 1. 3. 1. KINH TÂM TỊNH TÍN
21. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-há nói đến, và tôi đã được nghe: [21]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
‘‘Idhāhaṃ, bhikkhave, ekaccaṃ puggalaṃ pasannacittaṃ evaṃ cetasā ceto paricca pajānāmi – ‘imamhi cāyaṃ samaye puggalo kālaṃ kareyya yathābhataṃ nikkhitto evaṃ sagge’. Taṃ kissa hetu? Cittaṃ hissa, bhikkhave, pasannaṃ. Cetopasādahetu kho pana, bhikkhave, evamidhekacce sattā kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjantī’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati –  Ở đây, này các Tỷ-kheo, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của một người thiện ý như vậy, và nếu trong thời gian này, người này mạng chung, như vậy tương xứng, người này được sanh lên thiên giới. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì tâm người ấy thiện ý. Này các Tỷ-kheo, vì nhân tâm thiện ý, như vậy ở đây, một số loài hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến. 1. “Này các tỳ khưu, ở đây sau khi biết được tâm bằng tâm ta nhận biết về một người nào đó có tâm tịnh tín rằng: Vào lúc này, người này có thể từ trần, được sanh vào ở cõi Trời như vậy, giống như là bị đưa đẩy. Điều ấy có nguyên nhân là gì? Này các tỳ khưu, bởi vì tâm của người này tịnh tín. Này các tỳ khưu, hơn nữa do nhân tịnh tín ở tâm, ở đây một số chúng sinh do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, được sanh vào chốn an vui, cõi Trời.” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
‘‘Pasannacittaṃ ñatvāna, ekaccaṃ idha puggalaṃ; Biết được tâm thiện ý, Của hạng người ở đời, 2. “Sau khi biết được người nào đó ở đây có tâm tịnh tín, đức Phật đã giải thích ý nghĩa này trong sự hiện diện của các vị tỳ khưu.
Etamatthañca byākāsi, buddho bhikkhūna santike. Đức Phật giữa Tỷ-kheo, Đã nói ý nghĩa này,  
‘‘Imamhi cāyaṃ samaye, kālaṃ kayirātha puggalo; Chính trong thời gian này, Người ấy bị mạng chung, 3. Và vào lúc này người này có thể từ trần, có thể sanh vào chốn an vui bởi vì tâm của người này tịnh tín.
Sugatiṃ upapajjeyya, cittaṃ hissa pasāditaṃ. Người ấy sẽ được sanh, Lên thiên giới thiện thú,  
‘‘Yathā haritvā nikkhipeyya, evameva tathāvidho; Vì tâm có thiện ý, Tuỳ theo lấy những gì,  
Cetopasādahetu hi, sattā gacchanti suggati’’nti. Tương xứng được lãnh thọ, Như vậy được tương xứng. Do nhân tâm thiện ý, Chúng sanh đi thiện thú. 4. Giống như là được đưa đi, người này có thể đáp xuống tương tự y như vậy, theo cách thức như thế. Bởi vì d0 nhân tịnh tín ở tâm, các chúng sinh đi đến chốn an vui.”
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Paṭhamaṃ. Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe. Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
2.  Mettasuttaṃ  (XXII) (Ek III, 2) (It. 14) 1. 3. 2. CHỚ SỢ HÃI PHƯỚC THIỆN
22. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: [22]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
‘‘Mā, bhikkhave, puññānaṃ bhāyittha. Sukhassetaṃ, bhikkhave, adhivacanaṃ iṭṭhassa kantassa piyassa manāpassa yadidaṃ puññāni [puññānanti, (a. ni. 7.62)]. Abhijānāmi kho panāhaṃ, bhikkhave, dīgharattaṃ katānaṃ puññānaṃ iṭṭhaṃ kantaṃ piyaṃ manāpaṃ vipākaṃ paccanubhūtaṃ. Satta vassāni mettacittaṃ bhāvetvā satta saṃvaṭṭavivaṭṭakappe nayimaṃ lokaṃ punarāgamāsiṃ. Saṃvaṭṭamāne sudaṃ, bhikkhave, kappe ābhassarūpago homi; vivaṭṭamāne kappe suññaṃ brahmavimānaṃ upapajjāmi.  Này các Tỷ-kheo, chớ có sợ hãi các công đức. Này các Tỷ-kheo, công đức là đồng nghĩa với an lạc, cái gì khả lạc, khả hỷ, khả ái, khả ý, tức là công đức. Này các Tỷ-kheo, Ta thắng tri thọ hưởng quả dị thục, khả lạc, khả hỷ, khả ái, khả ý trong một thời gian dài của các công đức đã làm trong một thời gian dài. Sau khi tu tập từ tâm trong bảy năm, Ta đã không trở lui lại đời này trong bảy tăng kiếp và hoại kiếp. Trong thời kỳ kiếp tăng, Ta là chư Thiên Quang Âm; Trong thời kỳ kiếp giảm, Ta sanh trong lâu đài trống không ở Phạm Thiên.  1. “Này các tỳ khưu, chớ sợ hãi đối với các phước thiện. Này các tỳ khưu, điều này là từ biểu trưng của sự an lạc, của điều được thích, được muốn, đáng mến, đáng yêu, tức là các phước thiện. Này các tỳ khưu, hơn nữa Ta biết rõ về quả thành tựu được thích, được muốn, đáng mến, đáng yêu, đã được kinh nghiệm, của các việc phước thiện đã làm trong một thời gian dài. Sau khi tu tập tâm từ trong bảy năm, Ta đã không trở lại thế gian này trong bảy thành và hoại kiếp. Này các tỳ khưu, vào giai đoạn thành kiếp Ta đi đến cõi Quang Âm Thiên, vào giai đoạn hoại kiếp Ta sanh lên Phạm Thiên Cung trống vắng. 
‘‘Tatra sudaṃ, bhikkhave, brahmā homi mahābrahmā abhibhū anabhibhūto aññadatthudaso vasavattī. Chattiṃsakkhattuṃ kho panāhaṃ, bhikkhave, sakko ahosiṃ devānamindo; anekasatakkhattuṃ rājā ahosiṃ cakkavattī dhammiko dhammarājā cāturanto vijitāvī janapadatthāvariyappatto sattaratanasamannāgato. Ko pana vādo padesarajjassa! Tại đấy Ta là Phạm Thiên, Đại Phạm Thiên bậc chinh phục, bậc không bị ai chinh phục, bậc nhìn thấy tất cả, bậc có quyền lực. Này các Tỷ-kheo, ba mươi sáu lần Ta đã là Thiên chủ Đế Thích. Nhiều trăm lần, Ta đã làm vua, vị vua Chuyển Luân, trị vì đúng pháp, bậc Pháp vương, bậc chiến thắng bốn phương, bậc đã đạt được sự an ổn trong quốc độ, bậc đầy đủ bảy báu. Còn nói gì khi Ta là vị vua ở địa phương.  Này các tỳ khưu, tại nơi ấy Ta là Phạm Thiên, Đại Phạm Thiên, đấng chiến thắng, bậc không bị chế ngự, bậc nhìn thấy tất cả, bậc vận hành quyền lực. Này các tỳ khưu, hơn nữa ba mươi sáu lần Ta đã là Sakka, Chúa của chư Thiên. Nhiều trăm lần Ta đã là vị vua, Chuyển Luân Vương, bậc công minh, đấng Pháp vương, bậc cai trị bốn phương, bậc chiến thắng bậc đã đạt được sự ổn định của xứ sở, bậc có đầy đủ bảy vật báu. Còn nói gì đến vương quyền của địa phận. 
‘‘Tassa mayhaṃ, bhikkhave, etadahosi – ‘kissa nu kho me idaṃ kammassa phalaṃ, kissa kammassa vipāko, yenāhaṃ etarahi evaṃmahiddhiko evaṃmahānubhāvo’ti? Tassa mayhaṃ, bhikkhave, etadahosi – ‘tiṇṇaṃ kho me idaṃ kammānaṃ phalaṃ, tiṇṇaṃ kammānaṃ vipāko, yenāhaṃ etarahi evaṃmahiddhiko evaṃmahānubhāvoti, seyyathidaṃ [seyyathīdaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)] – dānassa, damassa, saññamassā’’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – Này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: “Quả này là do nghiệp nào Ta đã làm, là quả dị thục của nghiệp nào mà nay, Ta được đại thần lực như vậy, đại uy lực như vậy? “. Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: “Đây là quả ba nghiệp Ta đã làm, là quả dị thục của ba nghiệp, do vậy Ta nay đựơc đại thần lực như vậy, đại uy lực như vậy. Tức là bố thí, nhiếp phục, chế ngự “. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến. Này các tỳ khưu, Ta đây đã khởi ý điều này: ‘Đối với Ta, quả báu này là của nghiệp nào, quả thành tựu này là của nghiệp nào, nhờ vào nó hiện nay Ta có đại thần lực như vầy, có đại oai lực như vầy?’ Này các tỳ khưu, Ta đây đã khởi ý điều này: ‘Đối với Ta, quả báu này là của ba nghiệp, quả thành tựu này là của ba nghiệp, nhờ vào nó hiện nay Ta có đại thần lực như vầy, có đại oai lực như vầy;’ tức là của sự bố thí, của sự thuần hóa, của sự chế ngự.” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
‘‘Puññameva so sikkheyya, āyataggaṃ sukhudrayaṃ; Dānañca samacariyañca, mettacittañca bhāvaye. Hãy để cho vị ấy, Học tập về công đức, Công đức là lạc căn, Tối thượng trong tương lai,  2. “Nên học tập thuần về phước thiện làm sanh lên an lạc tối cao kéo dài, nên tu tập bố thí, sự thực hành bình lặng, và tâm từ ái.
‘‘Ete dhamme bhāvayitvā, tayo sukhasamuddaye [sukhasamudraye (sī. aṭṭha.)]; Abyāpajjhaṃ [abyāpajjaṃ (syā. ka.), abyābajjhaṃ (?)] sukhaṃ lokaṃ, paṇḍito upapajjatī’’ti. Hãy tu tập bố thí, Sống nếp sống an tịnh, Và tu tập từ tâm. Sau khi đã tu tập, Các pháp này như vậy, Tức là cả ba pháp, Khiến an lạc sanh khởi, Bậc Hiền trí được sanh Trong thế giới an lạc, Thế giới không sân hận.   3. Sau khi tu tập ba pháp làm sanh lên an lạc này, bậc sáng suốt sanh lên cõi an lạc, không khổ sầu.”
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Dutiyaṃ. Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe. Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
3. Ubhayatthasuttaṃ (XXIII) (Ek III,3) (It. 16) 1. 3. 3. KINH CẢ HAI LỢI ÍCH
23. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: [23]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
‘‘Ekadhammo, bhikkhave, bhāvito bahulīkato ubho atthe samadhigayha tiṭṭhati – diṭṭhadhammikañceva atthaṃ samparāyikañca. Katamo ekadhammo? Appamādo kusalesu dhammesu. Ayaṃ kho, bhikkhave, ekadhammo bhāvito bahulīkato ubho atthe samadhigayha tiṭṭhati – diṭṭhadhammikañceva atthaṃ samparāyikañcā’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati –  Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đem lại hai lợi ích, an trú ngay hiện tại và lợi ích cho tương lai.  Thế nào là một pháp? Không phóng dật trong các thiện pháp. Này các Tỷ-kheo, đây là một pháp được tu tập, được làm cho sung mãn, đem lại được hai lợi ích, an trú ngay trong hiện tại và lợi ích cho tương lai. Thế Tôn đã nói lên lợi ích này. Ở đây, điều này được nói đến. 1. “Này các tỳ khưu, một pháp được tu tập, được thực hành thường xuyên, đạt được và tồn tại cả hai lợi ích, lợi ích ở đời hiện tại và ở đời vị lai. Một pháp nào? Không xao lãng trong các thiện pháp. Này các tỳ khưu, một pháp này được tu tập, được thực hành thường xuyên, đạt được và tồn tại cả hai lợi ích, lợi ích ở đời hiện tại và ở đời vị lai.”  Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
‘‘Appamādaṃ pasaṃsanti, puññakiriyāsu paṇḍitā; Bậc Hiền trí tán thán, Không phóng dật hành thiện, 2. “Các bậc sáng suốt ca ngợi sự không xao lãng trong các hành động phước thiện. 
Appamatto ubho atthe, adhigaṇhāti paṇḍito. Bậc Hiền không phóng dật, Đem lại hai lợi ích, Không xao lãng, bậc sáng suốt đạt được cả hai lợi ích.
‘‘Diṭṭhe dhamme ca yo attho, yo cattho samparāyiko; Lợi ích ngay đời này, Và lợi ích tương lai 3. Lợi ích ở đời hiện tại và lợi ích ở đời vị lai. 
Atthābhisamayā dhīro, paṇḍitoti pavuccatī’’ti. Bậc trí do thắng trí, Chứng đắc được lợi ích, Nên được gọi bậc trí.  Do lãnh hội được sự lợi ích, người sáng trí được gọi là ‘bậc sáng suốt.’”
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Tatiyaṃ. Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe. Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
4. Aṭṭhipuñjasuttaṃ (XXIV) (Ek III, 4) (It. 17) 1. 3. 4. KINH ĐỐNG XƯƠNG
24. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: [24]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
‘‘Ekapuggalassa, bhikkhave, kappaṃ sandhāvato saṃsarato siyā evaṃ mahā aṭṭhikaṅkalo aṭṭhipuñjo aṭṭhirāsi yathāyaṃ vepullo pabbato◌  sace saṃhārako assa, sambhatañca na vinasseyyā’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati –  Các xương của một người, này các Tỷ-kheo, chạy dài, lưu chuyển có thể lớn như một đồi xương, một chồng xương, một đống xương, như núi Vepulla này, nếu có người thâu người lượm xương lại, gìn giữ chúng không làm chúng hủy hoại. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây điều này được nói đến. 1. “Này các tỳ khưu, phần xương khối xương đống xương của một cá nhân đang rong ruổi, đang luân chuyển trong thời gian một đại kiếp có thể to lớn như vầy, giống như là ngọn núi Vepulla này, nếu có người thâu gom lại và sự gom góp lại không bị tiêu hoại.” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
‘‘Ekassekena kappena, puggalassaṭṭhisañcayo; Chồng chất như xương người, Chỉ sống có một kiếp,  2. “‘Sự tích lũy các xương của một cá nhân trong thời gian một kiếp 
Siyā pabbatasamo rāsi, iti vuttaṃ mahesinā. Chất đống bằng hòn núi, Bậc Đại sĩ nói vậy, có thể là một đống sánh bằng ngọn núi,’ bậc Đại Ẩn Sĩ đã nói thế ấy.
‘‘So kho panāyaṃ akkhāto, vepullo pabbato mahā; Đống xương ấy được nói, Lớn như Vepulla,  3. Hơn nữa, vị ấy đã nói đống này là (bằng) ngọn núi Vepulla to lớn, 
Uttaro gijjhakūṭassa, magadhānaṃ giribbaje. Phía Bắc núi Linh Thứu, Thành núi Magadha, ở phía bắc của núi Gijjhakūṭa, ở gần thành Rājagaha của xứ Magadha.
‘‘Yato ca ariyasaccāni, sammappaññāya passati; Dukkhaṃ dukkhasamuppādaṃ, dukkhassa ca atikkamaṃ; Ariyañcaṭṭhaṅgikaṃ maggaṃ, dukkhūpasamagāminaṃ. Người thấy bốn sự thật, Với chân chánh trí tuệ Khổ và khổ tập khởi Sẽ vượt qua đau khổ 4. Khi nhìn thấy bằng trí tuệ chân chánh các Sự Thật Cao Thượng: khổ, nguồn sanh khởi của khổ, sự vượt qua khổ, và đạo lộ cao thượng tám chi phần đưa đến sự yên lặng của khổ.
‘‘Sa sattakkhattuṃ paramaṃ, sandhāvitvāna puggalo; Dukkhassantakaro hoti, sabbasaṃyojanakkhayā’’ti. Con đường Thánh tám ngành, Dẫn đến khổ tịnh chỉ, Người ấy phải luân chuyển, Tối đa là bảy lần, Là vị đoạn tận khổ, Đoạn diệt mọi kiết sử.   5. Và cá nhân (ấy), sau khi rong ruổi tối đa bảy lần, là người thực hiện việc chấm dứt khổ do sự diệt trừ tất cả các ràng buộc.”
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Catutthaṃ. Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe. Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
5. Musāvādasuttaṃ (XXV) (Ek III, 5) (It. 18) 1. 3. 5. KINH CỐ TÌNH NÓI DỐI
25. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe. [25]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
‘‘Ekadhammaṃ atītassa, bhikkhave, purisapuggalassa nāhaṃ tassa kiñci pāpakammaṃ akaraṇīyanti vadāmi. Katamaṃ ekadhammaṃ? Yadidaṃ [yathayidaṃ (sī. syā. ka.), yathāyidaṃ (pī.)] bhikkhave, sampajānamusāvādo’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati –  Phàm một người nào đã vi phạm một pháp, Ta nói rằng không có ác nghiệp nào vị ấy không làm được. Thế nào là một pháp? Này các Tỷ-kheo, tức là rõ biết mà nói láo. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến. 1. “Này các tỳ khưu, đối với cá nhân con người đã vượt qua một pháp, Ta nói rằng đối với người ấy không có bất cứ việc ác nào là sẽ không làm. Một pháp nào? Này các tỳ khưu, như là việc cố tình nói dối.” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
‘‘Ekadhammaṃ atītassa, musāvādissa jantuno; Người nào đã nói láo, Là vi phạm một pháp, 2. “Đối với người đã vượt qua một pháp, có lời nói dối, 
Vitiṇṇaparalokassa, natthi pāpaṃ akāriya’’nti. Không kể đến đời sau, Không ác gì không làm. đối với người đã buông bỏ đời sau, không có việc ác nào là sẽ không làm.”
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Pañcamaṃ. Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe. Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
6.  Dānasuttaṃ  (XXVI) (Ek III, 6) (It. 18) 1. 3. 6. KINH BỐ THÍ VÀ SAN SẺ
26. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: [26]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
‘‘Evañce, bhikkhave, sattā jāneyyuṃ dānasaṃvibhāgassa vipākaṃ yathāhaṃ jānāmi, na adatvā bhuñjeyyuṃ, na ca nesaṃ maccheramalaṃ cittaṃ pariyādāya tiṭṭheyya. Yopi nesaṃ assa carimo ālopo carimaṃ kabaḷaṃ, tatopi na asaṃvibhajitvā bhuñjeyyuṃ, sace nesaṃ paṭiggāhakā assu. Yasmā ca kho, bhikkhave, sattā na evaṃ jānanti dānasaṃvibhāgassa vipākaṃ yathāhaṃ jānāmi, tasmā adatvā bhuñjanti, maccheramalañca nesaṃ cittaṃ pariyādāya tiṭṭhatī’’ti. Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati  Này các Tỷ-kheo, nếu các chúng sanh có thể biết như Ta đã biết, quả dị thục của sự san sẻ bố thí họ sẽ không thụ hưởng nếu họ không bố thí và uế nhiễm xan tham không có ám ảnh tâm của họ và an trú. Dầu là miếng cuối cùng của họ, dầu là miếng ăn tối hậu, họ sẽ không thọ hưởng nếu họ không san sẻ, khi có người nhận của họ. Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu các chúng sanh không biết như Ta đã biết quả dị thục của san sẻ bố thí họ sẽ thọ hưởng, không có bố thí, và uế nhiễm xan tham ám ảnh tâm của họ và an trú. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đấy, điều này được nói đến. 1. “Này các tỳ khưu, nếu chúng sinh có thể biết về quả thành tựu của sự bố thí và san sẻ giống như Ta biết, họ không thể thụ hưởng khi chưa bố thí, và sự ô nhiễm của bỏn xẻn không thể chiếm cứ tâm của họ và tồn tại. Cho dầu là miếng thức ăn cuối cùng, vắt thức ăn cuối cùng của họ, họ không thể ăn khi chưa san sẻ phần đó nếu có người thọ nhận (phần san sẻ) của họ. Này các tỳ khưu, và bởi vì chúng sinh không biết về quả thành tựu của sự bố thí và san sẻ giống như Ta biết, cho nên họ thụ hưởng khi chưa bố thí, và sự ô nhiễm của bỏn xẻn chiếm cứ tâm của họ và tồn tại.” Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
‘‘Evaṃ ce sattā jāneyyuṃ, yathāvuttaṃ mahesinā; Nếu các hàng chúng sanh, Có thể biết như vậy, Như bậc Đại ẩn sĩ, Đã nói, tuyên bố lên, 2. “Nếu chúng sinh có thể biết như vậy, giống như điều bậc Đại Ẩn Sĩ đã nói: Quả thành tựu của sự san sẻ là có quả báu to lớn.
Vipākaṃ saṃvibhāgassa, yathā hoti mahapphalaṃ. Qua dị thục lớn thay, Của san sẻ bố thí! Nhiếp phục uế xan tham, Với tâm thật thanh tịnh 3. Họ có thể xua đi sự ô nhiễm của bỏn xẻn bằng tâm ý thanh tịnh, có thể bố thí hợp thời đến các bậc Thánh nhân; vật đã bố thí ở các vị ấy có quả báu to lớn.
‘‘Vineyya maccheramalaṃ, vippasannena cetasā; Dajjuṃ kālena ariyesu, yattha dinnaṃ mahapphalaṃ. Đúng thời họ bố thí, Đối với các thánh nhân, Tại đây bố thí vậy, Có quả thật to lớn  
‘‘Annañca datvā [datvāna (syā.)] bahuno, dakkhiṇeyyesu dakkhiṇaṃ; Ito cutā manussattā, saggaṃ gacchanti dāyakā. Cho nhiều các thức ăn, Kính lễ người đáng kính, Từ đãy xả, từ bỏ, Địa vị làm con người, Các người làm bố thí Được đi đến cõi Trời, Họ đi đến cõi trời, Tại đấy chúng hoan hỷ, 4. Và sau khi bố thí thức ăn, là vật cúng dường đến các bậc xứng đáng cúng dường, nhiều thí chủ, từ trần khỏi bản thể nhân loại ở nơi đây, đi đến cõi Trời.
‘‘Te ca saggagatā [saggaṃ gatā (sī. pī. ka.)] tattha, modanti kāmakāmino; Vipākaṃ saṃvibhāgassa, anubhonti amaccharā’’ti. Với mọi điều sở thích, Họ thọ hưởng như ý, Vị không có xan tham, Được thọ hưởng đầy đủ, Quả dị thục của chúng, Nhờ san sẻ bố thí.   5. Và những người ấy đã đi đến cõi Trời. Là những người có ước muốn về dục, họ vui hưởng tại nơi ấy. Những người không bỏn xẻn hưởng thụ quả thành tựu của sự san sẻ.”
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Chaṭṭhaṃ. Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
7. Mettābhāvanāsuttaṃ (XXVII) (Ek III, 7) (It. 19) 1. 3. 7. KINH TỪ TÂM GIẢI THOÁT
27. Vuttañhetaṃ bhagavatā, vuttamarahatāti me sutaṃ – Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: [27]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
‘‘Yāni kānici, bhikkhave, opadhikāni puññakiriyavatthūni sabbāni tāni mettāya cetovimuttiyā kalaṃ nāgghanti soḷasiṃ. Mettāyeva tāni cetovimutti adhiggahetvā bhāsate ca tapate ca virocati ca. Này các Tỷ-kheo, phàm có những phước nghiệp sự nào đưa đến sanh y, tất cả những nghiệp sự ấy không bằng một phần mười sáu từ tâm giải thoát. Chỉ có từ tâm giải thoát vượt qua chúng những nghiệp sự ấy, chói sáng, bừng sáng và rực sáng.  1. “Này các tỳ khưu, bất cứ các nền tảng của hành động phước thiện nào có liên quan đến tái sanh, tất cả chúng không giá trị bằng một phần mười sáu sự giải thoát của tâm thông qua từ ái. Chính sự giải thoát của tâm thông qua từ ái vượt trội chúng, chiếu sáng, rực sáng, và chói sáng. 
‘‘Seyyathāpi, bhikkhave, yā kāci tārakarūpānaṃ pabhā sabbā tā candiyā pabhāya kalaṃ nāgghanti soḷasiṃ, candapabhāyeva tā adhiggahetvā bhāsate ca tapate ca virocati ca; evameva kho, bhikkhave, yāni kānici opadhikāni puññakiriyavatthūni sabbāni tāni mettāya cetovimuttiyā kalaṃ nāgghanti soḷasiṃ, mettāyeva tāni cetovimutti adhiggahetvā bhāsate ca tapate ca virocati ca. Này các Tỷ-kheo, ví như ánh sáng của chùm sao, tất cả ánh sáng ấy không bằng một phần mười sáu ánh sáng của mặt trăng. Ánh sáng của mặt trăng vượt quả ánh sáng của chùm sao chói sáng, bừng sáng, và rực sáng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những nghiệp vụ đưa đến sanh y, tất cả những nghiệp vụ ấy không bằng một phần mười sáu từ tâm giải thoát. Chỉ có từ tâm giải thoát, vượt qua chúng, chói sáng, bừng sáng và rực sáng.  Này các tỳ khưu, cũng giống như bất cứ ánh sáng nào của các vì tinh tú, tất cả chúng không giá trị bằng một phần mười sáu ánh sáng của mặt trăng. Chính ánh sáng của mặt trăng vượt trội chúng, chiếu sáng, rực sáng, và chói sáng. Này các tỳ khưu, tương tự như thế bất cứ các nền tảng của hành động phước thiện nào có liên quan đến tái sanh, tất cả chúng không giá trị bằng một phần mười sáu sự giải thoát của tâm thông qua từ ái. Chính sự giải thoát của tâm thông qua từ ái vượt trội chúng, chiếu sáng, rực sáng, và chói sáng.
‘‘Seyyathāpi, bhikkhave, vassānaṃ pacchime māse saradasamaye viddhe vigatavalāhake deve [nabhe (sī.)] ādicco nabhaṃ abbhussakkamāno [abbhuggamamāno (ka. aṭṭha.)] sabbaṃ ākāsagataṃ [ākāsaṃ (syā.)] tamagataṃ abhivihacca [abhihacca (syā.)] bhāsate ca tapate ca virocati ca; evameva kho, bhikkhave, yāni kānici opadhikāni puññakiriyavatthūni sabbāni tāni mettāya cetovimuttiyā kalaṃ nāgghanti soḷasiṃ, mettāyeva tāni cetovimutti adhiggahetvā bhāsate ca tapate ca virocati ca. Này các Tỷ-kheo, ví như vào tháng cuối mùa mưa, vào mùa thu, trên bầu trời thanh tịnh, các mây được quét sạch, mặt trời mọc lên trên bầu trời, phá tan mọi tối tăm ở hư không, chói sáng, bừng sáng và rực sáng. Cũng vậy này các Tỷ-kheo, phàm có những nghiệp vụ đưa đến sanh y, tất cả những nghiệp vụ ấy không bằng một phần mười sáu từ tâm giải thoát. Chỉ có từ tâm giải thoát, vượt qua chúng, chói sáng, bừng sáng và rực sáng.  2. Này các tỳ khưu, cũng giống như vào tháng cuối cùng của mùa mưa, vào tiết thu, trên bầu trời trong vắt, mây đen đã tan, mặt trời đang vươn lên ở bầu trời, xua tan tất cả tăm tối ở không trung, chiếu sáng, rực sáng, và chói sáng, này các tỳ khưu, tương tự y như thế bất cứ các nền tảng của hành động phước thiện nào có liên quan đến tái sanh, tất cả chúng không giá trị bằng một phần mười sáu sự giải thoát của tâm thông qua từ ái. Chính sự giải thoát của tâm thông qua từ ái vượt trội chúng, chiếu sáng, rực sáng, và chói sáng.
  Ví như này các Tỷ-kheo, vào tháng cuối mùa mưa, vào tiết mùa thu, khi hư không mở rộng không có mây mù, mặt trời vươn thẳng lên trời không, quét sạch mọi tối tăm trên trời, chói sáng, bừng sáng và rực sáng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những nghiệp vụ nào đưa đến sanh y, tất cả những nghiệp vụ ấy không bằng một phần mười sáu từ tâm giải thoát. Chỉ có từ tâm giải thoát vượt qua chúng, chói sáng, bừng sáng và rực sáng.   
‘‘Seyyathāpi, bhikkhave, rattiyā paccūsasamayaṃ osadhitārakā bhāsate ca tapate ca virocati ca; evameva kho, bhikkhave, yāni kānici opadhikāni puññakiriyavatthūni sabbāni tāni mettāya cetovimuttiyā kalaṃ nāgghanti soḷasiṃ, mettāyeva tāni cetovimutti adhiggahetvā bhāsate ca tapate ca virocati cā’’ti.  Ví như này các Tỷ-kheo, khi đêm đã gần tàn, sao mai chói sáng, bừng sáng và rực sáng. Cũng vậy này các Tỷ-kheo, phàm có những nghiệp vụ nào đưa đến sanh y, tất cả những nghiệp vụ ấy không bằng một phần mười sáu từ tâm giải thoát. Chỉ có từ tâm giải thoát vượt qua chúng, chói sáng, bừng sáng và rực sáng. Này các tỳ khưu, cũng giống như vào lúc hừng sáng của đêm, ngôi sao mai chiếu sáng, rực sáng, và chói sáng. Này các tỳ khưu, tương tự y như thế bất cứ các nền tảng của hành động phước thiện nào có liên quan đến tái sanh, tất cả chúng không giá trị bằng một phần mười sáu sự giải thoát của tâm thông qua từ ái. Chính sự giải thoát của tâm thông qua từ ái vượt trội chúng, chiếu sáng, rực sáng, và chói sáng.”
Etamatthaṃ bhagavā avoca. Tatthetaṃ iti vuccati – Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến. Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
‘‘Yo ca mettaṃ bhāvayati, appamāṇaṃ paṭissato; Ai tu tập từ tâm, Không phóng dật chánh niệm,  3. “Và người nào tu tập tâm từ ái vô lượng, có niệm, 
Tanū [tanu (sī.)] saṃyojanā honti, passato upadhikkhayaṃ. Các kiết sử giảm thiểu, Nhờ thấy sanh y diệt. các sự ràng buộc giảm thiểu đối với người nhìn thấy sự diệt trừ mầm tái sanh.
‘‘Ekampi ce pāṇamaduṭṭhacitto, mettāyati kusalo tena hoti; Nếu tâm không độc ác, Đối với một hữu tình, Với từ tâm như vậy, Vị ấy là bậc Thiện, 4. Nếu với tâm không xấu xa khởi tâm từ đến chỉ một sinh mạng, do việc ấy trở nên tốt lành, 
Sabbe ca pāṇe manasānukampaṃ, pahūtamariyo pakaroti puññaṃ. Với tâm tư từ mẫn, Đối tất cả hữu tình, Bậc Thánh tự tác thành, Công đức thật vô lượng. còn bậc Thánh tạo ra phước thiện vô số trong khi có tâm thương tưởng đến tất cả sinh mạng.
‘‘Ye [yo (sī.)] sattasaṇḍaṃ pathaviṃ vijitvā, rājisayo [rājīsayo (sī.)] yajamānānupariyagā; Assamedhaṃ purisamedhaṃ, sammāpāsaṃ vājapeyyaṃ niraggaḷaṃ. Ai chiến thắng quả đất, Đầy dẫy những hữu tình, Bậc vua chúa chơn chánh, Như các vị tiên nhân, Tổ chức khắp mọi nơi, Đủ các loại tế đàn, Lễ tế đàn với ngựa, Lễ tế đàn với người, 5. Các vị vua công minh, sau khi chinh phục trái đất có đông đảo chúng sinh, đã đi khắp nơi cống hiến lễ cúng tế ngựa, lễ cúng tế người, lễ ném cọc nhọn, lễ nếm rượu thánh, lễ hiến tế không hạn chế.
‘‘Mettassa cittassa subhāvitassa, kalampi te nānubhavanti soḷasiṃ; Candappabhā tāragaṇāva sabbe. Quăng cọc, rượu chiến thắng, Lễ chốt cửa dẹp lại, Họ không tác thành được Một phần thứ mười sáu, Với người khéo tu tập, Tâm ý thật từ mẫn, Như ánh sáng mặt trăng, Thắng sáng mọi vì sao, 6. Đối với người đã khéo tu tập về tâm từ ái thì các việc ấy không sánh bằng dầu là một phần mười sáu, tựa như tất cả quần thể các vì sao không sánh bằng một phần mười sáu ánh sáng của mặt trăng.
‘‘Yo na hanti na ghāteti, na jināti na jāpaye; Ai không có giết hại, Không khiến người giết hại, Không có chinh phục người, Không khiến người chinh phục, 7. Người nào không giết hại, không bảo giết hại, không thống trị, không bảo thống trị,
Mettaṃso sabbabhūtesu, veraṃ tassa na kenacī’’ti. Với tâm tư từ mẫn, Đối với mọi chúng sanh, Vị ấy không hận thù, Đối với bất cứ ai. có tâm từ ái đối với tất cả sanh linh, người ấy không có oán thù với bất cứ ai.”
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti. Sattamaṃ.   Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
Tatiyo vaggo niṭṭhito.   Phẩm thứ ba.
Tassuddānaṃ –   TÓM LƯỢC PHẦN NÀY
Cittaṃ mettaṃ [jhāyī (sī. syā.), jhāyi (pī. ka.)] ubho atthe, puñjaṃ vepullapabbataṃ; Sampajānamusāvādo, dānañca mettabhāvanā [mettabhāvañca (sī. syā. pī.), mettavācañca (ka.)].   Tâm (tịnh tín), có sự sợ hãi, về cả hai lợi ích, đống (xương) là ngọn núi Vepulla, cố tình nói dối, bố thí, và sự tu tập về từ ái.
Sattimāni ca [sattimānidha (sī. ka.)] suttāni, purimāni ca vīsati; Ekadhammesu suttantā, sattavīsatisaṅgahāti.   Bảy bài Kinh ở đây và hai mươi bài Kinh ở trước, tổng hợp lại có hai mươi bảy bài Kinh về một pháp.
Ekakanipāto niṭṭhito.